Saturday, December 18, 2010

Lời Cầu Nguyện - Noel 2010

Mấy ngày nữa là Noel rồi đó
Sổ lưu vong lại ghi đậm nét buồn
Ôi! những người bỏ xứ (mất quê hương)
Dạ còn xót khi nhắc về quê cũ?

Tháng Mười Hai gió mưa thường bất chợt
Đêm co ro nằm trăn trở nỗi niềm
Tự dỗ dành thôi hãy cố tìm quên
Đừng thảm thiết trước mùa xuân đang tới

Từng con phố ánh đèn mầu rực rỡ
Bài thánh ca cung chúc Chúa giáng trần
Nhìn người vui tôi lại nhớ phận mình
Đời quán trọ không lối về quê mẹ

Tôi trầm mặc ngước nhìn lên Tượng Chúa
Chúa gục đầu buồn bã biết bao nhiêu;
Mấy mươi năm tôi chỉ khấn một điều:
Cho dân Việt thóat ngục tù cộng sản.

Chúa hiển linh xin nhậm lời cầu nguyện
Ngài sinh ra nào phải để tìm vui
Ngài chịu chết với cay đắng bùi ngùi
Để cứu rỗi cho con người được sống?

Noel này tôi dọn mình chào đón
Chúa Hài Đồng xuống thế đem bình an
Xin Chúa thương dân tộc nước Việt Nam
Đang oằn ọai trầm luân trong biển đỏ


Phú Yên
www.phuyen-mactranlan.blogspot.com


>> Xem Tiếp!

Wednesday, November 17, 2010

Bên đời ta còn ai đó lạc loài?


Bên đời ta còn ai đó lạc loài?
-Phạm Lữ Ân

"Trong mọi người đều có một con quỷ đang say ngủ, người tốt là người sẽ không đánh thức con quỷ trong bản thân anh ta hay trong người khác." (Mary Renault)

Một người bạn lâu ngày đến nhà tôi, thấy để trong phòng đọc sách một bức tượng nhỏ có ba con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, cứ trầm ngâm nhìn mãi. Trước khi ra về, như không kìm lòng được, anh chỉ bức tượng và nói bâng quơ: “Sống vậy cũng hay nhỉ, không cần thấy những điều chướng mắt, không cần nghe những điều chướng tai, chẳng cần ý kiến ý cò chi cho mệt. Mình sống yên phận mình thôi”…

Tôi mỉm cười, với tay lấy bức tượng xuống cho anh xem và giải thích rằng đó là quà tặng của một người bạn Nhật, trong dịp ông ghé nhà tôi và nghỉ lại vài hôm. Tự tay đặt món quà lên kệ sách, ông kể rằng người Nhật có câu châm ngôn “Mi-zaru, kika-zaru, iwa-zaru” nghĩa là “không thấy, không nghe, không nói”. Vì từ “zaru” gần âm với “saru” nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý này. Hình tượng đó được không ít người suy ra rằng hãy cứ sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng theo ông điều mà bức tượng muốn nhắc nhở chính là “đừng nhìn bậy, đừng nói bậy, đừng nghe bậy”… Và hình ảnh đó quen thuộc với rất nhiều nền văn hoá, chứ không chỉ ở Nhật Bản.
Nhưng điều tôi muốn kể không phải là về bức tượng đó, mà là về bạn tôi. Sau khi nghe tôi giải thích, anh đột nhiên ngồi xuống và tâm sự nhiều điều. Anh cần chia sẻ, cần một ý kiến, một lời động viên…Anh cần một người có thể lắng nghe anh bộc lộ sự tức giận và phẫn nộ. Nhưng tại sao mãi đến lúc đó anh mới nói? Thật ngạc nhiên khi tôi biết được, rằng anh đã nghĩ tôi đặt bức tượng ấy trên kệ sách hẳn có lý do. Như thể nó biểu thị cho một cách sống mà tôi muốn hướng tới, gạt bỏ mọi phiền nhiễu và chỉ tìm bình an cho riêng mình. Nếu đúng như vậy, anh đã ôm mối oán hận của mình ra về. Và có thể, với tính nóng nảy của mình, anh sẽ phải “đánh “ai đó” một trận cho hả giận”…
Tôi đã ngồi một mình rất lâu sau khi tiễn bạn ra cửa, và nhận ra một điều, đôi khi chúng ta chỉ cách nhau có một bức tượng nhỏ xíu, hay một câu nói bâng quơ.
Có những lúc ta nhìn cuộc sống đang diễn ra và cảm nhận nỗi sợ hãi lớn dần lên trong mình. Sợ hãi những gì ta không thể lường được, sợ hãi trước cái ác, những thủ đoạn mưu mô… Đôi khi ta thấy nó không chỉ ở xa xôi đâu đó trên mặt báo, mà gần mình đến nỗi có thể gây nên những thiệt hại, mất mát và tổn thương hiển hiện về thể xác hay tinh thần. Những lúc ấy, càng ở một mình chúng ta càng hoang mang. Chỉ khi tìm đến ai đó, trò chuyện, giãi bày, tâm sự, an ủi…chỉ khi ngồi bên nhau, chúng ta mới thấy mình đủ mạnh để tự vệ trước cái xấu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể ngồi bên nhau?
Có một điều tôi rút ra được từ những cuốn truyện trinh thám, đó là nạn nhân thường là những người đơn độc, những người bị ngăn cách với người khác đôi khi bằng một bức tượng nhỏ xíu, hay một câu nói bâng quơ…Và vì thế, họ không thể chia sẻ những bí mật, những sai lầm, những nghi ngờ, sự giận dữ hay nỗi lo âu. Và trong cuộc đời thực cũng vậy, nạn nhân thường là những người đơn độc. Bởi vậy, đừng bao giờ trở thành một người đơn độc, hay để người khác trở thành đơn độc. Chúng ta có nguy cơ trở thành nạn nhân khi rời nhau ra, khi bị xé lẻ. Chúng ta đã đọc truyện bó đũa từ thời thơ bé, nhưng chúng ta cứ quên nó hoài. Là người tốt, không đủ. Là người lương thiện, không đủ. Để tự vệ trước cái ác chúng ta cần sức mạnh của số đông.
Thỉnh thoảng, chúng ta lại bật ngửa khi nhận ra rằng “người tưởng như thế đó mà lại làm ra chuyện thế này ư ?” Chúng ta bất ngờ khi một cô bạn vốn vui vẻ thân thiện ngày xưa bỗng một hôm ra tay xé áo đánh người như trong phim xã hội đen vậy. Chúng ta bất ngờ khi một người vốn hiền lành bỗng dưng có hành động bạo lực. Nhưng có thật người ta biến đổi bất ngờ đến vậy không?
Câu trả lời là không, chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hoá ra độc ác, hay ưa bạo lực, hay trở thành kẻ xấu. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi quan tâm, một sự giúp đỡ… Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ…Sẽ rất tai hại nếu chúng ta quên rằng một lời nói tử tế chân thành có thể xoa dịu và níu giữ con người với cái thiện, cũng như chỉ một lời rẻ rúng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc và đánh thức con quỷ ngủ say…
Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng…
Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại…Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.
Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay bên cạnh đời ta vẫn còn có ai đó lạc loài?

