http://thongtinberlin.de/chinhtri/bantuyencaovevieccsvndanaptongiao.htm
BẢN TUYÊN CÁO
V/v: CSVN đàn áp thô bạo tự do tôn giáo và phong trào dân chủ
- Xét rằng: Liên tục trong 3 ngày từ 19 tới 21/1/2010, nhà cầm quyền CSVN đã xét xử và tuyên án tù cho 13 nhà đối kháng trong nước như là một sự kiện mới nhất trong nguyên chuỗi âm mưu đàn áp thẳng tay phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước.
- Xét rằng: Bọn vô thần CSVN đã đập phá thánh giá trên núi Chẽ thuộc giáo xứ Đồng Chiêm là biểu tượng thiêng liêng nhất của Công giáo. Ngoài ra, chế độ CSVN còn ra lệnh cho công an đội lốt côn đồ đánh đập dã man tu sĩ và giáo dân Đồng Chiêm cùng các tu sĩ và tín đồ Phật giáo ở chùa Linh Phổ, như trước đây chúng đã từng làm ở các giáo xứ Tam Tòa, Thái Hà, và tu viện Bát Nhã của Phật giáo.
- Xét rằng: Tất cả những hành vi đàn áp thô bạo đó của CSVN đã bị thế giới phản đối lên án, trong đó có cộng đồng người Việt tự do khắp năm Châu.
Riêng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tuyến đầu chống cộng của người Việt tự do, để bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ đối với chế độ CSVN và biểu lộ sự đoàn kết chặt chẽ với đồng bào trong nước, các hội đoàn và cá nhân ký tên dưới đây đồng thanh tuyên cáo:
1. Cực lực lên án hành vi côn đồ, dã man, bạo ngược của cái gọi là Cộng Hòa Xã Chủ Nghĩa Việt Nam đối với những nhà đối kháng, giáo dân các tôn giáo và toàn dân trong nước.
2. Mạnh mẽ tố cáo trước công luận thế giới hành vi đàn áp thô bạo tự do tôn giáo và phong trào dân chủ tại Việt Nam của chế độ cộng sản độc tài Hà Nội.
3. Đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những nhà bất đồng chính kiến vừa bị tuyên án tù hay đã bị giam cầm.
4. Nhiệt liệt hỗ trợ bằng mọi hình thức cho tinh thần tranh đấu bất khuất cho tự do tôn giáo và dân chủ của đồng bào quốc nội.
5. Quyết tâm đoàn kết chặt chẽ cùng toàn dân trong cũng như ngoài nước để tiếp tục đấu tranh vì tự do dân chủ cho đến thắng lợi cuối cùng.
Làm tại thành phố Falls Church, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Đồng ký tên:
1- Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, DC, Maryland & Virginia: CT Đỗ Hồng Anh
2- Liên Hội Cựu chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận: CT Đoàn Hữu Định
3- Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Tại Hoa Kỳ: Đại diện GS Nguyễn Ngọc Bích
4- Hội Thân Hữu Quảng Đà: Hội trưởng Lê Hữu Em
5- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy: CT Lý Hiền Tài
6- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam: Đại diện Hồ Văn Di Hấn
7- Hội Thân Hữu CSQG Vùng miền Đông Hoa Kỳ: Đại diện Nguyễn Văn Toàn
8- Lữ Đoàn 31 thuộc Lực Lượng Tổng Hợp Trừ Bị: Đại diện Hồ Xỹ Báu
9- Hội Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn: Đại diện Dương Hòa Hiệp
10- Hội Biệt Động Quân vùng HTĐ: CT Lâm Duy Tiên
11- Gia Đình Mũ Đỏ: Đại diện Nguyễn Kim Tước
12- Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia VN: Chủ Tịch Võ Nhẫn; ủy nhiệm
Lâm Duy Tiên
13- Hội Cựu Sinh Viên Trừ Bị Thủ Đức: CT Nguyễn Kim Hùng
14- Hội Thiết Giáp: Đại diện Nguyễn Minh Tánh
15- Đại Việt Cách Mạng Đảng: Đệ Nhất PCT Nguyễn Văn Lung
16- Hội Chiến Tranh Chính Trị Vùng HTĐ: Tạ Cự Hải
17- Hội Pháo Binh: Đại diện Lê Minh Thiệp
18- Trường Đại Học CTCT: Đại diện Lê Cước
19- Hội Cử Tri Việt Mỹ: CT Jackie Bông-Wright
20- Tổ Chức QTYT Cao Trào Nhân Bản: Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân
21- Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh miền Đông Hoa Kỳ: HT Nguyễn Kim Hương Hỏa
22- Phong Trào Quốc Gia Dân Chủ: CT Lý văn Phước
23- Voice of Vietnamese Americans - Nguyễn thị Ngọc Giao
24- Phong Trào Cờ Vàng Chuyển Lửa Đấu Tranh: Đại diện Trương Nhân
25- Trung Tâm Điều Hợp Canada/Tập Thể Cựu Chiến sĩ VNCH hải ngoại và
26- Hội Ái Hữu Cựu Quân Nhân QL/VNCH Calgary, Canada: TTT & CT Đặng Văn Ngọc
27- Phong Trào Quốc Dân Xóa Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh: Đại diện Đặng Thiên Sơn
28- Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH tại Pháp: Hội Trưởng Đặng Vũ Lợi
29- Diển Đàn Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm: Trưởng Nhóm Long Điền
30- Hội Hải Quân & Hàng Hải miền Đông Bắc Hoa Kỳ: Hội Trưởng Trần Văn Tuấn
31- Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam &
32- Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York: Chủ Tịch Nguyễn Trung Châu
33- Ủy Ban Yễm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội: Chủ Tịch Nguyễn Văn Tần
34- Hệ Thống Truyền Thanh VNHN: Đại diện Dương Văn Hiệp
35- Radio Việt Nam Hải Ngoại Âu Châu: Đại diện Đinh Kim Tân
36- Tuần báo Đời Nay: Chủ nhiệm Trần Việt Tân
37- Việt Mỹ Magazine: Chủ nhiệm David Võ
38- Tạp Chí Sống: Chủ nhiệm Việt Lê
39- Bán Nguyệt san Thế giới: Chủ bút Lê Phát Được
40- Bà Nguyễn Thị Lễ
41- Ông Nguyễn Ninh
42- Ông Nguyễn Đức
43- Ông Thomas Phạm
44- Ông Nguyễn Hưng Thái
45- Ông Nguyễn Văn Đặng
46- Bà Phạm Kiều Nga
47- Bà Nguyễn Tuyết Mai
48- Bà Trần Tuyết Ngọc
>> Xem Tiếp!
Saturday, January 30, 2010
“Tre già măng mọc” là qui luật của tạo hóa!
Bài quan điểm báo Thế Hệ Mới
“Tre già măng mọc” là qui luật của tạo hóa!
Việt cộng rất sợ người Việt khắp nơi tại hải ngoại đoàn kết lại thành một khối. Vì đoàn kết là sức mạnh để ngăn chận sự xâm nhập phá hoại của chúng vào các sinh hoạt của người Việt quốc gia. Hơn thế nữa, sự đoàn kết còn là tiềm năng yểm trợ các tổ chức đấu tranh chống bạo quyền VC trong nước. Chính vì vậy, Việt cộng luôn luôn tìm cách phá hoại sự đoàn kết và các cơ hội tạo nên sự lớn mạnh, trẻ trung của cộng đồng.
Để thực hiện mưu đồ phá hoại, Việt cộng nằm vùng cấu kết với bọn tay sai, bọn đón gió trở cờ, bọn hám danh, bọn thời cơ trục lợi cố tình tạo ra khủng hoảng trong cộng đồng bằng nhìều cách. Bọn ác ôn này, một số núp trong bóng tối dùng ống đu đủ thổi những luồng hơi độc để gây hoang mang dư luận. Một số khác qua chiêu bài xây dựng, củng cố cộng đồng dùng các phương tiện như rỉ tai, e-mail và báo chí để bịa chuyện, vu cáo một cách trơ trẻn rằng tổ chức này, cá nhận nọ đang làm lợi cho Việt cộng vân vân và vân vân.
Ai cũng biết tại quê nhà Việt Nam người dân đã chán ngấy bọn Việt cộng bán nước, hại dân, nhưng chưa có một thế lực nào đủ sức đứng lên lật đổ chế độ thối nát này. Trong khi ấy, các Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại tuy được thành lập khắp nơi, nhưng không thể phủ nhận là mặc dầu có nhiều cố gắng vẫn không đạt được kết quả mong muốn, chưa tạo được một sức mạnh đáng kể để Việt cộng nể sợ. Ngược lại, Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang đối diện với sự thật phủ phàng là thế hệ Quân, Dân, Cán, Chính VNCH tuổi ngày một càng cao, đang thay phiên nhau đi đến một nơi không trở lại. Đây là thực tế không thể chối cải. Cùng lúc ấy, thế hệ mới đã vươn lên và đang đơm bông, kết trái. “Tre già măng mọc.” Đó là qui luật của tạo hóa. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết vun xới, bảo bọc, chở che và gìn giữ những măng non được coi là vốn luyến trí tuệ của cộng đồng, của xã hội thì e rằng hoài bão “Xây dựng cộng dồng - Giải thoát đất nước” khỏi gông cùm VC là chuyện xa vời. Do đó, đặt vấn đề xây dựng thế hệ trẻ cho tiền đồ cộng đồng và quốc gia dân tộc là điều cần thiết.
Để tiến trình xây dựng được kết quả mong muốn. Trước tiên thế hệ cha, ông hãy mạnh dạn tháo bỏ những thói lệ cổ xưa để giảm bớt xung đột suy nghĩ giữa “Cũ và Mới” khi làm việc chung với tuổi trẻ để trở thanh những kẻ vun xới vườn măng, vườn hồng.
Trong tinh thần góp sức vào việc xây dựng thế hệ trẻ, báo Thế Hệ Mới ra đời với quan điểm:
- Thế Hệ Mới là tiếng nói xây dựng thế hệ trẻ Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại.
-Thế Hệ Mới độc lập, không phục vụ và lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức, một cơ quan, một đảng phái hay hội đoàn nào.
-Thế Hệ Mới đóng góp yểm trợ các sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể là thái độ tự nguyện không phải là bổn phận hay trách nhiệm nên thuộc toàn quyền quyết định khi phù hợp với quan điểm của anh chị em chủ trương.
-Trên phương diện thương mại, thông tin, văn hoá, xã hội. Đối tượng phục vụ của Thế Hệ Mới là thân chủ quảng cáo, độc giả mọi lứa tuổi, mọi thành phần Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản.
-Trên phương diện chính trị. Đối tượng đấu tranh của Thế Hệ Mới là tập đoàn buôn dân, bán nước Việt cộng, bọn đón gió trở cờ và tay sai Việt Cộng.
Và Thế Hệ Mới không phải là diễn đàn để tranh cãi, nói qua, nói lại làm trò cười để nhận sự khinh bỉ của thiên hạ. Trong thời gian đầu, Thế Hệ Mới phát hành một tháng 2 kỳ vào ngày thứ Ba đầu tháng và giữa tháng. Những thay đổi sẽ được thông báo sau.
Con đường cứu nước còn dài, còn nhiều gian nan. Nhưng nếu ý thức được việc phải làm và cần làm, chúng ta sẽ không ngại đối đầu với nắng mưa, sương gió và sự chụp mũ này nọ.
Việt cộng gian ác đang tạo ra những đòn ly gián, nhưng khi nhận ra được âm mưu của chúng, chúng ta sẳn sàng đối đầu để đập tan những thủ đoạn này.
Một người thât tâm với việc xây dựng cộng đồng, thì họ không bao giờ nói hay viết những lời ép người quá đáng đối với những cá nhân đang đóng góp vào việc chung. Còn những kẻ ngồi nhà tưởng tượng để viết phóng sự bậy bạ, bài báo nhảm nhí vu khống người khác, vì khinh bỉ không ai muốn trả lời, họ cứ tưởng rằng đúng nên ai cũng ngán, ai cũng sợ. Nhưng, có dè đâu! Đó là sự lố bịch hết chỗ nói.
Phải hiểu rằng! Làm người ai cũng có miệng để ăn, để nói, để thốt những lời không chói tai hay chói tai. Ai cũng có lỗ tai để nghe. Ai cũng có tay cầm đũa, cầm viết để viết. Có chân để chạy, đi, đứng, nằm, ngồi. Và ai cũng “có nanh, có mõ” để gõ nhau . Làm người có tư cách rất khó. Làm kẻ hạ tiện rất dễ. Vì tiền, vì nhu cầu lợi ích cá nhân người ta sẽ trở thành kẻ hạ tiện, vô liêm sỉ dễ dàng .
Một người đứng đắn nghĩ mình quan tâm đến cộng đồng, điều cần thiết là phải đặt sự đoàn kết cộng đồng lên trên hết, không tạo cơ hội gây chia rẽ bằng cách chụp mũ hoặc đánh phá cá nhân hay hội đoàn khác chỉ vì quyền lợi phe nhóm, không cấu kết bè đảng để phục vụ “cái tôi vĩ đại”. Trước khi chỉ trích người hãy khiêm tốn nhìn lại chính mình. Hiểu được điều này, nhìn ra sự thật thì may ra mới cởi trói được ý thức chính trị ấu trĩ, sự hiểu biết nông cạn trong môi trường mới . Thành phần cha chú, cô dì phải can đảm nhận thức về mình, thì mới có được tinh thần sáng suốt để chấp nhận giá trị xuất sắc của cá nhân và sức mạnh của tập thể khi có sự tham gia của thế hệ trẻ trong sinh hoạt cộng đồng.
Xin hãy nhận ra nỗi bất hạnh của dân tộc khi chia rẽ cộng đồng vẫn còn. Vì cộng đồng xáo trộn, Việt cộng ngồi rung đùi!
Năm 2010, là năm quan trọng trong sinh hoạt giòng chính của người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS tại San Jose . Đó là việc thành phố bầu cử các chức vụ Thị trưởng và Nghị viên. Trong đó có bầu cử lại Nghị viên Madison Nguyễn tại khu vực 7. Hãy bình tĩnh và thận trọng để chuẩn bị tư tưởng cho việc chọn lựa Thị trưởng, Nghị viên xứng đáng hơn.
Nhân dịp năm mới 2010, Thế Hệ Mới kính chúc quí đồng hương VN tỵ nạn cộng sản An Khang -Thịnh Vượng và thành công trên nhiều lãnh vực, đặc biệt ngày càng đoàn kết để chống lại những âm mưu xâm nhập và lũng đoạn cộng đồng, hầu tạo một môi trường lành mạnh cho thế hệ trẻ an tâm sát cánh cùng cha anh phục vụ đồng hương tại quê hương thứ hai và góp phần hữu hiệu vào việc yểm trợ cuộc đấu tranh dân chủ hóa nước nhà.
Mong lắm thay!
Đặng thiên Sơn
>> Xem Tiếp!
“Tre già măng mọc” là qui luật của tạo hóa!
Việt cộng rất sợ người Việt khắp nơi tại hải ngoại đoàn kết lại thành một khối. Vì đoàn kết là sức mạnh để ngăn chận sự xâm nhập phá hoại của chúng vào các sinh hoạt của người Việt quốc gia. Hơn thế nữa, sự đoàn kết còn là tiềm năng yểm trợ các tổ chức đấu tranh chống bạo quyền VC trong nước. Chính vì vậy, Việt cộng luôn luôn tìm cách phá hoại sự đoàn kết và các cơ hội tạo nên sự lớn mạnh, trẻ trung của cộng đồng.
Để thực hiện mưu đồ phá hoại, Việt cộng nằm vùng cấu kết với bọn tay sai, bọn đón gió trở cờ, bọn hám danh, bọn thời cơ trục lợi cố tình tạo ra khủng hoảng trong cộng đồng bằng nhìều cách. Bọn ác ôn này, một số núp trong bóng tối dùng ống đu đủ thổi những luồng hơi độc để gây hoang mang dư luận. Một số khác qua chiêu bài xây dựng, củng cố cộng đồng dùng các phương tiện như rỉ tai, e-mail và báo chí để bịa chuyện, vu cáo một cách trơ trẻn rằng tổ chức này, cá nhận nọ đang làm lợi cho Việt cộng vân vân và vân vân.
Ai cũng biết tại quê nhà Việt Nam người dân đã chán ngấy bọn Việt cộng bán nước, hại dân, nhưng chưa có một thế lực nào đủ sức đứng lên lật đổ chế độ thối nát này. Trong khi ấy, các Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại tuy được thành lập khắp nơi, nhưng không thể phủ nhận là mặc dầu có nhiều cố gắng vẫn không đạt được kết quả mong muốn, chưa tạo được một sức mạnh đáng kể để Việt cộng nể sợ. Ngược lại, Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang đối diện với sự thật phủ phàng là thế hệ Quân, Dân, Cán, Chính VNCH tuổi ngày một càng cao, đang thay phiên nhau đi đến một nơi không trở lại. Đây là thực tế không thể chối cải. Cùng lúc ấy, thế hệ mới đã vươn lên và đang đơm bông, kết trái. “Tre già măng mọc.” Đó là qui luật của tạo hóa. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết vun xới, bảo bọc, chở che và gìn giữ những măng non được coi là vốn luyến trí tuệ của cộng đồng, của xã hội thì e rằng hoài bão “Xây dựng cộng dồng - Giải thoát đất nước” khỏi gông cùm VC là chuyện xa vời. Do đó, đặt vấn đề xây dựng thế hệ trẻ cho tiền đồ cộng đồng và quốc gia dân tộc là điều cần thiết.
Để tiến trình xây dựng được kết quả mong muốn. Trước tiên thế hệ cha, ông hãy mạnh dạn tháo bỏ những thói lệ cổ xưa để giảm bớt xung đột suy nghĩ giữa “Cũ và Mới” khi làm việc chung với tuổi trẻ để trở thanh những kẻ vun xới vườn măng, vườn hồng.
Trong tinh thần góp sức vào việc xây dựng thế hệ trẻ, báo Thế Hệ Mới ra đời với quan điểm:
- Thế Hệ Mới là tiếng nói xây dựng thế hệ trẻ Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại.
-Thế Hệ Mới độc lập, không phục vụ và lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức, một cơ quan, một đảng phái hay hội đoàn nào.
-Thế Hệ Mới đóng góp yểm trợ các sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể là thái độ tự nguyện không phải là bổn phận hay trách nhiệm nên thuộc toàn quyền quyết định khi phù hợp với quan điểm của anh chị em chủ trương.