Phạm Lữ Ân

>> Xem Tiếp!

Tuesday, September 28, 2010

NHỮNG KẺ VÔ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG LẨN TRỐN SỰ THẬT

NHỮNG KẺ VÔ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG LẨN TRỐN SỰ THẬT

Phải nhận ra được những khuyết điểm, thiếu sót đối với những việc làm đã qua, con người mới làm được những điều hoàn mỹ hơn cho những việc sắp tới.

Nếu mỗi người mỗi việc mà làm tròn nhiệm vụ, bổn phận của mình, thì xã hội sẽ tiến bộ, ít rối loạn.

Nếu những năm vừa qua, bà Madison biết làm tròn nhiệm vụ, bổn phận của một đại diện dân, thì làm gì có chuyện dân chúng biểu tình mấy tháng trời trước City Hall, làm gì có chuyện bà bị “Recall”, làm gì bà phải “mất mặt” với đồng viện với kết quả bầu sơ bộ ngày 8 tháng 6/2010. Và bây giờ, còn phải lo lắng đi cắm các bảng “Re- elect Madison Nguyễn” lung tung đến độ đụng đâu, cắm đó! Chẳng những vậy, còn phải nhọc lòng với những mánh khóe vặt để mong thắng Minh Dương ở vòng chung kết. Tất cả những việc Madison đang nhận hậu quả, cũng vì cư xử vô trách nhiệm với cử tri và thiếu thành thật với chính mình.

Phải nhận ra Madison được đặt chân vào Hội Đồng Thành Phố San Jose vào năm 2005, là một sự tình cờ của CĐVNSJ và may mắn của Madison. Nhưng tới hôm nay, qua 5 năm Madison làm việc, khó ai phủ nhận hiện tượng Madison là sự sắp đặt của thế lực đen, thế lực đỏ.

Tình cờ là sự đưa đẩy! Không ai biết từ đâu Madison xuất hiện để ra tranh cử. Còn may mắn của Madison là vì lúc ấy các tổ chức, hội đoàn người Việt Quốc Gia, cử tri người Việt tại khu vực 7 thấy có người chịu dấn thân và hứa hẹn đủ điều nghe bùi tai nên hết lòng ủng hộ. Do đó, những lá phiếu của cử tri VN tại khu vực 7 chỉ là những lá phiếu của cảm tính, cảm tình… phi chính trị. Khi Madison Nguyễn ra ứng cử hầu như suy nghĩ của mọi người đều giống nhau là có một người Việt vào làm nghị viên HĐTP là hãnh diện rồi, không cần lôi thôi gì cả. Như vậy, rõ ràng các tổ chức người Việt tại San Jose đã thiếu chuẩn bị một lộ trình Xây Dựng và Phát Triển Cộng Đồng tại địa phương theo chiều hướng của những người quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính. Người xử dụng lá phiếu đã bầu cho Madison không màng đến yếu tố tư cách, đạo đức và quan điểm chính trị của ứng cử viên Madison. Họ không quan tâm đến những bài báo, những báo động cho biết Madison Nguyễn đã về Việt Nam “dạy chính trị’ và đã được chính quyền Việt Cộng tiếp đón nồng hậu từ Nam ra Bắc.

Vì không quan tâm đến quan điểm chính trị của Madison những lá phiếu của người Việt bầu cho Madison vào năm 2005 đã lạc hướng. Sự lạc hướng đã gây tổn thất nặng nề về mặt tình cảm của cử tri khu vực 7 nói riêng và CĐVN tại San Jose nói chung khi Madison từ chối lắng nghe những lời nói, những ý kiến, những nguyện vọng của cử tri về cái tên “Little Sàigòn.”.

Hoa Kỳ đã bang giao với CSVN hơn một chục năm qua. Đó là chuyện của chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ quyền lợi của đất nước là lẽ đương nhiên.

Là tập thể tỵ nạn cộng sản -Người Việt Quốc Gia chúng ta làm bất cứ điều gì để bảo vệ danh dự, lý tưởng, nguyện vọng của mình trong điều kiện luật định cũng là lẽ đương nhiên.

Trước năm 1975, hình ảnh những kẻ vô trách nhiệm trước cuộc xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt, là hình ảnh những kẻ chỉ biết làm ăn kiếm tiền ban ngày và ban đêm thì đú đởn trong các phòng trà, các quán nhậu, các tiệm bia ôm.

Một hình ảnh oái oăm khác tuy không nặng nề đối với ba chữ “vô trách nhiệm”, là bà con mình ở nông thôn có con đi lính đánh Việt Cộng ban ngày, nhưng về đêm thì họ bị Việt Cộng lùa đi làm bia đở đạn, đi phá cầu, đào đường, đấp mô gây rối trị an. Chuyện “kỳ quái” này xảy ra ai cũng biết, nhưng hầu như mọi người đều làm lơ. Làm lơ vì một lý do hết sức giản dị, là người Việt Nam đã đặt tình cảm quá nặng.

Sự kiện không ít người dễ dãi tình cảm đã trở thành ích kỷ, vô trách nhiệm trước quyền lợi quốc gia dân tộc. Sự ích kỷ đó đã góp phần không nhỏ vào việc làm sụp đổ Việt Nam Cộng Hòa. Đã góp phần không ít vào sự tang thương, khốn khổ của dân tộc về mặt xã hội như hiện nay. Và xa hơn nữa, quan trọng hơn nữa là hiểm họa mất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp Tàu Cộng do tham quyền, cố vị của tập đoàn Cộng Sản Việt Cộng.

Tình cảm con người ai cũng có. Biểu lộ tình cảm bằng cách bao che, bênh vực người thân không phải là điều sai. Nhưng bày tỏ tình cảm không đúng hoàn cảnh, đúng tình thế để nó có thể đi đến chỗ làm hại quyền lợi tập thể, quyền lợi cộng đồng hay cả một quốc gia dân tộc là chuyện không nên làm, nên tránh. Nạn nhân của sự vô trách nhiệm, dung túng tình cảm và thiếu dứt khoát để bảo vệ chính nghĩa quốc gia dân tộc, là bài học mấy triệu người Việt phải rời bỏ nơi chôn nhao cắt rún sống lưu lạc nơi xứ người.

Từ ngày xảy ra biến cố đặt tên cho khu thương mại Việt Nam trên đường Story, hình như người ta chưa bao giờ nghe được một lời nói tử tế nào của bà Madison Nguyễn, ngoài những khoe khoang hảo huyền về những thành tích hoạt động. Bà đã xa lánh và từ chối tất cả những đề nghị gặp gở cư dân khu vực 7 để tìm giải pháp hàn gắn những đỗ vở giữa cộng đồng VN và chính quyền địa phương do bà tạo ra. Và mới đây nhứt là bà đã từ chối không nhận lời tham dự 3 buổi tranh luận do ứng cử viên Minh Dương đề nghị. Sự từ chối đã cho thấy Madison thêm một lần nữa chứng tỏ vô trách nhiệm, lẫn trốn sự thật. Ai cũng biết tranh luận giữa các ứng cử viên là cơ hội để ứng cử viên gặp gở cử tri của mình. Tiếc thay! Madison từ chối điều nay.

Sắp đến ngày bầu cử. Nhớ đến chuyện bãi nhiệm Madison, tôi thấy lòng bùi ngùi. Tôi tin hầu hết gia đình người Việt tại thành phố San Jose đều không vui khi liên tưởng đến lời hăm dọa vùi dập bãi nhiệm của ông Chuck Reed, lời tuyên bố của bà Mary trong Công đoàn Lao động Vùng Nam Vịnh là sẽ “thoi vào mặt” những người đòi bãi nhiệm bà Madison, và lời một phụ nữ Mễ trong toán “no recall” của bà Madison lớn tiếng chỉ vào mặt cô Phạm Loan trong toán Recall Madison: “Mầy phải biết mày là dân thiểu số… Muốn gì thì cút khỏi San Jose”. Thiết tưởng câu nói này, đã dành cho cả Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chớ không phải riêng cá nhân Phạm Loan. Tiếp theo là cháu Phan Linh một tình nguyện viên khác cũng bị nhân viên công tố thành phố đến nhà điều tra xem cháu có hợp lệ về việc xin chữ ký hay không. Nói chung, vì vội vả cử tri khu vực 7 đã bầu ra một người đại diện bất xứng, nên cộng đồng đã gặp khốn đốn, bị hà hiếp và sỉ nhục.

Những điều tôi vừa kể là nhắc lại sự tố cáo trước công luận về cái gọi là vùi dập của ông Chuck Reed và phe nhóm đã được các ông Thomas Nguyễn, Lê Lộc, Hồ Vũ trong Ủy Ban Bãi Nhiệm lên tiếng vào năm 2008.

Trước năm 1975, giặc cộng từ miền Bắc đem quân vào xâm lăng miền Nam. VC đã gieo tang tóc, khổ đau cho cả dân tộc từ Nam tới Bắc. Hôm nay cũng vậy, với mưu đồ thôn tính CĐVNHN, Việt cộng cài người, cấy người làm rối loạn, xào xáo hàng ngủ người Việt Quốc Gia đang sống bình yên. Đây là một hiểm họa của CĐVNHN. Hiểm họa này, đã lộ rõ như ban ngày khi bà Madison Nguyễn quyết liệt, thẳng thừng lập đi lập lại nhiều lần bà ta không chấp nhận tên “Little Sàigòn” vì tên này “mang âm hưởng chống cộng”.