-Trên phương diện thương mại, thông tin, văn hoá, xã hội. Đối tượng phục vụ của Thế Hệ Mới là thân chủ quảng cáo, độc giả mọi lứa tuổi, mọi thành phần Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản.
-Trên phương diện chính trị. Đối tượng đấu tranh của Thế Hệ Mới là tập đoàn buôn dân, bán nước Việt cộng, bọn đón gió trở cờ và tay sai Việt Cộng.
Và Thế Hệ Mới không phải là diễn đàn để tranh cãi, nói qua, nói lại làm trò cười để nhận sự khinh bỉ của thiên hạ. Trong thời gian đầu, Thế Hệ Mới phát hành một tháng 2 kỳ vào ngày thứ Ba đầu tháng và giữa tháng. Những thay đổi sẽ được thông báo sau.
Con đường cứu nước còn dài, còn nhiều gian nan. Nhưng nếu ý thức được việc phải làm và cần làm, chúng ta sẽ không ngại đối đầu với nắng mưa, sương gió và sự chụp mũ này nọ.
Việt cộng gian ác đang tạo ra những đòn ly gián, nhưng khi nhận ra được âm mưu của chúng, chúng ta sẳn sàng đối đầu để đập tan những thủ đoạn này.
Một người thât tâm với việc xây dựng cộng đồng, thì họ không bao giờ nói hay viết những lời ép người quá đáng đối với những cá nhân đang đóng góp vào việc chung. Còn những kẻ ngồi nhà tưởng tượng để viết phóng sự bậy bạ, bài báo nhảm nhí vu khống người khác, vì khinh bỉ không ai muốn trả lời, họ cứ tưởng rằng đúng nên ai cũng ngán, ai cũng sợ. Nhưng, có dè đâu! Đó là sự lố bịch hết chỗ nói.
Phải hiểu rằng! Làm người ai cũng có miệng để ăn, để nói, để thốt những lời không chói tai hay chói tai. Ai cũng có lỗ tai để nghe. Ai cũng có tay cầm đũa, cầm viết để viết. Có chân để chạy, đi, đứng, nằm, ngồi. Và ai cũng “có nanh, có mõ” để gõ nhau . Làm người có tư cách rất khó. Làm kẻ hạ tiện rất dễ. Vì tiền, vì nhu cầu lợi ích cá nhân người ta sẽ trở thành kẻ hạ tiện, vô liêm sỉ dễ dàng .
Một người đứng đắn nghĩ mình quan tâm đến cộng đồng, điều cần thiết là phải đặt sự đoàn kết cộng đồng lên trên hết, không tạo cơ hội gây chia rẽ bằng cách chụp mũ hoặc đánh phá cá nhân hay hội đoàn khác chỉ vì quyền lợi phe nhóm, không cấu kết bè đảng để phục vụ “cái tôi vĩ đại”. Trước khi chỉ trích người hãy khiêm tốn nhìn lại chính mình. Hiểu được điều này, nhìn ra sự thật thì may ra mới cởi trói được ý thức chính trị ấu trĩ, sự hiểu biết nông cạn trong môi trường mới . Thành phần cha chú, cô dì phải can đảm nhận thức về mình, thì mới có được tinh thần sáng suốt để chấp nhận giá trị xuất sắc của cá nhân và sức mạnh của tập thể khi có sự tham gia của thế hệ trẻ trong sinh hoạt cộng đồng.
Xin hãy nhận ra nỗi bất hạnh của dân tộc khi chia rẽ cộng đồng vẫn còn. Vì cộng đồng xáo trộn, Việt cộng ngồi rung đùi!
Năm 2010, là năm quan trọng trong sinh hoạt giòng chính của người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS tại San Jose . Đó là việc thành phố bầu cử các chức vụ Thị trưởng và Nghị viên. Trong đó có bầu cử lại Nghị viên Madison Nguyễn tại khu vực 7. Hãy bình tĩnh và thận trọng để chuẩn bị tư tưởng cho việc chọn lựa Thị trưởng, Nghị viên xứng đáng hơn.
Nhân dịp năm mới 2010, Thế Hệ Mới kính chúc quí đồng hương VN tỵ nạn cộng sản An Khang -Thịnh Vượng và thành công trên nhiều lãnh vực, đặc biệt ngày càng đoàn kết để chống lại những âm mưu xâm nhập và lũng đoạn cộng đồng, hầu tạo một môi trường lành mạnh cho thế hệ trẻ an tâm sát cánh cùng cha anh phục vụ đồng hương tại quê hương thứ hai và góp phần hữu hiệu vào việc yểm trợ cuộc đấu tranh dân chủ hóa nước nhà.
Mong lắm thay!
Đặng thiên Sơn
>> Xem Tiếp!
Các Nhà Hành Pháp Tiểu Bang California Yêu Cầu Mỡ Cuộc Điều Tra Việc Cảnh Sát San Jose Dùng Bạo Lực
Thế Hệ Mới
Hai vị dân cử địa phương là ông Joe Coto-San Jose và Paul Fong-Cupertino đã chính thức yêu cầu Thanh Tra Tiểu Bang bà Elaine Howle mở cuộc điều tra với Sở Cảnh Sát San Jose đễ tìm hiểu thật sự các nhân viên Công Lực của thành phố San Jose có được huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ hay không? và Sở Cảnh sát San Jose có nghiêm túc giải quyết các vụ kiếu nạn của cư dân trong năm qua khi liên quan đến việc cảnh sát bạo hành sắc dân thiểu số.
Sau hàng loạt bài viết của tờ San Jose Mercury News, loan tải cảnh sát San Jose bạo hành, đã tạo ra một số phản ứng tức giận trong cộng đồng thiểu số đối với những nhân viên cảnh sát đã lạm dụng bạo lực trong khi bắt giữ cư dân gốc thiểu số và cùng với hành vi kỳ thị cảm quang (Racial profiling) của nhân viên cảnh sát San Jose trong khi thi hành công vụ. Ngày 20 tháng Giêng năm 2010 vừa qua, hai vị dân cử Joe Coto và Paul Fong đã chính thức gửi đơn cho tiểu bang California yêu cầu mở cuộc điều tra với Sở Cảnh Sát San Jose.
Dân cử Joe Coto, người từng giữ chứng vụ Tổng Giám Thị Học Khu East Side San Jose school nói “những thống kê, phân tích và tố cáo của cư dân trong mấy tháng qua thật sự làm cho ông khó chịu và ông phải đi đến quyết định yêu cầu tiểu bang mở cuộc điều tra”. Theo ông Coto thì những bản báo cáo trong thời gian gần đây thực sự trái ngược với những điều mà nhân viên cảnh sát đã hành xử trong thời gian mà ông còn giữ chức vụ Tổng Giám Thị. Theo ông Joe Coto thì “cảnh sát San Jose đã từng làm việc thật tốt trong việc bảo vệ các em học sinh và các khu vực trường học được an toàn”. Tuy nhiên lúc này chúng ta cần phải có một tổ chức độc lập đễ điều tra và sau đó có thễ sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm xây dựng lại niềm tin của cộng đồng.
Theo báo San Jose Mercury News, trong năm qua cảnh sát San Jose đã dùng bạo hành trong lúc bắt giam những người vi phạm luật pháp không nghiêm trọng “Misdemeanor”. Đặc biệt sắc dân Mễ là nhóm người bị bạo hành cao nhất so sánh với thống kê của tiểu bang California. Thật ra chỉ có một nhóm nhỏ trong lực lượng cảnh sát San Jose là những người thường xuyên dùng bạo hành trong khi thi hành công vụ mà thôi.
Ông dân cử Paul Fong có đề cập trong bài báo của San Jose Mercury News, về hai vụ bạo hành liên quan đến người Việt Nam: Cảnh sát bắn chết Daniel Phạm-một người bệnh tâm thần và vụ cảnh sát San Jose đánh sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Đại Học San Jose State. Đây là nguyên nhân chính đã thúc đẩy dân cử Paul Fong đồng ý yêu cầu mở cuộc điều tra với cảnh sát San Jose.
Ông Pete Carrillo, một thành viên của Liên Minh Các Sắc Dân được báo Mercury News phỏng vấn và ông cho biết thêm “ Tôi đánh giá cao việc làm của hai vị dân cử Joe Coto và Paul Fong vì đã nhận lãnh trách nhiệm của một người lãnh đạo đễ yêu cầu mở cuộc điều tra quan trọng này” và ông nói thêm “các thống kê trong việc cảnh sát bắt giữ các người gốc Mễ quá cao và thiên vị, ngoài ra các chi tiết trong các báo cáo thật quá rõ ràng và không ai có thể chối cải được.”
Thông thường thì các cuộc điều tra này kéo dài từ 4 đến 6 tháng và tốn kém khoảng $100 đến $250 ngàn mỹ kim. Sau khi cuộc điều tra chấm dứt thì văn phòng Thanh Tra Tiểu Bang sẽ gửi về thành phố San Jose những đề nghị thay đổi cần thiết đối với Sở Cảnh Sát.
>> Xem Tiếp!
Hai vị dân cử địa phương là ông Joe Coto-San Jose và Paul Fong-Cupertino đã chính thức yêu cầu Thanh Tra Tiểu Bang bà Elaine Howle mở cuộc điều tra với Sở Cảnh Sát San Jose đễ tìm hiểu thật sự các nhân viên Công Lực của thành phố San Jose có được huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ hay không? và Sở Cảnh sát San Jose có nghiêm túc giải quyết các vụ kiếu nạn của cư dân trong năm qua khi liên quan đến việc cảnh sát bạo hành sắc dân thiểu số.
Sau hàng loạt bài viết của tờ San Jose Mercury News, loan tải cảnh sát San Jose bạo hành, đã tạo ra một số phản ứng tức giận trong cộng đồng thiểu số đối với những nhân viên cảnh sát đã lạm dụng bạo lực trong khi bắt giữ cư dân gốc thiểu số và cùng với hành vi kỳ thị cảm quang (Racial profiling) của nhân viên cảnh sát San Jose trong khi thi hành công vụ. Ngày 20 tháng Giêng năm 2010 vừa qua, hai vị dân cử Joe Coto và Paul Fong đã chính thức gửi đơn cho tiểu bang California yêu cầu mở cuộc điều tra với Sở Cảnh Sát San Jose.
Dân cử Joe Coto, người từng giữ chứng vụ Tổng Giám Thị Học Khu East Side San Jose school nói “những thống kê, phân tích và tố cáo của cư dân trong mấy tháng qua thật sự làm cho ông khó chịu và ông phải đi đến quyết định yêu cầu tiểu bang mở cuộc điều tra”. Theo ông Coto thì những bản báo cáo trong thời gian gần đây thực sự trái ngược với những điều mà nhân viên cảnh sát đã hành xử trong thời gian mà ông còn giữ chức vụ Tổng Giám Thị. Theo ông Joe Coto thì “cảnh sát San Jose đã từng làm việc thật tốt trong việc bảo vệ các em học sinh và các khu vực trường học được an toàn”. Tuy nhiên lúc này chúng ta cần phải có một tổ chức độc lập đễ điều tra và sau đó có thễ sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm xây dựng lại niềm tin của cộng đồng.
Theo báo San Jose Mercury News, trong năm qua cảnh sát San Jose đã dùng bạo hành trong lúc bắt giam những người vi phạm luật pháp không nghiêm trọng “Misdemeanor”. Đặc biệt sắc dân Mễ là nhóm người bị bạo hành cao nhất so sánh với thống kê của tiểu bang California. Thật ra chỉ có một nhóm nhỏ trong lực lượng cảnh sát San Jose là những người thường xuyên dùng bạo hành trong khi thi hành công vụ mà thôi.
Ông dân cử Paul Fong có đề cập trong bài báo của San Jose Mercury News, về hai vụ bạo hành liên quan đến người Việt Nam: Cảnh sát bắn chết Daniel Phạm-một người bệnh tâm thần và vụ cảnh sát San Jose đánh sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Đại Học San Jose State. Đây là nguyên nhân chính đã thúc đẩy dân cử Paul Fong đồng ý yêu cầu mở cuộc điều tra với cảnh sát San Jose.
Ông Pete Carrillo, một thành viên của Liên Minh Các Sắc Dân được báo Mercury News phỏng vấn và ông cho biết thêm “ Tôi đánh giá cao việc làm của hai vị dân cử Joe Coto và Paul Fong vì đã nhận lãnh trách nhiệm của một người lãnh đạo đễ yêu cầu mở cuộc điều tra quan trọng này” và ông nói thêm “các thống kê trong việc cảnh sát bắt giữ các người gốc Mễ quá cao và thiên vị, ngoài ra các chi tiết trong các báo cáo thật quá rõ ràng và không ai có thể chối cải được.”
Thông thường thì các cuộc điều tra này kéo dài từ 4 đến 6 tháng và tốn kém khoảng $100 đến $250 ngàn mỹ kim. Sau khi cuộc điều tra chấm dứt thì văn phòng Thanh Tra Tiểu Bang sẽ gửi về thành phố San Jose những đề nghị thay đổi cần thiết đối với Sở Cảnh Sát.
>> Xem Tiếp!
Ngày Xuân Với Những Lễ Hội Thể Hiện Văn Hóa Dân Tộc
*Đặng thiên Sơn
Xuân đến! nhà nhà nhộn nhịp đón Xuân. Người ta đón Xuân bằng nhiều hình thức trong đó, người Việt Nam việc đón Xuân nhân dịp Tết Nguyên Đán với các Lễ Hội đã thể hiện được bản sắc của dân tộc.
Không biết ngày Tết của dân tộc Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng dựa theo những trang trí hoa văn trên mặt Trống Đồng Đông Sơn, thì những sinh hoạt lễ lạc của dân tộc Việt đã có mấy ngàn năm về trước từ thời Vua Hùng dựng nước.
Phải nói rằng, Tết là ngày Lễ Hội quan trọng nhứt của dân tộc Việt Nam. Bởi vì, Lễ là phần biểu hiện tâm linh sâu kín của con người. Còn Hội, là sự tập hợp vui chơi thể hiện phần văn hóa sinh động của đời sống. Cho nên Lễ Hội là một thể thống nhứt không thể tách rời và là một hiện tượng xã hội trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Lễ Hội lưu chuyển theo thời gian, do đó, trên đường đi nó tiếp nhận những điều mới mẻ của tư tưởng, tâm lý, văn hóa, nghệ thuật theo từng thời kỳ, từng thời đại. Lễ Hội vừa lưu giữ những cái cũ vừa tiếp nhận những cái mới để rồi trộn lẫn với nhau tạo thành các lớp lịch sử theo sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Chính vì thế Tết là dịp con người nhìn lại quá khứ để chuẩn bị khai mở, phát huy đời sống trên hai mặt tâm linh và vật chất cho tương lai.
Dầu là người Việt sống trong nước hay lưu vong nơi xứ người. Từ thành thị cho đến thôn quê. Trong ba ngày Tết tùy hoàn cảnh, người ta hay đến các Đình, Đền, Miếu, Chùa, nhà Thờ là nơi thờ phượng để cúng bái Thần, Thánh, Tiền Nhân, Giáo chủ tôn giáo. Bên cạnh những vọng tưởng thuộc về tâm linh, người ta còn tập hợp lại cùngnhau bày ra các trò chơi, các cuộc thi đua với nhiều hình thức. Mục đích vừa bảo vệ, vừa phát huy những giá trị truyền thống sẵn có.
Trong ba ngày Tết, dù không nói cho nhau nghe, nhưng chắc chắn ai cũng có những tâm nguyện trong lòng muốn thố lộ cùng trời đất. Tùy theo ý thức của từng cá nhân đối với quan hệ xã hội mà người ta khấn nguyện. Có những ước nguyện thể hiện lòng mong mõi chung. Tấm lòng chung thường dành cho quốc gia, dân tộc. Lòng riêng thì dành cho bản thân và gia đình. Như trước tiền đồ đen tối của đất nước, người Việt nào cũng muốn Việt Cộng sớm ngày sụp đỗ để dân tộc Việt sớm ngày có tự do, hạnh phúc, ấm no thật sự. Ai ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, sức khỏe dồi dào, phát tài, con cháu thành người hữu dụng của xã hội. Tất cả những ước nguyện chung và riêng đầy lòng thành như vừa kể được gởi gấm cho Trời Đất, Thần, Thánh, Tiền Nhân. Tất cả những khấn nguyện gởi đến những “kẻ khuất mặt” vào giờ những giờ phút thiêng liêng này của năm mới, dù chưa biết tương lai ra sao, nhưng đã tạo được sự bình ổn tâm lý cho mọi người.
TẾT: Ngày lễ với phần tâm linh
Trong dịp Tết tại các thôn làng, thành thị bất cứ nơi nào có Đền, Chùa, Lăng, Miếu, người người đủ mọi lứa tuổi đã đưa nhau đến thăm viếng để cúng bái, dân hương, dâng quả để tỏ lòng sùng kính, biết ơn tiền nhân. Nhứt là ở miền Bắc nơi có nhiều di tích lịch sử về Đền, Miếu, Động, Đình, Chùa, nên những ngày đầu năm khách thập phương đến viếng đông nghẹt.
TẾT: Ngày tập hợp vui chơi hưởng thụ
Tết là ngày vui chơi quên mọi ưu phiền của năm cũ, là cơ hội để tập trung triển lãm những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị của cộng đồng.
Văn hóa, xã hội được thể hiện qua các trò giải trí cổ truyền như: Sân khấu chèo tuồng kim, cổ, múa lân, làm trò. Phái nữ thì thi về các bộ môn thuộc lãnh vực Công, Dung, Ngôn, Hạnh như: sắc đẹp, nấu ăn, may vá thêu thùa, trang phục, nuôi con, dệt vải, cầm -kỳ-thi-họa v.v… Còn nam giới thì khoe sức, khoe tài, khoe trí qua các bộ môn: đô vật, bơi thuyền, kéo co, chọi gà, chọi trâu, ném côn, chạy đua, bơi lội, bóng rỗ, bóng chuyền, đánh cờ, thi văn thơ v.v…
Kinh tế được thể hiện qua các sản phẩm, các sáng tạo tùy theo từng thời kỳ từ nông phẩm, thủ công đến kỷ nghệ. Ở làng xã Việt Nam vào những ngày Tết các sản phẩm có từ nông nghiệp được trình bày nhiều nhứt. Những sản phẩm nông nghiệp này được trình bày tại Hội Tết với kết quả thu hoạch làm người du Xuân thưởng ngoạn lý thú một cách bất ngờ.
Chính trị được thể hiện thành tích qua những hoạt động được trình bày bằng hình ảnh, báo chí, sách vở với tiến trình từng giai đoạn.
Quân sự được thể hiện qua các chiến cụ phát minh, các thành tích dựng nước, giữ nuớc của tiền nhân. Đối với Việt Nam những chiến thắng quân sự lẫy lừng của tiền nhân vào những ngày đầu Xuân trong thời kỳ giữ nước luôn luôn được nhắc nhở tới như:
-Mùa Xuân năm 40: Hai Bà Trưng đã phấùt cờ khởi ngghĩa đánh Tô Định, quân Nam Hán để “Đền nợ nước, Báo thù nhà”.
-Mùa Xuân năm 248: Bà Triệu (Triệu thị Trinh) dấy binh tại núi Nưa, Thanh Hóa để đánh đuổi giặc Ngô.
-Mùa Xuân năm 542: Lý Bí khởi nghĩa lập ra nước Vạn Xuân. ( đó là tên nước Việt Nam lúc bấy giờ)
-Mùa Xuân năm 939: Ngô vương Quyền đã đập tan mộng xâm lăng của quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng.
-Mùa Xuân năm 981: Dưới thời Lê Hoàn, Bạch Đằng Giang một lần nữa là nơi chôn xác hàng vạn quân thù nhà Tống.
-Mùa Xuân 1076 và1077: Trong hai mùa Xuân liên tiếp, đại tướng Lý thường Kiệt đã phá tan sào huyệt xâm lăng của quân Tàu tại ải Chi Lăng và trên dòng sông Cầu.
-Mùa Xuân vào những năm 1258, 1285, 1288, là những mùa Xuân các danh tướng Nhà Trần đánh bại quân xâm lăng Mông Cổ với những trận lừng danh kim cỗ như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang.
-Mùa Xuân 1418: Lê Lợi cùng với quân sư Nguyễn Trải khởi nghĩa tại núi Lam Sơn, mở đầu cho cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh.
-Mùa Xuân 1789: Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, tái chiếm thành Thăng Long trong tay giặc.
- Mùa Xuân Mậu Thân 1968 của Quân Dân VNCH đã đẩy luôn ý đồ xâm lăng của CSBV.
- Mùa Xuân năm 2009 Sinh viên, thanh niên, học sinh VN hải ngoại, các đoàn thể quốc gia và cộng đồng VN tại bắc California khởi đầu cho cuộc biểu tình lên án tố cáo VC và Trung Cộng thông đồng lấn đất và biển của VN tại toà lãnh sự của chúng tại San Francisco.
VÀI TỤC LỆ CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀO MÙA XUÂN
Ngày Tết, ngoài những tục lệ có tính cách đơn giản cho từng nhà như đưa Ông Táo, Dựng Nêu, Đón Tổ Tiên, Đón Giao Thừa, Xông Đất, Lì Xì v.v…Dân Việt còn có những tục lệ cỗ xưa quan trọng thể hiện nếp sinh hoạt văn hóa của một dân tộc lấy Nông, Ngư, nghiệp làm đầu.
TỤC ĐÁNH CÁ THỜ
Để nhớ ơn các vị thần linh đã thường xuyên phù trợ cho mình có cá ăn, các ngư dân vùng Trung du Bắc Việt người Mường-Việt có tục lệ đánh cá thờ thần vào dịp đầu năm mới.
Tại những làng có tục thờ đánh bắt cá, địa phương quy định hẳn một nơi để dân làng đến bắt cá để thờ. Vùng được quy định gọi là Láng Cá Thờ. Những làng có lệ cúng dâng cá mỗi năm đều có tổ chức thi đánh bắt cá. Làng nào bắt được con cá lớn nhứt được chọn để dâng cúng và trúng giải.
Ở Kẻ Giáp xã Tứ Xã, Phong Châu tục đánh bắt cá thờ bắt đầu vào tối 11 tháng chạp. Trong ngày này dân làng người mang nơm, kẻ mang dập, kẻ chèo thuyền lưới kéo nhau ra gò Đồng Đậu để đánh cá. Sau ba tiếng chuông của Tổng đánh báo hiệu, và khi ông Chủ tế hô to câu: “Dân làng ta xuống mà đánh cá đi thôi.” Thì mọi người ùn ùn, hò reo, ùa cả xuống nước để bắt cá, không khí thật náo động vui vẻ. Người xua cá, kẻ dập cá, tạo nên quang cảnh tưng bừng vui nhộn hơn bao giờ. Thời gian đánh bắt cá kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ (2 canh giờ), thì chuông Tổng đánh ba hồi báo hiệu chấm dứt. Mọi người phải lên bờ và tất cả cá bắt được đều bày ra.
Dưới ánh đuốc sáng rực, Ban Hội Tề của làng chọn ra hai con cá lớn nhứt, lấy một con mỗ bụng đem nướng liền để ngày hôm sau cúng thần ( tức ngày 12 tháng chạp). Con còn lại lấy bẹ chuối ép lại, đấp đất sét bên ngoài rồi ủ than trấu cho chín rục để dành vào tiệc đầu Xuân tổ chức ngày mồng 10 tháng giêng. Tất cả số cá còn lại được làng chia đều cho từng gia đình. Gọi là phần lộc thánh.
Làng Đào Xá (huyện Tam Thanh) mở hột đánh cá thờ vào ngày 28 tháng giêng. Lệ của làng này, là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to, họ để nguyên con đem kho. Khi cá chín bày lên bàn thờ cúng Thần. Cúng Thần xong đem cá xuống chia cho mọi người ăn ngay tại sân đền. Gọi là lấy may.
TỤC MÚA GÀ PHỦ VÀ MỞ CỬA RỪNG
Tục này phát xuất từ xã Phú Lộc, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú ở gần khu rừng Trám. Tại bìa rừng Trám có cái gò, cạnh gò có một ngôi đền nhỏ thờ thần Tản Viên và bộ hạ của ông là ông thần Hổ.
Vào ngày mùng 3 Tết , cụ Từ và cụ Chủ tế làng đến đền làm lễ tại hậu cung. Ýù như đến trình thánh và bộ hạ của ông. Kế đó, vào đêm mồng 6 Tết, cụ Từ cùng cụ Chủ tế lên đền rừng Trám làm lễ mở cửa rừng để chúc mọi người một năm mới săn bắt được nhiều thú rừng. Khi đi cụ Từ mang theo một cặp gà trống mái tơ. Cùng đi với cụ có một tốp trai gái làng số lượng bằng nhau. Nam thì đóng khố cởi trần, vai mang mỗi người một cây cung và ba mũi tên. Nữ mặc váy và yếm (không mặc áo), tay không.
Ra tới bìa rừng, sau khi thắp hương khấn vái xong, trai làng đặt cung tên lên bàn thờ. Cụ Từ và Chủ tế mang cặp gà vào hậu cung cúng và làm lễ mật khấu rồi đặt cặp gà trói sẵn ở cạnh đền. Cho đến khi nhang tàn, trai làng nhận cung tên, lúc này đãõ thành vũ khí thiêng bắn trăm phát trăm trúng. Mỗi trai làng đều dùng cung tên bắn vào cặp gà. Sau đó cặp gà bị cắt tiết.Tiết chúng trộn vào nhau và được đỗ xuống đất. Tiếp đến cuộc múa của người thợ săn bắt đầu. Tốp nam đóng vai những thợ săn thiện nghệ. Tốp nữ đóng vai những con mồi. Những động tác múa của đám nam nữ mô tả theo những hoạt động của người thợ săn rình rập mồi, và những động tác của con mồi khi bị bắt.
Cuộc múa gà phủ diễn ra chưa tàn một cây nhang, thì từng cặp nam nữ tìm chỗ khuất để thực hiện cầu giao phối. Đây là một lệ của nghi lễ. Sau đó cuộc lễ coi như hoàn tất, mọi người kéo nhau ra về.
TỤC MÚA MO
Tục
c múa Mo xảy ra ở Thanh Uyên, huyện Tam Thanh , Vĩnh Phú mở ra vào ngày mồng 7 Tết để tưởng nhớ bà Xuân Nuơng, nữ tướng của Hai Bà Trưng và cũng để tưởng nhớ đến Thần Nông.
Trong ngày lễ, làng cử một thày cúng giỏi, biết chữ, khỏe mạnh, không có tang chế trong gia đình đóng vai Chúa Mo cúng lễ.. Chúa Mo ăn mặc hết sức sặc sở: Quần đỏ, áo dài màu da đồng, chít khăn tím, thắt lưng hồng, áo cổ hình lá sen xanh, hai vai đan chéo hai cờ đuôi nheo đỏ viền vàng. Chúa Mo ngồi ở chiếu giữa sân đình trước hương án. Một tốp nam nữ thanh tân số lượng bằng nhau, đứng thành hai hàng thẳng bên chiếu.
Tới giờ hành lễ chiêng trống nổi lên. Chúa Mo đứng dậy tay cầm ba nén nhang nghi ngút khói, nhìn thẳng vào bàn hương án rồi bắt đầu múa, và hô:'Mời Thần Nông về hưởng lễ'.
Chủ tế quần trắng, áo thụng xanh, mủ tế, chân đi hia, đứng bên hương án hô tiếp:'Hú hú hô! Hú hú hô! Vua Mo đã về.' Trai gái hai hàng hú theo, nhắc lại ba lần.
Chúa Mo cắm hương, rút cờ múa, rồi hát:
“ Trong làng cây móc
Làng ta đi học
Là đỗ Tam Khoa
Là hú hú ha
La hú hú hơ”.
Trai gái hú theo hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo hát tiếp:
“Trong làng cây muỗng
Làng ta làm ruộng
Lúa tốt đề đa
Là hú hà ha
Là hú hơ hơ”
Trai gái hai hàng lại lập lại hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo chúc lành cho bá tánh. Tiếp đến chủ lễ lấy bánh dầy, bánh chưng, bánh bột nặng hình tằm, hình kén đưa cho Chúa Mo để dâng cúng Thần Nông. Dân cúng xong, Chúa Mo tung lễ dâng cho dân chúng đứng chung quanh giựt lấy. Gọi là cướp lộc thánh ban, với quan niệm lộc sẽ làm cho nhà nhà sinh con cái đề huề, đầy đủ, sung túc, ăn no, mặc ấm, suốt năm.
TỤC ƯƠNG BÈO HOA DÂU
Tục này được dân làng Miên, xã Quỳnh Đồng, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình mở hội vào ngày mồng 4 Tết. Làng Miên nổi tiếng về nghề ương bèo hoa dâu. Dân làng Miên ương bèo hoa dâu làm phân bón nổi tiếng khắp các tỉnh miền Bắc. Bón bèo hoa dâu lúa bén chân nhanh, mau lớn như thổi, lại sạch sẻ không hôi hám.
Vào sáng mồng 4 Tết khi tế lễ xong, mọi người trong làng đứng vậy vây quanh sân đình để thưởng thức một hoạt cảnh làm vui vẻ cho cả làng mình.
Tất cả những sinh hoạt đời sống hàng ngày đều được trình diễn tại sân đình với các ngành nghề Sĩ, Nông, Công, Thương.
Chỗ này thì ông đồ nho há rộng mồm ra oai, giảng giải chữ nghĩa thánh hiền trước đám học trò mặt mày ngơ ngác, sợ hãi. Chỗ kia anh lái buôn bày bán đầy đủ các mặt hàng với lời quảng cáo chào mời khách một cách hết sức hấp dẫn. Chỗ nọ bác thợ hồ, thợ nề, thợ mộc, canh cửi đang trổ tay nghề v.v…
Riêng tại giữa sân đình được đấp một khoảng nhỏ làm mảnh ruộng giả đang chứa đầy nước. Mặt nước được phủ bèo hoa dâu xanh mượt, nõn nà. Trên mảnh ruộng ấy có bác nông phu đang dắt trâu ( người giả trâu) cày ruộng. Thỉnh thoảng mấy con trâu này nhảy lên bờ vẩy bùn vào các cô thiếu nữ đứng xem, tạo nên những tràng pháo tay náo nhiệt. Tiếng hò reo của mọi người hòa với tiếng chiêng trống vang động khắp thôn làng.
TỤC SĂN CUỐC ĐẦU NĂM
Ở Vĩnh Phú các làng Thượng Lạp, Phú Thứ, Huy Ngạc, Tam Phúc, Đạo Đức... trong tiệc đầu Xuân đều có tục săn Cuốc. Truyền thống của tục này là bảo vệ mùa màng vì chim rừng như Cuốc, Trĩ, Gà gô thường về ruộng phá hại lúa non.
Vào ngày mồng 4 tết, sau cuộc tế lễ ở đình, dân làng hò reo, nỗi trống, nổi mỏ, nổi chiêng, phèn la kéo nhau đi lùng các hang cùng ngõ hẽm, bờ rào, bụi tre và khắp đồng ruộng để đi tìm săn chim Cuốc. Ai bắt được Cuốc đem trình sẽ được lãnh thưởng.
Ở Bắc Hà, làng Trà Xuyên, Quế Sơn mở hội bắt Cuốc vào ngày mồng 8 Tết. Sau khi tế ở đình làng xong, dân làng tụ tập ở sân đình. Sau ba hồi chiêng trống lệnh, mọi người xông ra đồng tìm bắt Cuốc. Khi nghe tiếng chiêng thu quân mọi người tập hợp lại với tất cả Cuốc bắt được. Làng làm thịt Cuốc để cúng thần, cúng xong đem chia cho mọi người cùng ăn nhậu, thật vui vẻ.
Ở Thái Bình tại làng Chiềng, Tam Nông, huyện Hưng Hà, vào sáng mồng 1 Tết, người trong làng từ già đến trẻ, gái, trai đều sẵn sàng gậy gộc trên tay đứng đợi lệnh của 'Lềnh' (Người chỉ huy cuộc săn) để ùa nhau ra đồng, bờ, bụi tìm bắt Cuốc. Cuốc bắt được đem vể làm thịt cúng thần, sau đó mọi người cùng chia nhau hưởng dụng.
Riêng tại làng Yên Đỗ, huyện Bình lục, Nam Hà, cuộc săn Cuốc diễn ra như sau: Mỗi năm vào ngày mồng 3 và 5 tháng giêng là ngày nghỉ Tết. Cày cấy đâu đã vào đó, dân làng có tổ chức ngày săn Cuốc để chống lại sự phá hoại mùa màng của giống chim rừng này. Trong cuộc săn các vị bô lão đi giữa đám đông, còn đi đầu và cuối làm đám trai tráng khỏe mạnh. Lúc đi săn kẻ khua cồng, người đánh chiêng lệnh, người hò reo, kẻ la, người hét inh ỏi, làm náo động cả một vùng khiến chim muông trốn trong các bụi rậm, bờ ao kinh hoàng bay, chạy, nhảy tứ tung tìm nơi ẩn nấp. Lúc đó là lúc chúng bị dân làng tóm cổ.
LỄ CẦU TẰM, CƯỚP KÉN
Những làng trồng dâu nuôi tằm thường có tục cầu tằm, cướp kén vào những ngày đầu Xuân. Những vườn dâu của các làng này được trồng theo hai bờ nước, nhìn đến hết tầm mắt vẫn chưa hết được màu xanh.
Làng Phan Dư, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú mở hội vào ngày mồng 8 tháng giêng. Trong ngày này những con kén bằng nan tre nhuộm xanh, đỏ, vàng được buộc vào cây tre dựng trước cung tế. Làm tế lễ xong, Chủ tế trân trọng vác 'cây kén' ra cho làng giựt. Khi cướp được kén, người ta đem về buộc vào nương tằm với lời cầu mong tằm khỏe mạnh, cho ra tơ tốt.
Các làng Hương Nha huyện Thanh Tâm, Vĩnh Phú, làng Bàn Bạch huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú cũng làm lễ cướp kén vào tháng giêng.
TỤC RƯỚC LỤA VÂN SA
Tục này vào ngày mồng 5 Tếr hàng năm được dân làng Vân Sa, xã Tân Hồng, Huyện Ba Vì , Hà Tây mở hội.
Theo truyền thuyết Ngọc Hoa công chúa, vợ của Sơn Tinh thường cùng với chồng dạo khắp nước thăm hỏi dân tình. Ngày kia, hai người đến các bãi ven sông Thao, sông Hồng, Ngọc Hoa thấy các dãy đất mầu mỡ bỏ hoang phế lấy làm tiếc nên đã bày cho dân làng cách trồng dâu, nuôi tằm để dệt lụa. Tằm nhờ dâu đó đã cho ra nhiều tơ óng ả.
Được mùa lúa lại được mùa tơ tằm, Ngọc Hoa công chúa cho dệt những tấm lụa, tấm the lớn và đẹp để cống hiến vua cha. Đám rước lụa tiến vua của công chúa được toàn dân tổ chức thật linh đình. Đoàn rước lụa được chia thành hai tốp. Tốp thứ nhứt là những bà trung niên được tuyển lựa trước, dẫn đầu là những cô gái đẹp thanh xuân vác những né kén bằng tre, điểm loáng thoáng những lá dâu xanh bằng lụa. Những con nén được đẽo bằng gỗ xoan, có lỗ đục để luồn dây vào né. Kế kến là các thiếu nữ mặc toàn tơ lụa Vân Sa, tay mỗi cô cắp một rổ lá dâu. Phía sau các cô này là một kiệu hoa chất đầy tơ lụa quí giá do các cô thanh xuân khác khiêng, có tàng lộng che hai bên, có chiêng trống đánh lên gõ nhịp. Cuối cùng là tốp đàn ông, thanh niên. Đây là tốp trai tráng lực lưỡng, khỏe mạnh trong làng. Đám tráng niên này mặc áo lụa nâu, khăn đầu rìu, quần lụa màu, thắt lưng màu, vai vác cày hoặc cuốc, tay dắt những con trâu giả. Đám rước diễn hành lộng lẩy, trang trọng giữa làng.
Qua câu chuyện về lòng hiếu nghĩa của công chúa Ngọc Hoa đối với vua cha, dân làng Vân Sa từ đó hàng năm làm lễ rước lụa để ghi nhớ công ơn dạy nghề của công chúa, vừa để gìn giữ nghề quí của tổ tiên để lại.
Những cỗ tục Lễ Hội dân gian Việt nam còn nhiều không kể xiết. Nhưng qua những hoạt động vừa được trình bày ở trên, đã cho thấy sự tập hợp trong những ngày Tết là dịp để mọi người cùng tham gia, vừa trình diễn sáng tạo vừa thưởng thức hưởng thụ.
• Đặng thiên Sơn
>> Xem Tiếp!
Xuân đến! nhà nhà nhộn nhịp đón Xuân. Người ta đón Xuân bằng nhiều hình thức trong đó, người Việt Nam việc đón Xuân nhân dịp Tết Nguyên Đán với các Lễ Hội đã thể hiện được bản sắc của dân tộc.