Với khẳng định vừa kể! Bà Madison đã gởi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẻ và chắc nịch đến những người Việt Nam tỵ nạn CS rằng: “Bà không thuộc phe quốc gia để phân biệt lằn ranh quốc - cộng”.

Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây, là nghị viên Madison Nguyễn đại diện cho ai tại khu vực 7: “Cho những người tỵ nạn cộng sản hay cho CS tại Việt Nam?”

Cho nên, việc bà Madison bóp chết tên “Little Sàigòn” trên đường Story không phải là chuyện nhỏ như số người ủng hộ Madison rêu rao để đánh lạc hướng dư luận. Bởi vì, nếu như, Madison là một người có dính líu vào kế hoạch khống chế Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại của VC, thì đây phải là một chuyện rất lớn và cực kỳ quan trọng mà cử tri Việt Nam tại khu vực 7 cần suy nghĩ để quyết định lá phiếu của mình.

Xin quí đồng hương cử tri VN trong khu vực 7 bầu bằng thơ hay đi bầu ngày 2/11/10, cho thật đông, và nhớ bầu cho Minh Dương để loại Madison ra khỏi HĐTP, trừ hậu họa về sau. Nếu không như vậy, thì chắc chắn chúng ta sẽ hối tiếc về sự thờ ơ của mình do Madison gây ra, như bà đã từng làm trong mấy năm qua.

Đặng thiên Sơn
San Jose 9/2010



>> Xem Tiếp!

Tuesday, September 14, 2010

35 NĂM SAU VÀ HỌ LÀ AI ?

* LÃO GÀ TRE *

Ba mươi lăm năm (35) so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.
Ba mươi lăm năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản — mà cả thế giới đều biết — vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.

Ba mươi lăm năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” . Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.

Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay.

Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ; khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 35 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc; khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới — cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm — mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay.

Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại hồ hởi ca ngợi: “Đất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”. Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao? Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh!

Đúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người.

Đúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt, cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân — khao khát hít thở không khí tự do — đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người.

Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 35 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

Vậy, họ là ai?

Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

Họ là ai?

Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng. Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin... Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

Họ là ai?

Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế. Họ cố đấm, dù không ăn được xôi, đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn PNY đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

Họ là ai?

Họ cũng là những người vượt biển vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

Họ là ai?

Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

Họ là ai?

Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Đấm” đá, những ở gần thì “Đâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Đúng là hoang tưởng!

Họ là ai?

Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, được nhà nước ca tụng và tâng bốc lên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ. quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh...kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

Lời kết:
May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.

Ba mươi lăm năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong hơn 35 năm qua. Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt.

Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần — dù chỉ là lời nói — cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.

Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi lăm năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn... cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn. Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.

Cuối cùng, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do. Đồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận.

* LÃO GÀ TRE *
Nguồn : Take2tango



>> Xem Tiếp!

Báo Thế Hệ Mới Số 16

Báo Thế Hệ Mới số 16: http://www.vietvoter.com/thm/thm16/thm16.html

Đọc lại những số báo trước: http://www.vietvoter.com/thm.html
>> Xem Tiếp!

Thông Báo Bầu Cử Tháng 11

Viet-American Voters of Northern California

Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc CA (VAVNC)

P.O. Box: 360863 Milpitas, CA 95036 --- (408) 500-6929

WWW.VIETVOTER.COM VIETVOTERS@GMAIL.COM


Thông Báo

Kính gửi quý đồng hương,

Chỉ còn vỏn vẹn hơn 1 tháng nữa là đến kỳ bầu cử chung cuộc cho các chức vụ dân cử cấp địa phương cũng như cấp tiểu bang và liên bang, Liên Đoàn Cử Tri (LĐCT) xin gửi đến quý đồng hương lịch trình của những ngày quan trọng trong mùa bầu cử năm nay. Đồng thời mời gọi quý vị hằng quan tâm đến sự lớn mạnh của cộng đồng hãy tích cực đi bầu, và dồn phiếu cho các ứng cử viên (ƯCV) xứng đáng nhất.

Sau đây là lịch trình cho mùa bầu cử năm nay:

- Phiếu bầu khiếm diện bắt đầu gửi đến nhà: 4 tháng 10 năm 2010
- Ngày cuối cùng ghi danh đi bầu: 18 tháng 10 năm 2010
- Ngày cuối cùng yêu cầu phiếu khiếm diện: 26 tháng 10 năm 2010
- Ngày bầu cử tại phòng phiếu: 2 tháng 11 năm 2010

Kính thưa quý vị,

Kỳ bầu cử chung cuộc năm nay sẽ có nhiều chức vụ quan trọng được bầu lại, chẳng hạn như: các chức vụ Dân Biểu và Thượng Nghị Sỹ Liên Bang, chức vụ Thống Đốc bang California, cùng các chức vụ dân cử tại địa phương như Nghị Viên cho các khu vực 5, 7, và 9 thuộc thành phố San Jose. Những người được bầu vào các chức vụ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, và an ninh của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trong vòng 4 năm nữa. Vì vậy việc chọn lựa người tài đức, thanh liêm, biết lắng nghe nguyện vọng của người dân, biết đặt các phúc lợi của người dân lên trên lợi ích cá nhân và phe nhóm là điều rất quan trọng. Nếu 4 năm trước, chúng ta đã vì lầm lẫn bầu cho những kẻ bất xứng, đi ngược lại ý nguyện của người dân thấp cổ bé miệng, và chỉ biết quan tâm phục vụ cho những kẻ lắm bạc nhiều tiền, đây là lúc chúng ta rút lại lá phiếu của mình và dồn cho người xứng đáng hơn.