Không biết ngày Tết của dân tộc Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng dựa theo những trang trí hoa văn trên mặt Trống Đồng Đông Sơn, thì những sinh hoạt lễ lạc của dân tộc Việt đã có mấy ngàn năm về trước từ thời Vua Hùng dựng nước.
Phải nói rằng, Tết là ngày Lễ Hội quan trọng nhứt của dân tộc Việt Nam. Bởi vì, Lễ là phần biểu hiện tâm linh sâu kín của con người. Còn Hội, là sự tập hợp vui chơi thể hiện phần văn hóa sinh động của đời sống. Cho nên Lễ Hội là một thể thống nhứt không thể tách rời và là một hiện tượng xã hội trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Lễ Hội lưu chuyển theo thời gian, do đó, trên đường đi nó tiếp nhận những điều mới mẻ của tư tưởng, tâm lý, văn hóa, nghệ thuật theo từng thời kỳ, từng thời đại. Lễ Hội vừa lưu giữ những cái cũ vừa tiếp nhận những cái mới để rồi trộn lẫn với nhau tạo thành các lớp lịch sử theo sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Chính vì thế Tết là dịp con người nhìn lại quá khứ để chuẩn bị khai mở, phát huy đời sống trên hai mặt tâm linh và vật chất cho tương lai.
Dầu là người Việt sống trong nước hay lưu vong nơi xứ người. Từ thành thị cho đến thôn quê. Trong ba ngày Tết tùy hoàn cảnh, người ta hay đến các Đình, Đền, Miếu, Chùa, nhà Thờ là nơi thờ phượng để cúng bái Thần, Thánh, Tiền Nhân, Giáo chủ tôn giáo. Bên cạnh những vọng tưởng thuộc về tâm linh, người ta còn tập hợp lại cùngnhau bày ra các trò chơi, các cuộc thi đua với nhiều hình thức. Mục đích vừa bảo vệ, vừa phát huy những giá trị truyền thống sẵn có.
Trong ba ngày Tết, dù không nói cho nhau nghe, nhưng chắc chắn ai cũng có những tâm nguyện trong lòng muốn thố lộ cùng trời đất. Tùy theo ý thức của từng cá nhân đối với quan hệ xã hội mà người ta khấn nguyện. Có những ước nguyện thể hiện lòng mong mõi chung. Tấm lòng chung thường dành cho quốc gia, dân tộc. Lòng riêng thì dành cho bản thân và gia đình. Như trước tiền đồ đen tối của đất nước, người Việt nào cũng muốn Việt Cộng sớm ngày sụp đỗ để dân tộc Việt sớm ngày có tự do, hạnh phúc, ấm no thật sự. Ai ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, sức khỏe dồi dào, phát tài, con cháu thành người hữu dụng của xã hội. Tất cả những ước nguyện chung và riêng đầy lòng thành như vừa kể được gởi gấm cho Trời Đất, Thần, Thánh, Tiền Nhân. Tất cả những khấn nguyện gởi đến những “kẻ khuất mặt” vào giờ những giờ phút thiêng liêng này của năm mới, dù chưa biết tương lai ra sao, nhưng đã tạo được sự bình ổn tâm lý cho mọi người.
TẾT: Ngày lễ với phần tâm linh
Trong dịp Tết tại các thôn làng, thành thị bất cứ nơi nào có Đền, Chùa, Lăng, Miếu, người người đủ mọi lứa tuổi đã đưa nhau đến thăm viếng để cúng bái, dân hương, dâng quả để tỏ lòng sùng kính, biết ơn tiền nhân. Nhứt là ở miền Bắc nơi có nhiều di tích lịch sử về Đền, Miếu, Động, Đình, Chùa, nên những ngày đầu năm khách thập phương đến viếng đông nghẹt.
TẾT: Ngày tập hợp vui chơi hưởng thụ
Tết là ngày vui chơi quên mọi ưu phiền của năm cũ, là cơ hội để tập trung triển lãm những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị của cộng đồng.
Văn hóa, xã hội được thể hiện qua các trò giải trí cổ truyền như: Sân khấu chèo tuồng kim, cổ, múa lân, làm trò. Phái nữ thì thi về các bộ môn thuộc lãnh vực Công, Dung, Ngôn, Hạnh như: sắc đẹp, nấu ăn, may vá thêu thùa, trang phục, nuôi con, dệt vải, cầm -kỳ-thi-họa v.v… Còn nam giới thì khoe sức, khoe tài, khoe trí qua các bộ môn: đô vật, bơi thuyền, kéo co, chọi gà, chọi trâu, ném côn, chạy đua, bơi lội, bóng rỗ, bóng chuyền, đánh cờ, thi văn thơ v.v…
Kinh tế được thể hiện qua các sản phẩm, các sáng tạo tùy theo từng thời kỳ từ nông phẩm, thủ công đến kỷ nghệ. Ở làng xã Việt Nam vào những ngày Tết các sản phẩm có từ nông nghiệp được trình bày nhiều nhứt. Những sản phẩm nông nghiệp này được trình bày tại Hội Tết với kết quả thu hoạch làm người du Xuân thưởng ngoạn lý thú một cách bất ngờ.
Chính trị được thể hiện thành tích qua những hoạt động được trình bày bằng hình ảnh, báo chí, sách vở với tiến trình từng giai đoạn.
Quân sự được thể hiện qua các chiến cụ phát minh, các thành tích dựng nước, giữ nuớc của tiền nhân. Đối với Việt Nam những chiến thắng quân sự lẫy lừng của tiền nhân vào những ngày đầu Xuân trong thời kỳ giữ nước luôn luôn được nhắc nhở tới như:
-Mùa Xuân năm 40: Hai Bà Trưng đã phấùt cờ khởi ngghĩa đánh Tô Định, quân Nam Hán để “Đền nợ nước, Báo thù nhà”.
-Mùa Xuân năm 248: Bà Triệu (Triệu thị Trinh) dấy binh tại núi Nưa, Thanh Hóa để đánh đuổi giặc Ngô.
-Mùa Xuân năm 542: Lý Bí khởi nghĩa lập ra nước Vạn Xuân. ( đó là tên nước Việt Nam lúc bấy giờ)
-Mùa Xuân năm 939: Ngô vương Quyền đã đập tan mộng xâm lăng của quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng.
-Mùa Xuân năm 981: Dưới thời Lê Hoàn, Bạch Đằng Giang một lần nữa là nơi chôn xác hàng vạn quân thù nhà Tống.
-Mùa Xuân 1076 và1077: Trong hai mùa Xuân liên tiếp, đại tướng Lý thường Kiệt đã phá tan sào huyệt xâm lăng của quân Tàu tại ải Chi Lăng và trên dòng sông Cầu.
-Mùa Xuân vào những năm 1258, 1285, 1288, là những mùa Xuân các danh tướng Nhà Trần đánh bại quân xâm lăng Mông Cổ với những trận lừng danh kim cỗ như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang.
-Mùa Xuân 1418: Lê Lợi cùng với quân sư Nguyễn Trải khởi nghĩa tại núi Lam Sơn, mở đầu cho cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh.
-Mùa Xuân 1789: Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, tái chiếm thành Thăng Long trong tay giặc.
- Mùa Xuân Mậu Thân 1968 của Quân Dân VNCH đã đẩy luôn ý đồ xâm lăng của CSBV.
- Mùa Xuân năm 2009 Sinh viên, thanh niên, học sinh VN hải ngoại, các đoàn thể quốc gia và cộng đồng VN tại bắc California khởi đầu cho cuộc biểu tình lên án tố cáo VC và Trung Cộng thông đồng lấn đất và biển của VN tại toà lãnh sự của chúng tại San Francisco.
VÀI TỤC LỆ CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀO MÙA XUÂN
Ngày Tết, ngoài những tục lệ có tính cách đơn giản cho từng nhà như đưa Ông Táo, Dựng Nêu, Đón Tổ Tiên, Đón Giao Thừa, Xông Đất, Lì Xì v.v…Dân Việt còn có những tục lệ cỗ xưa quan trọng thể hiện nếp sinh hoạt văn hóa của một dân tộc lấy Nông, Ngư, nghiệp làm đầu.
TỤC ĐÁNH CÁ THỜ
Để nhớ ơn các vị thần linh đã thường xuyên phù trợ cho mình có cá ăn, các ngư dân vùng Trung du Bắc Việt người Mường-Việt có tục lệ đánh cá thờ thần vào dịp đầu năm mới.
Tại những làng có tục thờ đánh bắt cá, địa phương quy định hẳn một nơi để dân làng đến bắt cá để thờ. Vùng được quy định gọi là Láng Cá Thờ. Những làng có lệ cúng dâng cá mỗi năm đều có tổ chức thi đánh bắt cá. Làng nào bắt được con cá lớn nhứt được chọn để dâng cúng và trúng giải.
Ở Kẻ Giáp xã Tứ Xã, Phong Châu tục đánh bắt cá thờ bắt đầu vào tối 11 tháng chạp. Trong ngày này dân làng người mang nơm, kẻ mang dập, kẻ chèo thuyền lưới kéo nhau ra gò Đồng Đậu để đánh cá. Sau ba tiếng chuông của Tổng đánh báo hiệu, và khi ông Chủ tế hô to câu: “Dân làng ta xuống mà đánh cá đi thôi.” Thì mọi người ùn ùn, hò reo, ùa cả xuống nước để bắt cá, không khí thật náo động vui vẻ. Người xua cá, kẻ dập cá, tạo nên quang cảnh tưng bừng vui nhộn hơn bao giờ. Thời gian đánh bắt cá kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ (2 canh giờ), thì chuông Tổng đánh ba hồi báo hiệu chấm dứt. Mọi người phải lên bờ và tất cả cá bắt được đều bày ra.
Dưới ánh đuốc sáng rực, Ban Hội Tề của làng chọn ra hai con cá lớn nhứt, lấy một con mỗ bụng đem nướng liền để ngày hôm sau cúng thần ( tức ngày 12 tháng chạp). Con còn lại lấy bẹ chuối ép lại, đấp đất sét bên ngoài rồi ủ than trấu cho chín rục để dành vào tiệc đầu Xuân tổ chức ngày mồng 10 tháng giêng. Tất cả số cá còn lại được làng chia đều cho từng gia đình. Gọi là phần lộc thánh.
Làng Đào Xá (huyện Tam Thanh) mở hột đánh cá thờ vào ngày 28 tháng giêng. Lệ của làng này, là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to, họ để nguyên con đem kho. Khi cá chín bày lên bàn thờ cúng Thần. Cúng Thần xong đem cá xuống chia cho mọi người ăn ngay tại sân đền. Gọi là lấy may.
TỤC MÚA GÀ PHỦ VÀ MỞ CỬA RỪNG
Tục này phát xuất từ xã Phú Lộc, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú ở gần khu rừng Trám. Tại bìa rừng Trám có cái gò, cạnh gò có một ngôi đền nhỏ thờ thần Tản Viên và bộ hạ của ông là ông thần Hổ.
Vào ngày mùng 3 Tết , cụ Từ và cụ Chủ tế làng đến đền làm lễ tại hậu cung. Ýù như đến trình thánh và bộ hạ của ông. Kế đó, vào đêm mồng 6 Tết, cụ Từ cùng cụ Chủ tế lên đền rừng Trám làm lễ mở cửa rừng để chúc mọi người một năm mới săn bắt được nhiều thú rừng. Khi đi cụ Từ mang theo một cặp gà trống mái tơ. Cùng đi với cụ có một tốp trai gái làng số lượng bằng nhau. Nam thì đóng khố cởi trần, vai mang mỗi người một cây cung và ba mũi tên. Nữ mặc váy và yếm (không mặc áo), tay không.
Ra tới bìa rừng, sau khi thắp hương khấn vái xong, trai làng đặt cung tên lên bàn thờ. Cụ Từ và Chủ tế mang cặp gà vào hậu cung cúng và làm lễ mật khấu rồi đặt cặp gà trói sẵn ở cạnh đền. Cho đến khi nhang tàn, trai làng nhận cung tên, lúc này đãõ thành vũ khí thiêng bắn trăm phát trăm trúng. Mỗi trai làng đều dùng cung tên bắn vào cặp gà. Sau đó cặp gà bị cắt tiết.Tiết chúng trộn vào nhau và được đỗ xuống đất. Tiếp đến cuộc múa của người thợ săn bắt đầu. Tốp nam đóng vai những thợ săn thiện nghệ. Tốp nữ đóng vai những con mồi. Những động tác múa của đám nam nữ mô tả theo những hoạt động của người thợ săn rình rập mồi, và những động tác của con mồi khi bị bắt.
Cuộc múa gà phủ diễn ra chưa tàn một cây nhang, thì từng cặp nam nữ tìm chỗ khuất để thực hiện cầu giao phối. Đây là một lệ của nghi lễ. Sau đó cuộc lễ coi như hoàn tất, mọi người kéo nhau ra về.
TỤC MÚA MO
Tục
c múa Mo xảy ra ở Thanh Uyên, huyện Tam Thanh , Vĩnh Phú mở ra vào ngày mồng 7 Tết để tưởng nhớ bà Xuân Nuơng, nữ tướng của Hai Bà Trưng và cũng để tưởng nhớ đến Thần Nông.
Trong ngày lễ, làng cử một thày cúng giỏi, biết chữ, khỏe mạnh, không có tang chế trong gia đình đóng vai Chúa Mo cúng lễ.. Chúa Mo ăn mặc hết sức sặc sở: Quần đỏ, áo dài màu da đồng, chít khăn tím, thắt lưng hồng, áo cổ hình lá sen xanh, hai vai đan chéo hai cờ đuôi nheo đỏ viền vàng. Chúa Mo ngồi ở chiếu giữa sân đình trước hương án. Một tốp nam nữ thanh tân số lượng bằng nhau, đứng thành hai hàng thẳng bên chiếu.
Tới giờ hành lễ chiêng trống nổi lên. Chúa Mo đứng dậy tay cầm ba nén nhang nghi ngút khói, nhìn thẳng vào bàn hương án rồi bắt đầu múa, và hô:'Mời Thần Nông về hưởng lễ'.
Chủ tế quần trắng, áo thụng xanh, mủ tế, chân đi hia, đứng bên hương án hô tiếp:'Hú hú hô! Hú hú hô! Vua Mo đã về.' Trai gái hai hàng hú theo, nhắc lại ba lần.
Chúa Mo cắm hương, rút cờ múa, rồi hát:
“ Trong làng cây móc
Làng ta đi học
Là đỗ Tam Khoa
Là hú hú ha
La hú hú hơ”.
Trai gái hú theo hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo hát tiếp:
“Trong làng cây muỗng
Làng ta làm ruộng
Lúa tốt đề đa
Là hú hà ha
Là hú hơ hơ”
Trai gái hai hàng lại lập lại hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo chúc lành cho bá tánh. Tiếp đến chủ lễ lấy bánh dầy, bánh chưng, bánh bột nặng hình tằm, hình kén đưa cho Chúa Mo để dâng cúng Thần Nông. Dân cúng xong, Chúa Mo tung lễ dâng cho dân chúng đứng chung quanh giựt lấy. Gọi là cướp lộc thánh ban, với quan niệm lộc sẽ làm cho nhà nhà sinh con cái đề huề, đầy đủ, sung túc, ăn no, mặc ấm, suốt năm.
TỤC ƯƠNG BÈO HOA DÂU
Tục này được dân làng Miên, xã Quỳnh Đồng, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình mở hội vào ngày mồng 4 Tết. Làng Miên nổi tiếng về nghề ương bèo hoa dâu. Dân làng Miên ương bèo hoa dâu làm phân bón nổi tiếng khắp các tỉnh miền Bắc. Bón bèo hoa dâu lúa bén chân nhanh, mau lớn như thổi, lại sạch sẻ không hôi hám.
Vào sáng mồng 4 Tết khi tế lễ xong, mọi người trong làng đứng vậy vây quanh sân đình để thưởng thức một hoạt cảnh làm vui vẻ cho cả làng mình.
Tất cả những sinh hoạt đời sống hàng ngày đều được trình diễn tại sân đình với các ngành nghề Sĩ, Nông, Công, Thương.
Chỗ này thì ông đồ nho há rộng mồm ra oai, giảng giải chữ nghĩa thánh hiền trước đám học trò mặt mày ngơ ngác, sợ hãi. Chỗ kia anh lái buôn bày bán đầy đủ các mặt hàng với lời quảng cáo chào mời khách một cách hết sức hấp dẫn. Chỗ nọ bác thợ hồ, thợ nề, thợ mộc, canh cửi đang trổ tay nghề v.v…
Riêng tại giữa sân đình được đấp một khoảng nhỏ làm mảnh ruộng giả đang chứa đầy nước. Mặt nước được phủ bèo hoa dâu xanh mượt, nõn nà. Trên mảnh ruộng ấy có bác nông phu đang dắt trâu ( người giả trâu) cày ruộng. Thỉnh thoảng mấy con trâu này nhảy lên bờ vẩy bùn vào các cô thiếu nữ đứng xem, tạo nên những tràng pháo tay náo nhiệt. Tiếng hò reo của mọi người hòa với tiếng chiêng trống vang động khắp thôn làng.
TỤC SĂN CUỐC ĐẦU NĂM
Ở Vĩnh Phú các làng Thượng Lạp, Phú Thứ, Huy Ngạc, Tam Phúc, Đạo Đức... trong tiệc đầu Xuân đều có tục săn Cuốc. Truyền thống của tục này là bảo vệ mùa màng vì chim rừng như Cuốc, Trĩ, Gà gô thường về ruộng phá hại lúa non.
Vào ngày mồng 4 tết, sau cuộc tế lễ ở đình, dân làng hò reo, nỗi trống, nổi mỏ, nổi chiêng, phèn la kéo nhau đi lùng các hang cùng ngõ hẽm, bờ rào, bụi tre và khắp đồng ruộng để đi tìm săn chim Cuốc. Ai bắt được Cuốc đem trình sẽ được lãnh thưởng.
Ở Bắc Hà, làng Trà Xuyên, Quế Sơn mở hội bắt Cuốc vào ngày mồng 8 Tết. Sau khi tế ở đình làng xong, dân làng tụ tập ở sân đình. Sau ba hồi chiêng trống lệnh, mọi người xông ra đồng tìm bắt Cuốc. Khi nghe tiếng chiêng thu quân mọi người tập hợp lại với tất cả Cuốc bắt được. Làng làm thịt Cuốc để cúng thần, cúng xong đem chia cho mọi người cùng ăn nhậu, thật vui vẻ.