LĐCT kêu gọi quý đồng hương đã có quốc tịch Hoa Kỳ, nếu chưa ghi danh đi bầu, xin hãy ghi danh ngay từ bây giờ. Quyền bầu cử là một quyền lợi vô cùng quan trọng dành cho những ai là công dân Hoa Kỳ. Đây là quyền lợi giúp những người dân thấp cổ bé miệng như chúng ta có được tiếng nói ảnh hưởng đến những quyết định của các vị dân cử. Mong quý vị xử dụng quyền lợi này ngay hôm nay bằng việc ghi danh đi bầu, ngõ hầu giúp gia tăng sức mạnh chính trị cho cộng đồng chúng ta.

LĐCT cũng tha thiết mời gọi quý đồng hương vì lý do này hay lý do khác thờ ơ với việc bầu cử trong thời gian qua, xin tích cực đi bầu trong năm nay. Xin đừng nghĩ rằng một lá phiếu của quý vị cũng chẳng thấm vào đâu. Thực ra, mỗi lá phiếu là một viên đá giúp xây dựng nền móng vững chắc cho tiếng nói của cộng đồng chúng ta. Mỗi lá phiếu của quý vị sẽ chỉ là những cơn gió thoảng chỉ đủ sức lay động một cánh hoa. Tuy nhiên, nếu kết hợp với hàng ngàn lá phiếu của đồng hương mình, chúng ta sẽ tạo nên một cơn lốc đủ sức ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng của các vị dân cử.

Một lần nữa kính mong quý đồng hương dành chút thời giờ tìm hiểu các ƯCV để không bị lầm lẫn bầu chọn những kẻ bất xứng như 4 năm trước. LĐCT ước mong quý đồng hương hưởng ứng lời kêu gọi này và tham gia bầu cử thật đông, đồng thời sáng suốt dồn phiếu cho những ƯCV xứng đáng nhất để phục vụ cho quyền lợi của chúng ta và lấy lại danh dự cho cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản.

Xin quý vị đừng ngần ngại liên lạc với LĐCT tại số 408-500-6929 nếu có những thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về các ƯCV. Nếu có thắc mắc về việc bầu cử, hoặc cần giúp đỡ ghi danh đi bầu, LĐCT sẽ có thiện nguyện viên hướng dẫn cho quý vị. Quý vị cũng có thể liên lạc trực tiếp với văn phòng bầu cử của quận hạt qua các số điện thoại sau đây: (408) 299-8683 (Anh ngữ) hoặc (408) 282-3097 (Việt ngữ).

Kính chào đoàn kết.

San Jose ngày 9 tháng 9 năm 2010

TM Hội Đồng Quản Trị
Luật sư Đỗ Doãn Quế


TM Hội Đồng Cố Vấn

Bác sĩ Trần Quyền


TM Ban Chấp Hành

Luật sư Ngô Văn Tiệp

>> Xem Tiếp!

Saturday, September 4, 2010

Ủy Ban Chống Cộng và các Hội Đoàn Nam-Bắc California Tổ Chức Đêm “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu”

Giáo xứ Cồn Dầu, ở thành phố Ðà Nẵng, nơi nhà cầm quyền thành phố đã có dã tâm cướp đất nghĩa trang của giáo xứ đã có từ hơn 130 năm qua để bán cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Giáo dân Cồn Dầu đã cương quyết chống đối và nhất định không chịu dời nghĩa trang đi nơi khác. Hàng trăm công an cơ động bắt đầu giăng kẽm gai và lưới thép B40 chặn đường trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu, cố ý ngăn chặn không cho giáo dân đưa thi hài thân nhân vào chôn tại nghĩa địa. Ngày 4 tháng 5 năm 2010, trong đám táng của cụ bà Maria Ðặng Thị Tân mà gia đình chuẩn bị đưa chôn tại nghĩa trang của giáo xứ, bọn công an đã cướp quan tài cụ bà ngay tại nghĩa trang và đã ra tay đàn áp thân nhân cụ bà và đồng bào tham dự đám táng một cách tàn bạo. Bọn công an việt cộng đã dùng roi điện và dùi cui, đánh đập dã man dân chúng đang có mặt tại đó, đa số là đàn bà, trẻ em, các cụ cao niên và cuối cùng họ bắt đem đi biệt giam hàng chục giáo dân cho đến hôm nay chưa thả hết.

Sự đàn áp dã man của bọn công an việt cộng đã được chứng minh qua việc công an đánh chết anh Nguyễn Thành Năm 44 tuổi một thành viên của đoàn trợ tang. Người dân Cồn Dầu hiện đang sống trong tình trạng hồi hộp, lo âu từng giờ, từng ngày vì sự khủng bố của bọn công an việt cộng. Hiện nay đã có hơn 40 người dân lo sợ đến tính mạng nên họ tìm đường vượt thoát đến Thái Lan xin tỵ nạn. Đồng hương Việt Nam tại các quốc gia tự do đã lên tiếng tố cáo hành vi đàn áp dã man của bọn cầm quyền việt cộng với các chính quyền địa phương qua các đêm thắp nến cầu nguyện và cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp.