Ở Thái Bình tại làng Chiềng, Tam Nông, huyện Hưng Hà, vào sáng mồng 1 Tết, người trong làng từ già đến trẻ, gái, trai đều sẵn sàng gậy gộc trên tay đứng đợi lệnh của 'Lềnh' (Người chỉ huy cuộc săn) để ùa nhau ra đồng, bờ, bụi tìm bắt Cuốc. Cuốc bắt được đem vể làm thịt cúng thần, sau đó mọi người cùng chia nhau hưởng dụng.
Riêng tại làng Yên Đỗ, huyện Bình lục, Nam Hà, cuộc săn Cuốc diễn ra như sau: Mỗi năm vào ngày mồng 3 và 5 tháng giêng là ngày nghỉ Tết. Cày cấy đâu đã vào đó, dân làng có tổ chức ngày săn Cuốc để chống lại sự phá hoại mùa màng của giống chim rừng này. Trong cuộc săn các vị bô lão đi giữa đám đông, còn đi đầu và cuối làm đám trai tráng khỏe mạnh. Lúc đi săn kẻ khua cồng, người đánh chiêng lệnh, người hò reo, kẻ la, người hét inh ỏi, làm náo động cả một vùng khiến chim muông trốn trong các bụi rậm, bờ ao kinh hoàng bay, chạy, nhảy tứ tung tìm nơi ẩn nấp. Lúc đó là lúc chúng bị dân làng tóm cổ.
LỄ CẦU TẰM, CƯỚP KÉN
Những làng trồng dâu nuôi tằm thường có tục cầu tằm, cướp kén vào những ngày đầu Xuân. Những vườn dâu của các làng này được trồng theo hai bờ nước, nhìn đến hết tầm mắt vẫn chưa hết được màu xanh.
Làng Phan Dư, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú mở hội vào ngày mồng 8 tháng giêng. Trong ngày này những con kén bằng nan tre nhuộm xanh, đỏ, vàng được buộc vào cây tre dựng trước cung tế. Làm tế lễ xong, Chủ tế trân trọng vác 'cây kén' ra cho làng giựt. Khi cướp được kén, người ta đem về buộc vào nương tằm với lời cầu mong tằm khỏe mạnh, cho ra tơ tốt.
Các làng Hương Nha huyện Thanh Tâm, Vĩnh Phú, làng Bàn Bạch huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú cũng làm lễ cướp kén vào tháng giêng.
TỤC RƯỚC LỤA VÂN SA
Tục này vào ngày mồng 5 Tếr hàng năm được dân làng Vân Sa, xã Tân Hồng, Huyện Ba Vì , Hà Tây mở hội.
Theo truyền thuyết Ngọc Hoa công chúa, vợ của Sơn Tinh thường cùng với chồng dạo khắp nước thăm hỏi dân tình. Ngày kia, hai người đến các bãi ven sông Thao, sông Hồng, Ngọc Hoa thấy các dãy đất mầu mỡ bỏ hoang phế lấy làm tiếc nên đã bày cho dân làng cách trồng dâu, nuôi tằm để dệt lụa. Tằm nhờ dâu đó đã cho ra nhiều tơ óng ả.
Được mùa lúa lại được mùa tơ tằm, Ngọc Hoa công chúa cho dệt những tấm lụa, tấm the lớn và đẹp để cống hiến vua cha. Đám rước lụa tiến vua của công chúa được toàn dân tổ chức thật linh đình. Đoàn rước lụa được chia thành hai tốp. Tốp thứ nhứt là những bà trung niên được tuyển lựa trước, dẫn đầu là những cô gái đẹp thanh xuân vác những né kén bằng tre, điểm loáng thoáng những lá dâu xanh bằng lụa. Những con nén được đẽo bằng gỗ xoan, có lỗ đục để luồn dây vào né. Kế kến là các thiếu nữ mặc toàn tơ lụa Vân Sa, tay mỗi cô cắp một rổ lá dâu. Phía sau các cô này là một kiệu hoa chất đầy tơ lụa quí giá do các cô thanh xuân khác khiêng, có tàng lộng che hai bên, có chiêng trống đánh lên gõ nhịp. Cuối cùng là tốp đàn ông, thanh niên. Đây là tốp trai tráng lực lưỡng, khỏe mạnh trong làng. Đám tráng niên này mặc áo lụa nâu, khăn đầu rìu, quần lụa màu, thắt lưng màu, vai vác cày hoặc cuốc, tay dắt những con trâu giả. Đám rước diễn hành lộng lẩy, trang trọng giữa làng.
Qua câu chuyện về lòng hiếu nghĩa của công chúa Ngọc Hoa đối với vua cha, dân làng Vân Sa từ đó hàng năm làm lễ rước lụa để ghi nhớ công ơn dạy nghề của công chúa, vừa để gìn giữ nghề quí của tổ tiên để lại.
Những cỗ tục Lễ Hội dân gian Việt nam còn nhiều không kể xiết. Nhưng qua những hoạt động vừa được trình bày ở trên, đã cho thấy sự tập hợp trong những ngày Tết là dịp để mọi người cùng tham gia, vừa trình diễn sáng tạo vừa thưởng thức hưởng thụ.
• Đặng thiên Sơn
>> Xem Tiếp!
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
Nguyễn Châu
Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Đông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
Về Ngũ Hành (Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ), Dần nói chung thuộc Dương Mộc. Nhưng người tuổi Dần tùy theo năm sinh sẽ có Bản Mệnh (hay Mạng) khác nhau:
1.- Giáp Dần (1914 và 1974): mạng Thủy (Đại Khê Thủy - “Lập định chi hổ” cọp ngồi yên)
2.- Bính Dần (1926 và 1986): mạng Hỏa (Lô Trung Hỏa - “Sơn lâm chi hổ” cọp tại rừng núi)
3.- Mậu Dần (1938 và 1998): mạng Thổ (Thành Đầu Thổ - “Quá sơb chi hổ” cọp vượt qua núi)
4.- Canh Dần (1950 và 2010): mạng Mộc (Tùng Bá Mộc - “Xuất sơn chi hổ” cọp ra khỏi núi)
5.- Nhâm Dần (1902 và 1962): mạng Kim (Kim Bạch Kim - “Quá lâm chi hổ” cọp đi qua rừng).
Năm nay là CANH DẦN. Canh thuộc Dương. Tháng Giêng kiến Mậu Dần, Mậu thuộc Thổ, “Thổ sinh Kim” do đó năm nay bắt đầu là Kim Vận. Chủ khí là Kim. Nhưng lại là Dương Kim thái quá, Mộc bất cập, tạo điều kiện cho Hỏa trở lại xâm lấn. Về thời tiết, táo khí lan tràn, mưa gió nhiều mà khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Kim thịnh Mộc suy mùa màng sẽ bị ảnh hưởng.
Về nhân sinh, Dương Kim thái quá, thế giới sẽ rơi vào cảnh chiến tranh vì Hỏa khí bốc lên ngùn ngụt. “Tướng hỏa tư thiên” các lò nguyên tử Bắc Hàn và Iran sẽ gây nhiều căng thẳng.
CHUYỆN CỌP
Cọp là hình tượng xuất hiện khá nhiều trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, các quốc gia khác, đặc biệt là Tây phương, rất hiếm hoi. Cọp tiếng Hán gọi là “hổ”. Cọp được xem như là vua của các loài dã thú (thú hoang), được tôn là “Chúa Sơn Lâm”.
Thời thượng cổ, người Trung Hoa đã dâng lễ vật cho Hổ vì cho rằng Hổ đã vồ và giết những con lợn rừng hay cày xới tan hoang những cánh đồng làng, dân làng sợ lơn rừng không dám đi cày cấy.
Cọp được xếp vào loài động vật thuộc Dương, tượng trưng cho hùng tính. Vì lý do này, trong văn hóa Trung Hoa, Bạch Hổ (cọp trắng) tượng trưng cho Mùa Thu và Phương Tây (Phương Tây lại được kết hợp với nguyên lý Aâm, thuộc “thư tính”).
Cọp còn là biểu tượng của can đảm, dũng mãnh, vì cọp có khả năng tiểu trừ ma quỷ, yêu quái. Có lẽ vì vậy mà người ta thấy hình tượng cọp được khắc chạm lên đá tại các nơi nghi là có ma quỷ và cụ thể là trên một số bia và mộ trong nghĩa địa.
Có một số tranh vẽ các vị thần cỡi cọp. Một số tranh khác vẽ hình đứa bé cưỡi cọp dựa theo truyền thuyết vì lòng hiếu, đứa con đã cỡi cọp để bảo vệ không cho nó xâm phạm đến người cha. Treo thanh Hổ là để trấn giữ chống tà ma.
Ngày xưa, người Việt Nam và Trung Hoa sợ cọp đến nỗi kiêng kỵ không dám nói đến chữ cọp. Họ phải gọi bằng một cái tên khác khi muốn ám chỉ Cọp.
Người Trung Hoa gọi Cọp bằng tiếng lóng là “da chong”(Đại Trùng - Big Insect) hoặc “Chúa Sơn Lâm”. Có nhiều vị quan đầu tỉnh đã lập bàn thờ, thay mặt nhân dân, cầu khẩn “Chúa Sơn Lâm hãy trở lại núi rừng và ở lại đó, đừng làm hại dân” và theo truyền thuyết thì cọp đã chấp thuận lời cầu xin, rời khỏi làng xóm. Một số chuyện cổ tích Trung Hoa kể rằng “Chúa Sơn Lâm thường nghe theo lời của các nhà cầm quyền” chẳng hạn như truyện một phụ nữ cao niên đã Cọp ra tòa tố cáo cọp đã giết con trai của bà và hiện bà đang bị đói có thể chết. Viên quan tòa quyền lực đã đòi cọp phải ra hầu tòa. Cọp bị kết án là phải cung cấp thực phẩm cho người phụ nữ này cho đến cuối đời bà ta.
Có truyền thuyết cho rằng tại miền Nam Trung Hoa, các dân tộc thiểu số có thể hóa thân thành cọp.
Trong văn hóa Trung Hoa, chữ “Bạch hổ” là một thành ngữ thô lỗ ám chỉ người đàn bà. “Hổ bộ” (Tiger step) chỉ một trong ba mươi tư thế giao hợp nam nữ trong sách xưa.
Người Việt Nam ở vùng rừng núi hoặc gần rừng núi, hoặc thường phải đi xuyên rừng cũng kiêng không gọi tên thật của cọp. Người ta gọi cọp là “Ông Ba Mươi”, “Ông Mễnh”, “Ông Kễnh. Ở miền Trung Việt Nam, người ta gọi Cọp là “Ôân” hay “Mệ”. Thành ngữ “xuôi tay cho Mệ nuốt” có nghĩa là buông xuôi, mặc số phận, không phần đấu nữa.
Trong loài vật cọp được gọi là “ông” một cách lễ độ. Người sợ cọp là vì thấy cọp hung dữ và sức mạnh thường vồ chết người để ăn thịt.
SỰ TÍCH CÁI TÊN “ÔNG BA MƯƠI”
Tại sao gọi cọp là “Ông Ba Mươi”? Cho đến nay, chưa có một thoại nào có tính cách “hợp tình hợp lý”, ngoài truyền thuyết “Phạm Nhĩ náo loạn Thiên Cung bị đày xuống trần gian”. Chuyện kể rằng:
Từ ngàn xưa, trên Thượng Giới, có một người có sức khỏe lạ lùng, có thể dời núi lấp biển, đội đá phá cây..không một sánh nổi. Về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trong Thiên đình. Người này có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.
Quen thói từ lúc nhỏ vốn tinh nghịch và hung hăng, Phạm Nhĩ không mấy khi ở yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông không thích. Nhưng người ta đều tránh né, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng không chịu nổi một cú đấm, hoặc cái gạt của ông.
Thấy mọi người đều kém tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phu. ïÔng cho rằng các vị thần chung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là những kẻ yếu ớt, tài nghệ được bao nhiêu. Phạm Nhĩ bất mãn vì bấy lâu danh tiếng ông nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng vời vào để trao cho một chức vị xứng đáng. Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phụ của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ coi thường cả Ngọc Hoàng, tự cho rằng có sức mạnh và tài phép như ông thì phải làm vua nhà Trời mới phải.
Thế rồi chẳng bao lâu ông đã quy tụ một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình, nhưng vì sợ oai Phạm Nhĩ, nên không một ai dám bắt. Cuối cùng, Phạm Nhĩ dẫn đội quân tiến đến Thiên cung đòi đánh Ngọc Hoàng dành quyền cai trị Thiên Đình.
Ngọc Hoàng Thượng Đế vội vàng sai các Thiên tướng đem quân nghênh chiến. Có đến mười tám vị thiên tướng, vị nào cũng túc trí thần thông, miệng thét ra lửa tay bẻ gẫy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Chưa đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về.
Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Nhưng cũng chẳng mấy chốc số người này cũng bại trận. Quân nhà Trời đông, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy tán loạn. Thừa thắng, Phạm Nhĩ tiến lên vây chặt Thiên cung.
Ngọc Hoàng thượng đế hết sức lo ngại. Theo lời bàn của các triều thần, Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu Tinh Quân đi cầu cứu đức Phật. Đức Phật sai đức Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ.
Nhưng không ngờ Chuẩn Đề pháùp thuật cao cường mà vẫn không thắng được Phạm Nhĩ, phải bỏ chạy về bạch Phật.
Đức Phật liền đích thân ra tay. Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may thóa mạ Ngọc Hoàng và triều thần bất tài bất lực, thì đức Phật đã hiện ra giữa không trung. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của đức Phật, toàn thân co rúm không cử động tay chân được nữa. Thế là ông bị bắt. Phật giao Phạm Nhĩ cho Ngọc Hoàng phân xử, huấn thị là làm cho y hối lỗi chứ đừng giết hại nữa.
Ngọc Hoàng bèn đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp loài vật. Nhưng trước hết Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để tước bớt sức mạnh, sợ bất thần ông lại bay trở về Trời náo loạn. Hơn nữa, Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại. Tuy nhiên, thể theo lời dặn của đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm để an ủi đôi phần.
Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn còn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu chúa tể mà Ngọc Hoàng phong cho. Cho đến sau này, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiêng ông, không dám gọi cái tên “Hổ”, mà chỉ gọi tránh là ông “Ba Mươi”.
Gọi là ông Ba Mươi là vì, mỗi khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu đánh ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.
CỌP TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Cổ tích Việt Nam có rất nhiều chuyện liên quan đến Cọp. Trong sách “Việt Nam Văn Học Toàn Thư “(Hoàng Trọng Miên) có khoảng 15 chuyện, phần lớn có tính khôi hài, mỉa mai sự ngu khờ của cọp, ca tụng trí khôn con người (Aên trộm và cọp rình nhà; Cọp mắc đuôi trong bụi dừa nước; Cọp bị đá; Đút sáp cho cọp ăn khỏi chết; Bầy trâu với cọp; Chuột mộng hóa cọp; Chồn với cọp; Tại sao cọp ăn thịt người; Cọp và chó rừng; Cọp mắc bẫy không ai thèm cứu; một vài chuyện có tính cách huyền bí (Vua Hóa Hổ; Mã Hổ Táng) hầu hết đều không có tính cách ngụ ngôn hoặc chuyên chở đạo lý.
Chuyện “Vua Hóa Cọp” xảy ra vào đời nhà Lý. Vua Lý Thần Tôn lên ngôi được ít lâu thì mắc chứng bệnh khác thường, mình mẫy mọc lông như cọp, gầm thét suốt ngày. Danh y trong nước đều bó tay. Bỗng một hôm triều thần nghe bọn trẻ hát rằng “Muốn chữa bệnh vua phải tìm đức Minh Không mới được.”
Minh Không là một thiền sư, ở chùa Đạm Xá, tỉnh Ninh Bình, đệ tử của Từ Đạo Hạnh, được truyền pháp thuật cho. Khi Từ Đạo Hạnh sắp chết, có dặn Minh Không rằng “Nay ta thác sinh làm đế vương, nếu mai sau có mắc bệnh gì, ngươi nhớ mà cuú ta với”
Quan địa phương tâu lên, triều đình phái người tìm Minh Không và mời vào cung. Minh Không dùng pháp thuật cho đoàn thuyền của quân binh Triều Đình về thật nhanh rồi vào cung. Các danh y thấy Minh Không ăn mặc tầm thường tỏ vẻ coi nhẹ. Minh Không cầm một cái đinh dài một tấc cắm vào một cai coat trong cung và nói “Ai nhổ được cái đinh này ra thì mới chữa được bệnh vua”. Mọi danh y đều thử sức nhưng không ai nhổ được. Minh Không dùng hai ngón tay rút ra một cách nhẹ nhàng.
Minh Không nấu dầu sôi rồi rưới lên mình vua, rưới đến đâu lông ruing tới đó, vua trở lại bình thường. Lý Thần Tông tôn Minh Không làm Quốc Sư, nhưng Minh Không cáo từ ra đi.
Chuyện “Mả Hổ Táng” kể rằng vào đời vua Lê, có ông quan là Lý Khắc Cần, đem quân vào rừng lấy gỗ, bị cọp vồ chết. Xác còn nguyên, nhưng quân lính không thể đưa về được vì có cọp ngồi canh giữ. Quan tỉnh đưa quân lên lấy xác, thấy voi và cọp từng đàn vây quanh xác quan, phải bắn súng mới giải tán được. Xác đem về tỉnh chôn cất, nhưng ba ngày sau thấy huyệt trống vì quan tài đã bị voi cọp về quật lên mang vào núi chôn. Con cháu Lý Khắc Cần đến cửa Truông, núi Đại Ngàn ở ranh giới Hà Tĩnh và Nghệ An thì thấy mộ. Quan tỉnh ra lệnh để yên vì “Mả Hổ Táng” rất tốt sẽ phát làm quan lớn.
Trong văn chương hiện đại, vào thập niên 1970, có chuyện “Ông Vua Hóa Hổ” nhưng nội dung hoàn toàn khác với chuyện thời nhà Lý. Chuyện kể rằng:
“Vào đầu thế kỷ thứ 20, tại Việt Nam có một ông vua rất mực thương dân, muốn cho dân được ấm no, hạnh phúc và được học hành. Vua sống rất bình dân và có thói quen tiết kiệm của cải “rất cao”. Nghe nói có một vị pháp sư ở vùng tuyết phủ Tây phương có phép thuật tài tình làm cho dân được ấm no, nước được phú cường một cách nhanh chóng, vua liền cùng tứ trụ triều đình và hoàng hậu lên đường đi cầu học pháp thuật để mong đem về giúp cho dân được ăn no, mặc ấm và xóa đói giảm nghèo cho đất nước.