NAY ỦY BAN CHỐNG CỘNG và CÁC HỘI ĐOÀN NAM-BẮC CALI

QUYẾT ĐỊNH

Tổ chức đêm cầu nguyện mang chủ đề “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu” để yểm trợ cho đồng bào ở Cồn Dầu Việt Nam và một số đồng hương đã vượt thoát đến Thái Lan. Ban Tổ Chức Đêm “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu” gồm có các thành phần sau đây:

A.-BAN TỔ CHỨC gồm có:
1.-Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali
2.-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali
3.-Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo
4.-Ủy Ban Yểm Trợ Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội – Stockton

B.-BẢO TRỢ bởi:
1.-Supervisor Santa Clara County Dave Cortese
2.-ỨCV Nghị Viên Khu Vực 7, San Jose, Minh Dương

C.-CÁC HỘI ĐOÀN THAM GIA & YỂM TRỢ như sau:
1.-Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh
2.-Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo
3.-Tiếng Nói Giáo Dân Nam Cali
4.-Hội Tương Trợ Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
5.-Gia Đình Phật Tử Quảng Đức
6.-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH vùng Tây Bắc Hoa Kỳ
7.-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH vùng Tây Nam Hoa Kỳ
8.-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali
9.-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia – TP Stockton
10.-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia – TP Fresno
11.-Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Sacramento - VACO
12.-Liên Hội Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH
13.-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali
14.-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Sacramento
15.-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Stockton
16.-Hội HO San Francisco
17.-Nhóm Thân Hữu Tù Nhân Chính Trị Bình Điền
18.-Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ-Bị Quốc Gia VN Bắc Cali
19.-Lực Lượng Lôi Hổ Quân Lực VNCH
20.-Lực Lượng Chiến Sĩ Không Quân Quân Lực VNCH
21.-Gia Đình 81 Biệt Cách Dù
22.-Hội Ái Hữu Quân Cảnh Quân Lực VNCH Bắc Cali
23.-Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Cali
24.-Hội Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia Bắc Cali
25.-Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại Bắc Cali
26.-Hội Phụ Nữ Thiện Nguyện Việt Mỹ Bắc Cali
27.-Hội Đồng Việt Nam Tự Do Nam Cali
28.-Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali
29.-Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Tuyên Vận Cộng Sản Nam Cali
30.-Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chống Cộng Sản và Tay Sai Nam Cali
31.-Ủy Ban Hoàng Sa- Trường Sa
32.-Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội Nam Cali
33.-Ủy Ban Yểm Trợ Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội Stockton
34.-Ủy Ban Cờ Vàng TP Stockton
35.-Khối 8406 Văn Phòng Hoạt Động Tây Bắc Hoa Kỳ
36.-Thanh Niên Cờ Vàng San Jose
37.-Phong Trào Nô Hồ
38.-Liên Đoàn Cử Tri Bắc Cali
39.-Nhóm Thân Hữu Xe Lunch San Jose
40.-Kim Trang – HiTech Dental Care
41.-VietNam Radio 1430 AM - Huỳnh Hớn
42.-VietNam Radio Bắc Cali 1500AM - Hạ Vân
43.-Chào Bình Minh Radio 1500AM
44.-SBTN San Jose – Nghê Lữ
45.-Tiếng Nói Liên Đoàn Cử Tri Bắc Cali
46.-Thế Hệ Mới Newspaper
47.-Saigon-USA Newspaper
48.-Thằng Bờm Newspaper
49.- Mõ San Francisco Magazine
50.-Tiếng Gọi Dân Tộc – Online Newspaper
51.-Saigon Echo.com

Đêm “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu” sẽ được tổ chức từ 4:00PM đến 8:00PM chiều ngày Chủ Nhật 19/9/2010 tại địa điểm 70 West Hedding, San Jose, CA 95110.

Xin chân thành kêu gọi quý đồng hương tham dự đông đảo đêm “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu” và cũng xin chân thành cám ơn quý vị mạnh thường quân đã yểm trợ cho Ban Tổ Chức về tài chánh và nhân sự để thực hiện đêm cầu nguyện cho Tự Do và Dân Chủ “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu”. Mọi đóng góp và yểm trợ về tài chánh sẽ được chuyển cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển do Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng điều hành để chuyển giao cho những người dân cần được giúp đỡ.
Ban Tổ Chức cũng xin chân thành cám ơn bác sĩ nha khoa Cao Song Dũng đã yểm trợ $2,000 Mỹ kim, cô Kim Trang $1,000 Mỹ kim và các hội đoàn tham dự buổi họp đã đóng góp ngay trong ngày 2/9/2010 tại văn phòng luật sư Michael Lưu.

Ngày Thứ Sáu 3 tháng 9 năm 2010

TM. Ban Tổ Chức đêm “Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu”

Cựu Tr/ Tá Võ Đại, Lực Lượng Đặc Biệt

Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc các số điện thoại sau:
Ô. Võ Đại: (408) 334-9682
Ô. Cao Minh Trí: (408) 315-5977
Ô. Nguyễn Đức Túc: (408) 379-3221
Ô. Vũ Huynh Trưởng: (408) 728-2017

>> Xem Tiếp!

Friday, September 3, 2010

Tại sao giới trẻ không thích vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Tại sao giới trẻ không thích vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Trần Quốc Tuân

Nhân dịp báo Dân Trí trên Internet cuối tháng Giêng vừa qua có đăng bài báo với đề tài “Tại Sao Nhiều Bạn Trẻ Không Thích vào Đảng” thì tôi, với nhãn quan của một người trẻ thuộc thế hệ 8X, xin góp ý đôi lời.