Vua và đoàn tùy tùng quả nhiên đã đến vùng Tây phương trắng xóa tuyết lạnh và đã được vị pháp sư cao tay ấn dạy cho các pháp thuật cần thiết để biến hóa mà giúp dân. Sau một thời gian học và tập, thấy đã tiếp thu đầy đủ lý thuyết, thực hành nhuần nhuyễn, Vua và tùy tùng xin về nước. Pháp sư và quốc vương xứ tuyết trắng cấp cho một số lương thực đi đường khá hậu hĩnh đầy đủ món ngon vật lạ.
Vừa ra khỏi biên giới nhà Vua đề nghị với tứ trụ triều đình và hoàng hậu rằng: “Ta nên tiết kiệm, đừng dùng đến số lương thực này, trên đường về tôi đã nghĩ ra kế hoạch tự lực cánh sinh. Triều thần “nhất trí” nhưng hỏi vua phải làm như thế nào để tự túc. Vua phán “Ta sẽ dùng phép hòa thành một con Hổ, Vua làm cái đầu, hoàng hậu làm cái đuôi, tứ trụ làm bốn chân. Thế là thời gian đi qua các rừng núi ta tha hồ mà ăn thịt các thú vật để khỏi đụng đến lương thực dự trữ.
Cuộc hành trình kéo dài nhiều tháng trong rừng núi, Vua hóa hổ ăn thịt sống quá nhiều đến nỗi một số phép biến hóa bị suy giảm do ảnh hưởng của chất máu sinh vật. Khi về đến ranh giới đất nước, vua mừng lắm, nhưng lại thấy nhân dân không hồ hỡi, phấn khởi nghênh đón mình thì đâm ra tức giận lũ vô ơn, vô tình. Vua quên mất là phái đoàn mình đã biến thành cọp, miệng còn vấy máu, khiến nhân dân sợ hải, người thì bỏ chạy, kẻ thì chống lại. Trước tình hình khó hiểu đó, vua đành vào tạm trú trong một cái hang ở vùng Tây Bắc. Trong cơn mộng, Vua nhận ra là mình đang mang lốt cọp dữ dằn. Thức dậy, vua vận dụng phép thuật để biến lại thành người, nhưng vì sát sanh quá mạng trên đường đi, phép hiện nguyên hình không còn linh ứng nữa.
Từ đó, vua càng hung bạo tha hồ tàn sát, gầm rú hăm dọa và ăn luôn thịt của nhân dân mình. Cả thế giới hoảng sợ. Cuối cùng Vua ấy bị một số lực sĩ có tài “đả hổ” vây lưới giam lỏng, sau một thời gian thì ngả bệnh chết. Xác không được chôn, người ta đem ướp để triển lãm.
Theo dư luận thì câu chuyện này ra đời sau 30-4-1975, tác giả của nó bị bắt bỏ tù, bởi vì thấy độc giả không hiểu thấu thâm ý của mình viết về cái gì,về kẻ nào, bèn tiết lộ cho một vài người biết ông vua đó là ai.
Thơ tiền chiến, có bài “Nhớ Rừng” của Thế Lữ khá hay và rất nổi tiếng. Bài thơ được gửi gấm tâm sự của một người vong quốc, bị giam cầm, nhớ về thời vàng son của đất nước mà căm hờn giặc xâm lăng. Qua lời con Hổ trong vườn Bách Thú.
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi,
Với khi hát khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn cỏ hoa, không tên không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm mối uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Thế Lữ (1936)
Cuộc xướng hoạ giữa Hồ Xuân hương và Chiêu Hổ
Chiêu Hổ tên thật là Phạm Đình Hổ (1768-1839), một danh sĩ thời Lê Cảnh Hưng. Oâng là bạn văn thơ với Hồ Xuân Hương chủ nhân của Cổ Nguyệt đình (trong Hán tự chữ “cổ” ghép với chữ “nguyệt” là chữ “Hồ). Do đó, khi Chiêu Hổ nói “ghẹo nguyệt” là ám chỉ Hồ Xuân Hương. Cuộc xướng họa trêu ghẹo nhau gồm nhiều bài, ở đây chỉ xin dẫn ra hai bài có liên quan đến chữ Hổ,
Hùm tức là cọp.
Trách Chiêu Hổ
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Hồ Xuân Hương
Chiêu Hổ hoạ lại:
Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng không ai mó,
Sao có hùm con bỗng trốc tay ?
Một Số Từ Ngữ Có Chữ “Cọp” Hoặc Hổ
Hổ tướng: vị tướng tài giỏi và đầy uy dũng thời nhà Tùy và nhà Đường bên Tàu (khoảng năm 791-862) nổi tiếng nhất là Dương Kiên và Lý Thế Dân.
Hổ trướng: nơi đóng bản doanh của tướng soái ở mặt trận.
Hổ quyền: một địa danh tại Cố Đô Huế. Hổ quyền là sân đấu dành cho Hổ và Voi được xây dựng năm 1830 thời nhà Nguyễn, tọa lạc ở phía nam sông Hương, tại thôn Trường Đá, Thủy Biều-Huế (hiện còn di tích, xem hình)
Hổ phụ sinh hổ tử: ý nói cha oai hùng con cũng oai hùng.
Dưỡng hổ vi hoạn: nuôi cọp có ngày gặp việc chẳng lành.
Hổ cốt: xương cọp (thường dùng để nấu cao “hổ cốt” bổ gân xương, tăng lực)
Hổ cáp (scorpion) con bò cạp (trong tử vi Tây phương)
Hổ huyệt: hang cọp “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử” (Ban Siêu-nhà Hán): Không vào hang cọp sao bắt được cọp con, ý nói phải vào nơi nguy hiểm mới làm nên việc lớn.
Hổ bảng: bảng ghi tên tân khoa Tiến sĩ võ (đời nhà Thanh)
Hổ khẩu: miệng cọp
Hổ cứ: điểm chiến lược
Hổ phù:dấu hiệu đầu cọp trên áo sĩ quan xưa (áo thêu hổ phù); tấm quân hiệu để làm tin khi trình báo trong quân ngũ.
Hổ uy: oai cọp (Hồ giả hổ uy: Chồn mượn oai cọp để hù các loài thú khác - Cáo mượn oai hùm)
Hổ lửa: tên một loại rắn hổ
Hổ mang: một loại rắn
Hổ lang:chỉ loài hung dữ, tính hung dữ
Hổ lốn: các thức ăn khác nhau bỏ chung làm một món
Hổ phách: nhựa của một loại cây lá hóa thạch (tên khoa học Succium)- Màu hổ phách: màu vàng ánh da cam
“Họa hổ họa bì, nan họa cốt; tri nhân tri diện bất tri tâm”
Họa hổ bất thành: ý nói làm việc lớn mà không xong.
Cọp Mà Không Phải Cọp
Cọp cái: chỉ người đàn bà hung dữ
Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận: chỉ vùng đất hoang vu nguy hiểm ở phía nam Trung Phần Việt Nam thế kỷ 19.
Cọp-pi: chép lại bài của người khác (do chữ Pháp “copier” bị Việt hóa)
Đi cọp: đi xe hoặc tàu mà trốn mua vé
Đọc cọp, xem cọp: đọc hoặc xem (sách, báo) mà không chịu mua.
Cọp má: chỉ khuôn mặt bị teo, lõm vì tuổi già.
Hùm
“Râu hùm hàm ém mày ngài”: tả tướng mặt Từ Hải
“Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”: tả nỗi lo sợ của Thúy Kiều tại Quan Aâm Các (câu 2016)
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”(2516)
“Mèo tha miếng thịt xôn xao
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi”
Thành ngữ
“Một rừng không thể có hai cọp” chỉ sự kỵ nhau giữa hai người tài giỏi.
“Thả cọp về rừng”tạo điều kiện môi trường thuận cho kẻ dữ hoạt động.
Cuộc Long Hổ Tranh Hùng
Vào thời mới tạo thiên lập địa, Rồng thấy mình uy dũng và nhiều tài năng hơn Cọp nên có tham vọng làm Chúa tể muôn loài. Vì vậy mà xảy ra cuộc Tranh Hùng Long Hổ.
Cuộc giao đấu kinh thiên động địa nhưng kết quả bất phân thắng bại, nên Ngọc Hoàng Thượng Đế mới quyết định đứng ra phân xử cho hai bên.
Khi nghe được tin này, Rồng trở nên lo lắng. Lo là vì ngoại hình của Rồng lúc đó trông không được hùng vĩ lắm, vì chưa có hai cái gạt (sừng). Chỉ có con gà trống mới có sừng nên trông rất dũng mãnh. Con rết đã gợi ý Rồng mượn tạm sừng của gà trống để đi trình diện Ngọc Hoàng. Lúc đầu gà trống từ chối, nhưng vì Rết đưa ra lời cam kết bảo đảm sự chân thật của Rồng và các bạn của rết cũng cam kết, nên gà bằng lòng cho mượn.
Khi Rồng và Cọp đến trước Ngọc Hoàng để chờ phán quyết, cả hai đều trông rất kinh khiếp và hung tợn. Ngọc Hoàng liền cử Rồng làm vua của Thủy Giới và Cọp làm vua Địa Giới.
Hổ đã có sẵn biểu hiệu của sinh vật rồi, nên Ngọc Hoàng cũng ban cho Rồng một dấu hiệu tương đương với Cọp. Vì đã lỡ mang sừng khi nhận biểu hiệu chức vụ, nên bất đắc dĩ, Rồng không trả lại sừng cho gà trống.
Tức giận, gà trống đuổi theo rết. Rết chui vào lòng đất. Do đó, cho đến ngày nay, gà trống vẫn hận thù rết. Tiếng gà gáy mỗi buổi sáng... nghe vang vọng đó là sự tố cáo Rồng cướp sừng từ hàng ngàn năm trước.
Chuyện Cọp còn nhiều, nhưng xin dừng lại ở đây.
NGUYỄN CHÂU (2009)
>> Xem Tiếp!
Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Đông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
Về Ngũ Hành (Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ), Dần nói chung thuộc Dương Mộc. Nhưng người tuổi Dần tùy theo năm sinh sẽ có Bản Mệnh (hay Mạng) khác nhau:
1.- Giáp Dần (1914 và 1974): mạng Thủy (Đại Khê Thủy - “Lập định chi hổ” cọp ngồi yên)
2.- Bính Dần (1926 và 1986): mạng Hỏa (Lô Trung Hỏa - “Sơn lâm chi hổ” cọp tại rừng núi)
3.- Mậu Dần (1938 và 1998): mạng Thổ (Thành Đầu Thổ - “Quá sơb chi hổ” cọp vượt qua núi)
4.- Canh Dần (1950 và 2010): mạng Mộc (Tùng Bá Mộc - “Xuất sơn chi hổ” cọp ra khỏi núi)
5.- Nhâm Dần (1902 và 1962): mạng Kim (Kim Bạch Kim - “Quá lâm chi hổ” cọp đi qua rừng).
Năm nay là CANH DẦN. Canh thuộc Dương. Tháng Giêng kiến Mậu Dần, Mậu thuộc Thổ, “Thổ sinh Kim” do đó năm nay bắt đầu là Kim Vận. Chủ khí là Kim. Nhưng lại là Dương Kim thái quá, Mộc bất cập, tạo điều kiện cho Hỏa trở lại xâm lấn. Về thời tiết, táo khí lan tràn, mưa gió nhiều mà khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Kim thịnh Mộc suy mùa màng sẽ bị ảnh hưởng.
Về nhân sinh, Dương Kim thái quá, thế giới sẽ rơi vào cảnh chiến tranh vì Hỏa khí bốc lên ngùn ngụt. “Tướng hỏa tư thiên” các lò nguyên tử Bắc Hàn và Iran sẽ gây nhiều căng thẳng.
CHUYỆN CỌP
Cọp là hình tượng xuất hiện khá nhiều trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, các quốc gia khác, đặc biệt là Tây phương, rất hiếm hoi. Cọp tiếng Hán gọi là “hổ”. Cọp được xem như là vua của các loài dã thú (thú hoang), được tôn là “Chúa Sơn Lâm”.
Thời thượng cổ, người Trung Hoa đã dâng lễ vật cho Hổ vì cho rằng Hổ đã vồ và giết những con lợn rừng hay cày xới tan hoang những cánh đồng làng, dân làng sợ lơn rừng không dám đi cày cấy.
Cọp được xếp vào loài động vật thuộc Dương, tượng trưng cho hùng tính. Vì lý do này, trong văn hóa Trung Hoa, Bạch Hổ (cọp trắng) tượng trưng cho Mùa Thu và Phương Tây (Phương Tây lại được kết hợp với nguyên lý Aâm, thuộc “thư tính”).
Cọp còn là biểu tượng của can đảm, dũng mãnh, vì cọp có khả năng tiểu trừ ma quỷ, yêu quái. Có lẽ vì vậy mà người ta thấy hình tượng cọp được khắc chạm lên đá tại các nơi nghi là có ma quỷ và cụ thể là trên một số bia và mộ trong nghĩa địa.
Có một số tranh vẽ các vị thần cỡi cọp. Một số tranh khác vẽ hình đứa bé cưỡi cọp dựa theo truyền thuyết vì lòng hiếu, đứa con đã cỡi cọp để bảo vệ không cho nó xâm phạm đến người cha. Treo thanh Hổ là để trấn giữ chống tà ma.
Ngày xưa, người Việt Nam và Trung Hoa sợ cọp đến nỗi kiêng kỵ không dám nói đến chữ cọp. Họ phải gọi bằng một cái tên khác khi muốn ám chỉ Cọp.
Người Trung Hoa gọi Cọp bằng tiếng lóng là “da chong”(Đại Trùng - Big Insect) hoặc “Chúa Sơn Lâm”. Có nhiều vị quan đầu tỉnh đã lập bàn thờ, thay mặt nhân dân, cầu khẩn “Chúa Sơn Lâm hãy trở lại núi rừng và ở lại đó, đừng làm hại dân” và theo truyền thuyết thì cọp đã chấp thuận lời cầu xin, rời khỏi làng xóm. Một số chuyện cổ tích Trung Hoa kể rằng “Chúa Sơn Lâm thường nghe theo lời của các nhà cầm quyền” chẳng hạn như truyện một phụ nữ cao niên đã Cọp ra tòa tố cáo cọp đã giết con trai của bà và hiện bà đang bị đói có thể chết. Viên quan tòa quyền lực đã đòi cọp phải ra hầu tòa. Cọp bị kết án là phải cung cấp thực phẩm cho người phụ nữ này cho đến cuối đời bà ta.
Có truyền thuyết cho rằng tại miền Nam Trung Hoa, các dân tộc thiểu số có thể hóa thân thành cọp.
Trong văn hóa Trung Hoa, chữ “Bạch hổ” là một thành ngữ thô lỗ ám chỉ người đàn bà. “Hổ bộ” (Tiger step) chỉ một trong ba mươi tư thế giao hợp nam nữ trong sách xưa.
Người Việt Nam ở vùng rừng núi hoặc gần rừng núi, hoặc thường phải đi xuyên rừng cũng kiêng không gọi tên thật của cọp. Người ta gọi cọp là “Ông Ba Mươi”, “Ông Mễnh”, “Ông Kễnh. Ở miền Trung Việt Nam, người ta gọi Cọp là “Ôân” hay “Mệ”. Thành ngữ “xuôi tay cho Mệ nuốt” có nghĩa là buông xuôi, mặc số phận, không phần đấu nữa.
Trong loài vật cọp được gọi là “ông” một cách lễ độ. Người sợ cọp là vì thấy cọp hung dữ và sức mạnh thường vồ chết người để ăn thịt.
SỰ TÍCH CÁI TÊN “ÔNG BA MƯƠI”
Tại sao gọi cọp là “Ông Ba Mươi”? Cho đến nay, chưa có một thoại nào có tính cách “hợp tình hợp lý”, ngoài truyền thuyết “Phạm Nhĩ náo loạn Thiên Cung bị đày xuống trần gian”. Chuyện kể rằng:
Từ ngàn xưa, trên Thượng Giới, có một người có sức khỏe lạ lùng, có thể dời núi lấp biển, đội đá phá cây..không một sánh nổi. Về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trong Thiên đình. Người này có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.
Quen thói từ lúc nhỏ vốn tinh nghịch và hung hăng, Phạm Nhĩ không mấy khi ở yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông không thích. Nhưng người ta đều tránh né, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng không chịu nổi một cú đấm, hoặc cái gạt của ông.
Thấy mọi người đều kém tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phu. ïÔng cho rằng các vị thần chung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là những kẻ yếu ớt, tài nghệ được bao nhiêu. Phạm Nhĩ bất mãn vì bấy lâu danh tiếng ông nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng vời vào để trao cho một chức vị xứng đáng. Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phụ của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ coi thường cả Ngọc Hoàng, tự cho rằng có sức mạnh và tài phép như ông thì phải làm vua nhà Trời mới phải.
Thế rồi chẳng bao lâu ông đã quy tụ một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình, nhưng vì sợ oai Phạm Nhĩ, nên không một ai dám bắt. Cuối cùng, Phạm Nhĩ dẫn đội quân tiến đến Thiên cung đòi đánh Ngọc Hoàng dành quyền cai trị Thiên Đình.
Ngọc Hoàng Thượng Đế vội vàng sai các Thiên tướng đem quân nghênh chiến. Có đến mười tám vị thiên tướng, vị nào cũng túc trí thần thông, miệng thét ra lửa tay bẻ gẫy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Chưa đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về.
Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Nhưng cũng chẳng mấy chốc số người này cũng bại trận. Quân nhà Trời đông, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy tán loạn. Thừa thắng, Phạm Nhĩ tiến lên vây chặt Thiên cung.
Ngọc Hoàng thượng đế hết sức lo ngại. Theo lời bàn của các triều thần, Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu Tinh Quân đi cầu cứu đức Phật. Đức Phật sai đức Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ.
Nhưng không ngờ Chuẩn Đề pháùp thuật cao cường mà vẫn không thắng được Phạm Nhĩ, phải bỏ chạy về bạch Phật.
Đức Phật liền đích thân ra tay. Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may thóa mạ Ngọc Hoàng và triều thần bất tài bất lực, thì đức Phật đã hiện ra giữa không trung. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của đức Phật, toàn thân co rúm không cử động tay chân được nữa. Thế là ông bị bắt. Phật giao Phạm Nhĩ cho Ngọc Hoàng phân xử, huấn thị là làm cho y hối lỗi chứ đừng giết hại nữa.