Qua thu thập ý kiến trên Facebook, tôi biết rằng có bạn không vào Đảng vì vào Đảng là phải đóng Đảng phí. Bạn khác lại cho rằng vào Đảng phải đủ tiêu chuẩn “ba đời gia đình cách mạng” và khi vào Đảng sẽ bị mất tự do, vì phải “trung thành” với Đảng và phải tuân theo chỉ thị của Đảng... Vài bạn khác thì cho rằng, vì không đồng tình với những chính sách của Đảng về kinh tế, môi trường, quốc phòng, và đối ngoại, đặc biệt là với Trung Quốc, nên không muốn vào Đảng.v.v.... Thế nhưng tôi lại cho rằng, những lí do nêu trên chỉ là những lí ngọn, đơn lẻ trong muôn vàn nguyên do khiến giới trẻ không muốn gia nhập Đảng CSVN. Tôi xin nêu ra hai nguyên do, mà tôi cho là gốc rễ của vấn đề, sau đây. Mong được các bạn gần xa góp ý:

Lí do cơ bản thứ nhất khiến giới trẻ Việt Nam không đến với Đảng đơn thuần là vì Đảng CS không được dân chọn ra và bầu lên để lãnh đạo đất nước. Với phương pháp “Đảng Cử, Dân Bầu” - đúng ra là "Đảng Cử rồi ép Dân Diễn Tuồng - hiện nay các cuộc bầu cử đều không tự do và cũng chẳng công bằng. Lá phiếu không mang ý nghĩa “thể hiện nguyện vọng của người dân”, nên các cuộc bầu cử chỉ là những màn trình diễn để hợp thức hoá những gì đã được đảng sắp xếp. Nói một cách khác, Đảng CSVN tự mệnh danh nhân dân để cướp quyền lãnh đạo từ năm 1945 tại miền bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, chứ không phải do người dân lựa chọn. Với công cụ bạo lực là công an và quân đội, Đảng tùy ý đàn áp và tiêu diệt những tiếng nói trái chiều với Đảng. Điển hình và gần đây nhất là vụ xét xử 16 nhà dân chủ, chỉ vì những người này đấu tranh ôn hoà cho nền dân chủ hay treo biểu ngữ chống tham nhũng, đặc biệt là chống trò bá quyền của Trung Quốc.

Cho nên, trước sự đàn áp của các thế lực chỉ biết điên cuồng bảo vệ Đảng, trừ những người dũng cảm nêu trên, người dân nói chung và giới trẻ nói riêng, phải im lặng cam chịu vì tâm lý cầu an. Thế nhưng, trong lòng họ là những ngọn lửa đang bừng bừng cháy. Đến nỗi, dù trong hoàn cảnh khắt khe hiện nay, họ vẫn tìm đến blogs và các diễn đàn trên Internet để phần nào xả bớt bức xúc trong lòng. Cho nên, chuyện người dân nói chung và giới trẻ nói riêng không vào Đảng là chuyện nước chảy xuôi dòng. Tuy nhiên, cũng vẫn có một số người trẻ tìm đến Đảng, nhưng các bạn này vào Đảng không để phục vụ hay lãnh đạo, mà vào để cậy thế để tiến thân trong công việc, hoặc để làm kinh tế, tư lợi, và sẽ bị cuốn hút trong guồng máy tham nhũng của đảng, hoặc là sẽ bị guồng máy này nghiền nát nếu họ trong sạch. Vì vậy, những thành phần này gia nhập Đảng không để cứu nguy hay gia tăng sức mạnh cho Đảng, mà làm mất thêm uy tín, làm Đảng thêm rệu rã. Do đó, thành phần này có thể còn gây nguy hiểm cho đảng hơn là những người trẻ không gia nhập Đảng.

Lí do thứ hai làm giới trẻ không gia nhâp Đảng là vì những lí tưởng mà người CS theo đuổi giờ đây chỉ là những lí tưởng không tưởng, trái ngược sự thật. Những lí tưởng khi xưa để gia nhập Đảng CS như xây dựng “xã hội đại đồng, văn minh, công bằng” giờ đây chỉ còn là những điều nói xuông quá nhàm chán. Bằng cách tìm hiểu thông tin đa chiều, giới trẻ giờ đây đã biết rằng các nước dân chủ như Nhật, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan không cần đến lí tưởng Cộng Sản, nhưng xã hội họ vẫn “đại đồng, văn minh, công bằng và giàu mạnh” hơn Việt Nam nhiều; và họ vẫn là cái đích mà Việt Nam mong để bắt kịp. Ở các quốc gia này, người dân có quyền phản biện và phản đối những chính sách sai trái của nhà nước. Với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, những tiếng nói phản biện tạo được áp lực rất lớn, bắt buộc nhà nước phải quan tâm, điều chỉnh những chính sách không được lòng dân; nếu không, qua lá phiếu trong những cuộc bầu cử trong sáng, người dân sẽ thay đổi và bầu ra người khác thay thế họ lèo lái quốc gia. Khi cần, người dân cũng dùng lá phiếu để truất phế người lãnh đạo. Một tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển giàu có và quyền qúy, nhưng khi tham nhũng vẫn bị xử tù chung thân. Một vài vị cựu tổng thống đầy quyền uy của Nam Hàn trước đây cũng đã bị đưa ra xét xử vì những tì vết khi họ tại chức....
Đấy mới thật sự là những xã hội đại đồng, văn minh, và công bằng.