Ngọc Hoàng bèn đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp loài vật. Nhưng trước hết Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để tước bớt sức mạnh, sợ bất thần ông lại bay trở về Trời náo loạn. Hơn nữa, Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại. Tuy nhiên, thể theo lời dặn của đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm để an ủi đôi phần.
Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn còn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu chúa tể mà Ngọc Hoàng phong cho. Cho đến sau này, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiêng ông, không dám gọi cái tên “Hổ”, mà chỉ gọi tránh là ông “Ba Mươi”.
Gọi là ông Ba Mươi là vì, mỗi khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu đánh ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.
CỌP TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Cổ tích Việt Nam có rất nhiều chuyện liên quan đến Cọp. Trong sách “Việt Nam Văn Học Toàn Thư “(Hoàng Trọng Miên) có khoảng 15 chuyện, phần lớn có tính khôi hài, mỉa mai sự ngu khờ của cọp, ca tụng trí khôn con người (Aên trộm và cọp rình nhà; Cọp mắc đuôi trong bụi dừa nước; Cọp bị đá; Đút sáp cho cọp ăn khỏi chết; Bầy trâu với cọp; Chuột mộng hóa cọp; Chồn với cọp; Tại sao cọp ăn thịt người; Cọp và chó rừng; Cọp mắc bẫy không ai thèm cứu; một vài chuyện có tính cách huyền bí (Vua Hóa Hổ; Mã Hổ Táng) hầu hết đều không có tính cách ngụ ngôn hoặc chuyên chở đạo lý.
Chuyện “Vua Hóa Cọp” xảy ra vào đời nhà Lý. Vua Lý Thần Tôn lên ngôi được ít lâu thì mắc chứng bệnh khác thường, mình mẫy mọc lông như cọp, gầm thét suốt ngày. Danh y trong nước đều bó tay. Bỗng một hôm triều thần nghe bọn trẻ hát rằng “Muốn chữa bệnh vua phải tìm đức Minh Không mới được.”
Minh Không là một thiền sư, ở chùa Đạm Xá, tỉnh Ninh Bình, đệ tử của Từ Đạo Hạnh, được truyền pháp thuật cho. Khi Từ Đạo Hạnh sắp chết, có dặn Minh Không rằng “Nay ta thác sinh làm đế vương, nếu mai sau có mắc bệnh gì, ngươi nhớ mà cuú ta với”
Quan địa phương tâu lên, triều đình phái người tìm Minh Không và mời vào cung. Minh Không dùng pháp thuật cho đoàn thuyền của quân binh Triều Đình về thật nhanh rồi vào cung. Các danh y thấy Minh Không ăn mặc tầm thường tỏ vẻ coi nhẹ. Minh Không cầm một cái đinh dài một tấc cắm vào một cai coat trong cung và nói “Ai nhổ được cái đinh này ra thì mới chữa được bệnh vua”. Mọi danh y đều thử sức nhưng không ai nhổ được. Minh Không dùng hai ngón tay rút ra một cách nhẹ nhàng.
Minh Không nấu dầu sôi rồi rưới lên mình vua, rưới đến đâu lông ruing tới đó, vua trở lại bình thường. Lý Thần Tông tôn Minh Không làm Quốc Sư, nhưng Minh Không cáo từ ra đi.
Chuyện “Mả Hổ Táng” kể rằng vào đời vua Lê, có ông quan là Lý Khắc Cần, đem quân vào rừng lấy gỗ, bị cọp vồ chết. Xác còn nguyên, nhưng quân lính không thể đưa về được vì có cọp ngồi canh giữ. Quan tỉnh đưa quân lên lấy xác, thấy voi và cọp từng đàn vây quanh xác quan, phải bắn súng mới giải tán được. Xác đem về tỉnh chôn cất, nhưng ba ngày sau thấy huyệt trống vì quan tài đã bị voi cọp về quật lên mang vào núi chôn. Con cháu Lý Khắc Cần đến cửa Truông, núi Đại Ngàn ở ranh giới Hà Tĩnh và Nghệ An thì thấy mộ. Quan tỉnh ra lệnh để yên vì “Mả Hổ Táng” rất tốt sẽ phát làm quan lớn.
Trong văn chương hiện đại, vào thập niên 1970, có chuyện “Ông Vua Hóa Hổ” nhưng nội dung hoàn toàn khác với chuyện thời nhà Lý. Chuyện kể rằng:
“Vào đầu thế kỷ thứ 20, tại Việt Nam có một ông vua rất mực thương dân, muốn cho dân được ấm no, hạnh phúc và được học hành. Vua sống rất bình dân và có thói quen tiết kiệm của cải “rất cao”. Nghe nói có một vị pháp sư ở vùng tuyết phủ Tây phương có phép thuật tài tình làm cho dân được ấm no, nước được phú cường một cách nhanh chóng, vua liền cùng tứ trụ triều đình và hoàng hậu lên đường đi cầu học pháp thuật để mong đem về giúp cho dân được ăn no, mặc ấm và xóa đói giảm nghèo cho đất nước.
Vua và đoàn tùy tùng quả nhiên đã đến vùng Tây phương trắng xóa tuyết lạnh và đã được vị pháp sư cao tay ấn dạy cho các pháp thuật cần thiết để biến hóa mà giúp dân. Sau một thời gian học và tập, thấy đã tiếp thu đầy đủ lý thuyết, thực hành nhuần nhuyễn, Vua và tùy tùng xin về nước. Pháp sư và quốc vương xứ tuyết trắng cấp cho một số lương thực đi đường khá hậu hĩnh đầy đủ món ngon vật lạ.
Vừa ra khỏi biên giới nhà Vua đề nghị với tứ trụ triều đình và hoàng hậu rằng: “Ta nên tiết kiệm, đừng dùng đến số lương thực này, trên đường về tôi đã nghĩ ra kế hoạch tự lực cánh sinh. Triều thần “nhất trí” nhưng hỏi vua phải làm như thế nào để tự túc. Vua phán “Ta sẽ dùng phép hòa thành một con Hổ, Vua làm cái đầu, hoàng hậu làm cái đuôi, tứ trụ làm bốn chân. Thế là thời gian đi qua các rừng núi ta tha hồ mà ăn thịt các thú vật để khỏi đụng đến lương thực dự trữ.
Cuộc hành trình kéo dài nhiều tháng trong rừng núi, Vua hóa hổ ăn thịt sống quá nhiều đến nỗi một số phép biến hóa bị suy giảm do ảnh hưởng của chất máu sinh vật. Khi về đến ranh giới đất nước, vua mừng lắm, nhưng lại thấy nhân dân không hồ hỡi, phấn khởi nghênh đón mình thì đâm ra tức giận lũ vô ơn, vô tình. Vua quên mất là phái đoàn mình đã biến thành cọp, miệng còn vấy máu, khiến nhân dân sợ hải, người thì bỏ chạy, kẻ thì chống lại. Trước tình hình khó hiểu đó, vua đành vào tạm trú trong một cái hang ở vùng Tây Bắc. Trong cơn mộng, Vua nhận ra là mình đang mang lốt cọp dữ dằn. Thức dậy, vua vận dụng phép thuật để biến lại thành người, nhưng vì sát sanh quá mạng trên đường đi, phép hiện nguyên hình không còn linh ứng nữa.
Từ đó, vua càng hung bạo tha hồ tàn sát, gầm rú hăm dọa và ăn luôn thịt của nhân dân mình. Cả thế giới hoảng sợ. Cuối cùng Vua ấy bị một số lực sĩ có tài “đả hổ” vây lưới giam lỏng, sau một thời gian thì ngả bệnh chết. Xác không được chôn, người ta đem ướp để triển lãm.
Theo dư luận thì câu chuyện này ra đời sau 30-4-1975, tác giả của nó bị bắt bỏ tù, bởi vì thấy độc giả không hiểu thấu thâm ý của mình viết về cái gì,về kẻ nào, bèn tiết lộ cho một vài người biết ông vua đó là ai.
Thơ tiền chiến, có bài “Nhớ Rừng” của Thế Lữ khá hay và rất nổi tiếng. Bài thơ được gửi gấm tâm sự của một người vong quốc, bị giam cầm, nhớ về thời vàng son của đất nước mà căm hờn giặc xâm lăng. Qua lời con Hổ trong vườn Bách Thú.
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi,
Với khi hát khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn cỏ hoa, không tên không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm mối uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Thế Lữ (1936)
Cuộc xướng hoạ giữa Hồ Xuân hương và Chiêu Hổ
Chiêu Hổ tên thật là Phạm Đình Hổ (1768-1839), một danh sĩ thời Lê Cảnh Hưng. Oâng là bạn văn thơ với Hồ Xuân Hương chủ nhân của Cổ Nguyệt đình (trong Hán tự chữ “cổ” ghép với chữ “nguyệt” là chữ “Hồ). Do đó, khi Chiêu Hổ nói “ghẹo nguyệt” là ám chỉ Hồ Xuân Hương. Cuộc xướng họa trêu ghẹo nhau gồm nhiều bài, ở đây chỉ xin dẫn ra hai bài có liên quan đến chữ Hổ,
Hùm tức là cọp.
Trách Chiêu Hổ
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Hồ Xuân Hương
Chiêu Hổ hoạ lại:
Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng không ai mó,
Sao có hùm con bỗng trốc tay ?
Một Số Từ Ngữ Có Chữ “Cọp” Hoặc Hổ
Hổ tướng: vị tướng tài giỏi và đầy uy dũng thời nhà Tùy và nhà Đường bên Tàu (khoảng năm 791-862) nổi tiếng nhất là Dương Kiên và Lý Thế Dân.
Hổ trướng: nơi đóng bản doanh của tướng soái ở mặt trận.
Hổ quyền: một địa danh tại Cố Đô Huế. Hổ quyền là sân đấu dành cho Hổ và Voi được xây dựng năm 1830 thời nhà Nguyễn, tọa lạc ở phía nam sông Hương, tại thôn Trường Đá, Thủy Biều-Huế (hiện còn di tích, xem hình)
Hổ phụ sinh hổ tử: ý nói cha oai hùng con cũng oai hùng.
Dưỡng hổ vi hoạn: nuôi cọp có ngày gặp việc chẳng lành.
Hổ cốt: xương cọp (thường dùng để nấu cao “hổ cốt” bổ gân xương, tăng lực)
Hổ cáp (scorpion) con bò cạp (trong tử vi Tây phương)
Hổ huyệt: hang cọp “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử” (Ban Siêu-nhà Hán): Không vào hang cọp sao bắt được cọp con, ý nói phải vào nơi nguy hiểm mới làm nên việc lớn.
Hổ bảng: bảng ghi tên tân khoa Tiến sĩ võ (đời nhà Thanh)
Hổ khẩu: miệng cọp
Hổ cứ: điểm chiến lược
Hổ phù:dấu hiệu đầu cọp trên áo sĩ quan xưa (áo thêu hổ phù); tấm quân hiệu để làm tin khi trình báo trong quân ngũ.
Hổ uy: oai cọp (Hồ giả hổ uy: Chồn mượn oai cọp để hù các loài thú khác - Cáo mượn oai hùm)
Hổ lửa: tên một loại rắn hổ
Hổ mang: một loại rắn
Hổ lang:chỉ loài hung dữ, tính hung dữ
Hổ lốn: các thức ăn khác nhau bỏ chung làm một món
Hổ phách: nhựa của một loại cây lá hóa thạch (tên khoa học Succium)- Màu hổ phách: màu vàng ánh da cam
“Họa hổ họa bì, nan họa cốt; tri nhân tri diện bất tri tâm”
Họa hổ bất thành: ý nói làm việc lớn mà không xong.
Cọp Mà Không Phải Cọp
Cọp cái: chỉ người đàn bà hung dữ
Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận: chỉ vùng đất hoang vu nguy hiểm ở phía nam Trung Phần Việt Nam thế kỷ 19.
Cọp-pi: chép lại bài của người khác (do chữ Pháp “copier” bị Việt hóa)
Đi cọp: đi xe hoặc tàu mà trốn mua vé
Đọc cọp, xem cọp: đọc hoặc xem (sách, báo) mà không chịu mua.
Cọp má: chỉ khuôn mặt bị teo, lõm vì tuổi già.
Hùm
“Râu hùm hàm ém mày ngài”: tả tướng mặt Từ Hải
“Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”: tả nỗi lo sợ của Thúy Kiều tại Quan Aâm Các (câu 2016)
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”(2516)
“Mèo tha miếng thịt xôn xao
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi”
Thành ngữ
“Một rừng không thể có hai cọp” chỉ sự kỵ nhau giữa hai người tài giỏi.
“Thả cọp về rừng”tạo điều kiện môi trường thuận cho kẻ dữ hoạt động.
Cuộc Long Hổ Tranh Hùng
Vào thời mới tạo thiên lập địa, Rồng thấy mình uy dũng và nhiều tài năng hơn Cọp nên có tham vọng làm Chúa tể muôn loài. Vì vậy mà xảy ra cuộc Tranh Hùng Long Hổ.
Cuộc giao đấu kinh thiên động địa nhưng kết quả bất phân thắng bại, nên Ngọc Hoàng Thượng Đế mới quyết định đứng ra phân xử cho hai bên.
Khi nghe được tin này, Rồng trở nên lo lắng. Lo là vì ngoại hình của Rồng lúc đó trông không được hùng vĩ lắm, vì chưa có hai cái gạt (sừng). Chỉ có con gà trống mới có sừng nên trông rất dũng mãnh. Con rết đã gợi ý Rồng mượn tạm sừng của gà trống để đi trình diện Ngọc Hoàng. Lúc đầu gà trống từ chối, nhưng vì Rết đưa ra lời cam kết bảo đảm sự chân thật của Rồng và các bạn của rết cũng cam kết, nên gà bằng lòng cho mượn.
Khi Rồng và Cọp đến trước Ngọc Hoàng để chờ phán quyết, cả hai đều trông rất kinh khiếp và hung tợn. Ngọc Hoàng liền cử Rồng làm vua của Thủy Giới và Cọp làm vua Địa Giới.
Hổ đã có sẵn biểu hiệu của sinh vật rồi, nên Ngọc Hoàng cũng ban cho Rồng một dấu hiệu tương đương với Cọp. Vì đã lỡ mang sừng khi nhận biểu hiệu chức vụ, nên bất đắc dĩ, Rồng không trả lại sừng cho gà trống.
Tức giận, gà trống đuổi theo rết. Rết chui vào lòng đất. Do đó, cho đến ngày nay, gà trống vẫn hận thù rết. Tiếng gà gáy mỗi buổi sáng... nghe vang vọng đó là sự tố cáo Rồng cướp sừng từ hàng ngàn năm trước.
Chuyện Cọp còn nhiều, nhưng xin dừng lại ở đây.
NGUYỄN CHÂU (2009)
>> Xem Tiếp!
THÊ HỆ MỚI….. NHIỆM VỤ MỚI.
Phạm Hữu Sơn
35 năm rời xa quê hương,cũng là thời gian đủ để một trẻ sơ sinh ra đời , trưởng thành,lập gia đình và góp sức vào sinh hoạt của xã hội.Nói một cách cụ thể hơn là một thế hệ trẻ không chịu ảnh hưởng của chế độ cộng sản đã trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn lý tưởng từ vật chất đến tinh thần ở hải ngoại.Thế hệ này như những trang giấy trắng chưa bị một vết nhơ bẩn nào cả,nếu chúng ta không có một kế hoạch thiết thực để hướng dẫn các em tiếp tục công cuộc của thế hệ già đã miệt mài tranh đấu bảo tồn đất nước còn đang dang dở thì TỘI của thế hệ cha anh đối với tổ quốc càng nặng nề hơn.
Trong những năm gần đây khí thế đấu tranh đòi quang phục quê hương của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài có phần giảm sút ví thế hệ cha anh đã thấm mệt mỏi do sức nặng thời gian và hao tổn tiềm lực vì những bất đồng trên nhiều phương diện dẫn đến chia rẽ,đưa tới tình trạng không lối thoát.Từ đó lực lượng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại không còn được coi là đối trọng có tầm cỡ để bắt buộc cộng sản phải đáp ứng các yêu sách về tự do tôn gíáo,nhân quyền và tự do ngôn luận nữa .Chúng ta đã lãng phí thời gian một cách vô ích.Hãy nhanh chóng dẹp bỏ mọi tỵ hiềm, ích kỷ nhỏ nhen, đố kỵ thấp hèn,chụp mũ vô căn cứ để cùng nhau hợp đoàn, bàn thảo đưa ra những phương cách tranh đấu hữu hiệu hướng dẫn cho thế hệ mới tiếp tục công cuộc còn đang dang dở.Quý vị hữu trách các tổ chức phải hiểu rằng khối người Việt tỵ nạn đang sinh sống ở nước ngoài không ưa thích chế độ cộng sản còn rất nhiều và bầu nhiệt huyết căm thù cộng sản hãy còn tràn đầy trong huyết quản,sở dĩ đồng bào thờ ơ với công cuộc tranh đấu chỉ vì quý vị tranh dành quyền lực với nhau nhiều quá,thành ra đồng bào chán nản,xa lánh mà thôi.Nếu quý vị hữu trách,thực sự có lòng cống hiến cuộc đời cho công cuộc đấu tranh chống độc tài chuyên chế trong nước và xây dựng tự do dân chủ cho nhân dân Viêt Nam,thì tôi nghĩ đồng bào sẽ hết lòng yểm trợ quý vị đấy.Hãy suy nghĩ cho kỹ và để lại cho hậu thế những tấm gương rạng rỡ, đừng lưu lại hâu thế những tiếng tăm xấu xa.
A.-Thế hệ cha anh muốn nêu gương tốt cho thế hệ mới thì nên tránh xa :
Tránh xa được những điều kể trên là thế hệ cha anh đã nêu gương tốt cho thế hệ mới,
nhưng trách nhiệm của thế hệ cha anh là :
Thực hiện được những công tác này,thế hệ cha anh đã xây dựng được nền móng vững chắc cho cơ cấu tổ chức cộng đồng.Thế hệ trẻ với kiến thức mới và óc sáng tạo sẽ phát triển cơ cấu cộng đồng phù hợp với cấu trúc hành chánh của các nước sở tại.