Còn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CS thì sao? Vì không có tự do báo chí và không có nền pháp luật công bằng, nên Nguyễn Việt Tiến trong vụ PMU 18 làm thất thoát ngân sách 6 tỷ đồng nhưng vẫn được toà án của Đảng xử “trắng án” và được phục hồi đảng tịch. Về mặt dân sự thì việc truy cập các trang mạng xã hội như Facebook và Multiply bị chặn; các đài radio quốc tế như RFA và VOA thường xuyên bị phá sóng để bưng bít thông tin. Treo biểu ngữ chống tham nhũng hoặc chống Trung Quốc thôi, cũng đã bị vài năm tù. Về mặt tôn giáo thì tăng sinh Bát Nhã bị Công An và côn đồ đánh đập, truy bức. Thánh Giá Đồng Chiêm thì bị đập phá. Về mặt xã hội thì khoảng cách giàu nghèo mỗi ngày một xa. Đặc biệt giới lãnh đạo, vì dùng quyền lực làm kinh tế nên cực kỳ giàu có. Tham nhũng, hối lộ thì tràn lan. Và đã gần 80 năm rồi nhưng lí tưởng xã hội “đại đồng, văn minh, công băng” không những chẳng thực hiện được (vì không ai thực hiện được những điều không tưởng) mà còn làm đất nước Việt Nam tụt hậu toàn diện so với các nước dân chủ trong vùng. Giới lãnh đạo đảng thay vì nhận thức được thực tế này để trân trọng những tiếng nói phản biện cũng như những người có lòng với đất nước, hầu có thêm bàn tay giúp nước, thì lại trù dập họ. Đồng thời chỉ loanh quanh bao biện cho những sai trái của đảng. Nước Nhật chỉ cần hơn 2 thập niên sau chiến tranh, họ đã vươn lên từ đống tro tàn để trở thành cường quốc kinh tế. Còn đảng thì vẫn đổ lỗi cho “chưa có kinh nghiệm quản lý” dù đã qua 35 năm hoà bình.

Đảng đòi “canh thức cho an ninh thế giới”, trong khi an ninh của ngư dân mình trên chính vùng biển của mình thì đảng lại chẳng dám bảo vệ. Giới trẻ đã nhận thức được tất cả những điều này. Cho nên nói chung họ không dại gì bước vào Đảng, để rồi phải chạy theo những lý tưởng không thể thực hiện; hoặc phải tuân hành những mệnh lệnh vô lý, phản dân chủ của đảng, hoặc của thành phần lãnh đạo vừa thiếu khả năng vừa vô đạo đức. Và giới trẻ cũng không dại vào Đảng để bị vạ lây hoặc bị làm dê tế thần trong những cuộc đấu đá, tranh giành tư lợi, quyền lực trong nội bộ đảng.

Vì những lí do căn bản nêu trên, tuổi trẻ Việt Nam nói chung không muốn gia nhập Đảng CS, vì họ biết rằng gia nhập đồng nghĩa với việc suy nghĩ, phát ngôn và làm việc theo đường lối do Đảng vạch ra. Mà thực tế đã chứng minh rằng, những phát ngôn và việc làm đó hoặc là sai trái hoặc là vô trách nhiệm đối với đất nước. Điều đáng buồn là tuổi trẻ Việt Nam cũng tin rằng những tiếng nói, những việc làm, những phản biện của họ, dù có đúng đắn đến đâu đi nữa, nhưng nếu trái chiều với Đảng thì rồi cũng sẽ bị dập tắt. Vì thế giới trẻ nói chung không chỉ tránh xa Đảng mà còn tránh xa luôn "chính trị". Và theo tôi, đó mới là mối nguy hại sâu thẳm và lâu dài cho đất nước - khi nguồn sinh lực chính của một quốc gia không còn thiết tha gì đến hướng đi và vận mạng tương lai của nước mình nữa, dù biết là đất nước đang suy thoái trầm trọng trong tay những kẻ bất xứng.

Tóm lại, tôi nghĩ rằng các bạn nào thuộc thế hệ 8x dám vượt lên trên những ồn ào của đời sống hàng ngày để nhìn ra bàn tay tai hại của lãnh đạo Đảng CSVN đối với đất nước đã là chuyện khó; và tránh xa các dụ dỗ của Đảng đã là điều tốt. Và đáng mừng là đại đa số tuổi trẻ Việt Nam đã đang làm điều khó và điều tốt đó. Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ!

Chỉ cần nhìn ra các nước láng giềng trong khu vực, bạn sẽ thấy ngay chúng ta không thể tiếp tục im lặng chấp nhận cái nhục lạc hậu, không thể tiếp tục nhắm mắt cam chịu tình trạng băng hoại hiện nay của đất nước. Chúng ta phải tích cực quan tâm đến chính trị với tư cách của một người dân quan tâm đến vận mệnh đất nước. Giới trẻ chúng ta phải bắt đầu bằng những tiếng nói phản biện trước những sai trái ngay trước mắt. Chính chúng ta phải đánh thức dư luận, phải đánh thức sự quan tâm của dân tộc trước những hiểm họa đối với đất nước. Và hãy cùng bắt đầu bằng những việc nhỏ trong tầm tay, bằng một lời truyền miệng, bằng vài câu giải thích cho ngưòi bạn kế bên, bằng những bài viết trên blogs và các diễn đàn Internet, v.v...

Một người lên tiếng cách ba thước không ai nghe, nhưng nếu 40 triệu thanh niên Việt Nam đồng thanh lên tiếng thì trên Thiên Đình cũng sẽ nghe. Ý dân là ý trời. Hãy cùng tôi lên tiếng!

Trần Quốc Tuân



>> Xem Tiếp!

Thursday, August 26, 2010

Thursday, August 12, 2010

Báo Thế Hệ Mới số 14

Báo Thế Hệ Mới số 14

Quý vị có thể đọc những số báo trước đây tại: http://vietvoter.com/thm.html



>> Xem Tiếp!

Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng


Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:
- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.

Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
- Người Việt mình bên này hay thật!
- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.
Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:
- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!


Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…
Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.

Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:
- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.

Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
- Ồ. Quý hóa quá!
Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
Tôi đỡ lời:
- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
- Dạ.

Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Thầy kính yêu,

Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.



Nguyễn Duy-An

>> Xem Tiếp!