B.- Vai trò và nhiệm vụ của thế hệ mới
1. VAI TRÒ.
Việt tộc đã phải đấu tranh triền miên để sinh tồn, bảo vệ nền văn hoá cao đẹp và mở mang bờ cõi. Khi dựng nước và giữ nước ,dân Việt đã phải chiến đấu để ngăn chặn ngoại xâm, đánh đuổi các chế độ chiếm đóng,dưới sự điều binh,khiển tướng của những trang anh hùng hào kiệt tiếng tăm lừng lẫy :Hùng Vương,Bà Trưng,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi, Quang Trung…Ngày nay,nước Việt Nam đã sa vào một thảm họa vô cùng nguy hiểm.Thảm họa này tận cùng gian ác,theo chủ nghĩa tam vô: VÔ TỔ QUỐC,VÔ GIA ĐÌNH VÀ VÔ TÔN GIÁO,thêm vào đó Đảng cộng sản lại coi giang sơn là tài sản riêng của đảng nên muốn nhường,muốn bán đất,bán biển là chúng bán. DÂN CHÚNG là nô lệ của đảng, đảng muốn bán làm lao nô,làm đĩ điếm là bán không đếm xỉa gì đến quốc thể
Đứng trước thảm họa đó,cứu nguy dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước. Đồng bào trong nước đang quằn quại,rên xiết dưới sự cai trị bạo tàn của đảng cộng sản. Mọi nhen nhúm nổi dậy đều bị dập tắt ngay từ trứng nước.Số người can đảm dám cất tiếng nói đấu tranh còn rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay, đều bị tù tội và gia đình bị bao vây kinh tế, vì thế nên rất giới hạn.Tuy nhiên,càng bị áp bức thì người dân càng căm tức, chỉ chờ cơ hội là bộc phát, như vậy phải có thời gian và chờ biến cố.
Cộng đồng người Việt Tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đã vuột ra khỏi tầm tay của bạo quyền cộng sản Việt Nam,nên chúng ta có nhiều cơ hội thuận tiện để cất lên tiếng nói đấu tranh.. Vì lý do đó,bạo quyền đã tìm đủ mọi mánh khoé phá hoại sinh hoạt của cộng đồng.Thế hệ cha anh, đã kiên cường đối đầu với cộng sản từ lúc chân ướt chân ráo đến những nơi xa xôi hẻo lánh nơi đất khách quê người.Nay tuổi đã cao,sức đã mòn,lực đã kiệt, khó kham nổi đoạn đường hằng mong ước quang phục lại quê hương như tâm niệm.Giờ phút này đành chuyển gánh nặng sơn hà sang vai của những chàng trai trẻ, những thiếu nữ đầy sức sống,trí tuệ thăng hoa,bầu nhiệt huyết tràn đầy để tiếp sức.Vai trò của thế hệ trẻ hải ngoại phải là hậu phương kiên cường vững mạnh, phải là nguồn tiếp liệu dồi dào về nhân tài ,tiền bạc và thế lực quốc tế.
2. NHIỆM VỤ
Thế hệ trẻ đã sống một cuộc sống hoàn toàn thanh bình với vật chất đầy đủ.Hấp thụ một nền giáo dục tân tiến.Nói tóm gọn là hoàn hảo.Tri đã xong thì phải Hành.Tri hành phải hợp nhất Ngoài nghĩa vụ đối với gia đình, đối với quốc gia sở tại,thế hệ trẻ còn phải có nghĩa vụ đối với quê cha đất tổ Việt Nam nữa. Đó là nhiệm vụ chia xẻ gánh nặng quang phục quê hương mà cha anh ngày đêm ấp ủ và đã trao lại. Để chu toàn trách vụ đó,thế hệ trẻ phải :
Giải thể chế độ cộng sản đang cầm quyền, có đầy đủ phương tiện vũ lực,tiền tài và nhân lực, không thể thành công một sớm một chiều được, mà nhiều khi kéo dài 40,50 hay có khi cả trên 100 năm nữa.Những cuộc đấu tranh như thế đòi hỏi mọi người phải có một tấm lòng kiên quyết , một ngọn lửa nhiệt tình cùng tinh thần hy sinh vượt bậc. Đây là một công tác vô cùng to lớn, phải vận dụng toàn bộ đồng bào, một lòng một dạ, đoàn kết keo sơn mới mong thành công.Một đảng phái chính trị mạnh,cũng chưa chắc đảm đương được ,chứ đừng nói chi đến một cộng đồng đầy chia rẽ như hiện tại.Nói như thế không có nghĩa là chúng ta buông suôi.Nói như thế không phù hợp với tinh thần Việt tộc là bản chất kiên cường, bất khuất,không chấp nhận nô lệ ngoại bang.
Nếu cộng đồng người Việt Tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, tập trung nỗ lực vào việc xây dựng các thế hệ trẻ, thì chúng ta sẽ có một lực lượng hùng hậu với những phương thức và những kỹ thuật tranh đấu hữu hiệu hơn, xuyên qua những cuộc vận động dư luận tại nghi trường, đặc biệt là ở Mỹ, Úc,Canada,Pháp…Hãy mạnh dạn đầu tư vào giới trẻ, đây là nguồn nhân lực vô cùng phong phú và là một lực luợng dũng mãnh mà cộng sản Việt Nam rất sợ hãi,chúng đang tìm mọi cách để tiêu diệt, làm thui chột những mầm non này qua những ngòi bút cong queo của các tay viết mướn vô lương tâm,chỉ vì chút tiền còm độ nhật.Hãy lánh xa những con người chuyên bới lông tìm vết để chửi bới,chụp mũ hết người này đến người khác bằng những chứng cớ mơ hồ,tưởng tượng..
Hãy giúp cho giới trẻ có cơ hội dấn thân phục vụ cộng đồng cũng như góp công, góp sức vào công cuộc quang phục quê hương bằng những kiến thức mới nhất về tin học hầu ,phá tan bức tường lửa bưng bít mọi gian dối của cộng sản ,đem lại những hiểu biết về thời sự quốc tế hầu thức tỉnh và cảnh giác quân chúng đối với các âm mưu chia chác quyền lợi,thế lực, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia dân tộc.Chế độ cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ vào thần tượng Hồ chí Minh.Nếu chúng ta phanh phui,lật tẩy mọi thối tha, đê tiện của thần tượng này cho quần chúng hiểu và nhận ra sự thật thì thần tượng sụp đổ và chế độ cũng chết theo luôn. Nhiệm vụ nặng nề này,thế hệ cha anh phải ghi lại tất cả tội ác của cộng sản, truyền lại cho thế hệ trẻ để quảng bá,phát tán đến mọi người dân bằng những phương tiện thông tin tân kỳ nhất.Có làm được như thế mới mong có ngày hồi hương.
Ước mong đón nhận những cao kiến của các học giả khắp nơi hầu xây dựng một lực lượng xung kích mới cho một trang sử mới.
Phạm hữu Sơn.
Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng VN/BCL NK3
>> Xem Tiếp!
35 năm rời xa quê hương,cũng là thời gian đủ để một trẻ sơ sinh ra đời , trưởng thành,lập gia đình và góp sức vào sinh hoạt của xã hội.Nói một cách cụ thể hơn là một thế hệ trẻ không chịu ảnh hưởng của chế độ cộng sản đã trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn lý tưởng từ vật chất đến tinh thần ở hải ngoại.Thế hệ này như những trang giấy trắng chưa bị một vết nhơ bẩn nào cả,nếu chúng ta không có một kế hoạch thiết thực để hướng dẫn các em tiếp tục công cuộc của thế hệ già đã miệt mài tranh đấu bảo tồn đất nước còn đang dang dở thì TỘI của thế hệ cha anh đối với tổ quốc càng nặng nề hơn.
Trong những năm gần đây khí thế đấu tranh đòi quang phục quê hương của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài có phần giảm sút ví thế hệ cha anh đã thấm mệt mỏi do sức nặng thời gian và hao tổn tiềm lực vì những bất đồng trên nhiều phương diện dẫn đến chia rẽ,đưa tới tình trạng không lối thoát.Từ đó lực lượng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại không còn được coi là đối trọng có tầm cỡ để bắt buộc cộng sản phải đáp ứng các yêu sách về tự do tôn gíáo,nhân quyền và tự do ngôn luận nữa .Chúng ta đã lãng phí thời gian một cách vô ích.Hãy nhanh chóng dẹp bỏ mọi tỵ hiềm, ích kỷ nhỏ nhen, đố kỵ thấp hèn,chụp mũ vô căn cứ để cùng nhau hợp đoàn, bàn thảo đưa ra những phương cách tranh đấu hữu hiệu hướng dẫn cho thế hệ mới tiếp tục công cuộc còn đang dang dở.Quý vị hữu trách các tổ chức phải hiểu rằng khối người Việt tỵ nạn đang sinh sống ở nước ngoài không ưa thích chế độ cộng sản còn rất nhiều và bầu nhiệt huyết căm thù cộng sản hãy còn tràn đầy trong huyết quản,sở dĩ đồng bào thờ ơ với công cuộc tranh đấu chỉ vì quý vị tranh dành quyền lực với nhau nhiều quá,thành ra đồng bào chán nản,xa lánh mà thôi.Nếu quý vị hữu trách,thực sự có lòng cống hiến cuộc đời cho công cuộc đấu tranh chống độc tài chuyên chế trong nước và xây dựng tự do dân chủ cho nhân dân Viêt Nam,thì tôi nghĩ đồng bào sẽ hết lòng yểm trợ quý vị đấy.Hãy suy nghĩ cho kỹ và để lại cho hậu thế những tấm gương rạng rỡ, đừng lưu lại hâu thế những tiếng tăm xấu xa.
A.-Thế hệ cha anh muốn nêu gương tốt cho thế hệ mới thì nên tránh xa :
- Đề cao cái TÔI quá lón: nên không bỏ qua được những dị biệt nhỏ nhoi đưa đến bất hợp tác.Tánh khoe khoang,kiêu ngạo,thích được tâng bốc, háo danh.Thù dai và tàn ác đưa đến ganh ghét, đố kỵ rồi lập bè ,lập phái dẫn tới nhiều xứ quân ,đó là mầm mống chia rẽ.
- Không tôn trọng sự thật : muốn chụp mũ ai thì chụp, bất chấp sự thật hiển nhiên người bị chụp mũ mới là người bạn sát cách đấu tranh với mình độ vài phút trước đây.Không trưng ra được bằng chứng mà nhất quyết gán ghép cho người ta những tội do óc tưởng tượng bệnh hoạn của mình.
- Không tôn trọng chữ tín,tham lam: người Việt không tôn trọng lời hứa về phương diện buôn bán hay trong các công việc liên quan đến lời cam kết.Hứa cho xong chuyện đôi khi còn phản bội lại những gì mình đã nói.Thấy lợi là ham,thích lấy của công làm của tư.Từ đó sinh ra tham nhũng..
- Thói e dè,sợ sệt: người Việt Nam do ảnh hưởng của tôn giáo cho nên rất tôn trọng người bề trên đang nắm quyền cai trị mình,người đang hướng dẫn đức tin của mình.Sẵn sàng chiụ đựng mọi đối sử tàn nhẫn,bất công mà không dám có phản ứng. Nếu có phản ứng thì sau đó lại sợ bị trả thù.Từ đó sinh ra thái độ thụ động rồi luồn lách, cúi lòn, đút lót cho xong chuyện rồi tự cho mình là người khôn ngoan và an ủi bằng câu” Tránh voi chẳng xấu mặt nào “.Ta nên nhớ rằng “THẮNG MÌNH LÀ MẠNH “(Lão tử : Đạo dức Kinh. Ch33).Không thắng được nỗi sợ hãi của mình,thì chẳng bao giờ mình được tự do,vì thoát khỏi cảnh nô lệ này ta lại sẽ rơi vào cảnh nô lệ khác.
- Đừng mị dân bằng những diễn văn rỗng tuếch,mà phải đi sát với dân bằng những hành động cụ thể và phù hợp với lòng dân qua những buổi họp khoáng đại.Vận dụng được ý dân là phù hợp với lòng trời. Nhớ đừng xa dân.
Tránh xa được những điều kể trên là thế hệ cha anh đã nêu gương tốt cho thế hệ mới,
nhưng trách nhiệm của thế hệ cha anh là :
- Soạn thảo ra các tài liệu kê khai tội ác của cộng sản để con cháu học hỏi.
- Biên soạn,tu chính các sử liệu ngày xưa cho trung thực không mang tính cách dã sử. Để con cháu lưu truyền chống lại sử liệu của cộng sản.
- Biên soạn lịch sử cận đại của cộng đồng Việt Nam ở từng quốc gia mình sinh sống để thế hệ trẻ biết được nguồn gốc.
- Soạn thảo kế hoạch xây dựng cộng đồng của từng địa phương để lưu giữ trong các nhà truyền thống riêng.Cho con cháu tìm hiểu và biết được nguồn gốc.
- Biên soạn cách sách học tiếng Việt để đối đầu với sách tiếng Việt của Việt cộng.
Thực hiện được những công tác này,thế hệ cha anh đã xây dựng được nền móng vững chắc cho cơ cấu tổ chức cộng đồng.Thế hệ trẻ với kiến thức mới và óc sáng tạo sẽ phát triển cơ cấu cộng đồng phù hợp với cấu trúc hành chánh của các nước sở tại.
B.- Vai trò và nhiệm vụ của thế hệ mới
1. VAI TRÒ.
Việt tộc đã phải đấu tranh triền miên để sinh tồn, bảo vệ nền văn hoá cao đẹp và mở mang bờ cõi. Khi dựng nước và giữ nước ,dân Việt đã phải chiến đấu để ngăn chặn ngoại xâm, đánh đuổi các chế độ chiếm đóng,dưới sự điều binh,khiển tướng của những trang anh hùng hào kiệt tiếng tăm lừng lẫy :Hùng Vương,Bà Trưng,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi, Quang Trung…Ngày nay,nước Việt Nam đã sa vào một thảm họa vô cùng nguy hiểm.Thảm họa này tận cùng gian ác,theo chủ nghĩa tam vô: VÔ TỔ QUỐC,VÔ GIA ĐÌNH VÀ VÔ TÔN GIÁO,thêm vào đó Đảng cộng sản lại coi giang sơn là tài sản riêng của đảng nên muốn nhường,muốn bán đất,bán biển là chúng bán. DÂN CHÚNG là nô lệ của đảng, đảng muốn bán làm lao nô,làm đĩ điếm là bán không đếm xỉa gì đến quốc thể
Đứng trước thảm họa đó,cứu nguy dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước. Đồng bào trong nước đang quằn quại,rên xiết dưới sự cai trị bạo tàn của đảng cộng sản. Mọi nhen nhúm nổi dậy đều bị dập tắt ngay từ trứng nước.Số người can đảm dám cất tiếng nói đấu tranh còn rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay, đều bị tù tội và gia đình bị bao vây kinh tế, vì thế nên rất giới hạn.Tuy nhiên,càng bị áp bức thì người dân càng căm tức, chỉ chờ cơ hội là bộc phát, như vậy phải có thời gian và chờ biến cố.
Cộng đồng người Việt Tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đã vuột ra khỏi tầm tay của bạo quyền cộng sản Việt Nam,nên chúng ta có nhiều cơ hội thuận tiện để cất lên tiếng nói đấu tranh.. Vì lý do đó,bạo quyền đã tìm đủ mọi mánh khoé phá hoại sinh hoạt của cộng đồng.Thế hệ cha anh, đã kiên cường đối đầu với cộng sản từ lúc chân ướt chân ráo đến những nơi xa xôi hẻo lánh nơi đất khách quê người.Nay tuổi đã cao,sức đã mòn,lực đã kiệt, khó kham nổi đoạn đường hằng mong ước quang phục lại quê hương như tâm niệm.Giờ phút này đành chuyển gánh nặng sơn hà sang vai của những chàng trai trẻ, những thiếu nữ đầy sức sống,trí tuệ thăng hoa,bầu nhiệt huyết tràn đầy để tiếp sức.Vai trò của thế hệ trẻ hải ngoại phải là hậu phương kiên cường vững mạnh, phải là nguồn tiếp liệu dồi dào về nhân tài ,tiền bạc và thế lực quốc tế.
2. NHIỆM VỤ
Thế hệ trẻ đã sống một cuộc sống hoàn toàn thanh bình với vật chất đầy đủ.Hấp thụ một nền giáo dục tân tiến.Nói tóm gọn là hoàn hảo.Tri đã xong thì phải Hành.Tri hành phải hợp nhất Ngoài nghĩa vụ đối với gia đình, đối với quốc gia sở tại,thế hệ trẻ còn phải có nghĩa vụ đối với quê cha đất tổ Việt Nam nữa. Đó là nhiệm vụ chia xẻ gánh nặng quang phục quê hương mà cha anh ngày đêm ấp ủ và đã trao lại. Để chu toàn trách vụ đó,thế hệ trẻ phải :
- Phổ biến và quảng bá, phát huy những tài liệu thế hệ cha anh để lại
- Duy trì cơ cấu cộng đồng mang sắc thái Việt Nam Quốc Gia để duy trì và phát huy những nét đẹp của truyền thống văn hoá.Tuyệt đối không bị chi phối của cộng sản.
- Xây dựng một trung tâm sinh hoạt cộng đồng của riêng người Việt ,để làm nơi sinh hoạt, phát huy văn hoá,phong tục và truyền thống.
- Duy trì ngọn lửa đấu tranh quang phục quê hương.bằng một quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
- Thế hệ trẻ được đào tạo đầy đủ về kiến thức và khả năng anh ngữ nên có đủ trình độ tiếp thu mọi diễn biến chính trị ở ngoại quốc.Tận dụng mọi sức mạnh dư luận quốc tế ngăn chặn mọi mưu tính độc ác của CSVN chống lại lợi ích của đồng bào và đất nước Việt Nam , đồng thời cũng có thể là chất xúc tác cho những hành động vùng lên của quần chúng quốc nội.
- Tích cực tham gia vào dòng chính các cơ cấu hành chánh địa phương và trung ương. để nâng cao uy tín của cộng đồng, để có tiếng nói mạnh mẽ yểm trợ cuộc chiến bất bạo động nơi quê cha đất tổ.
Giải thể chế độ cộng sản đang cầm quyền, có đầy đủ phương tiện vũ lực,tiền tài và nhân lực, không thể thành công một sớm một chiều được, mà nhiều khi kéo dài 40,50 hay có khi cả trên 100 năm nữa.Những cuộc đấu tranh như thế đòi hỏi mọi người phải có một tấm lòng kiên quyết , một ngọn lửa nhiệt tình cùng tinh thần hy sinh vượt bậc. Đây là một công tác vô cùng to lớn, phải vận dụng toàn bộ đồng bào, một lòng một dạ, đoàn kết keo sơn mới mong thành công.Một đảng phái chính trị mạnh,cũng chưa chắc đảm đương được ,chứ đừng nói chi đến một cộng đồng đầy chia rẽ như hiện tại.Nói như thế không có nghĩa là chúng ta buông suôi.Nói như thế không phù hợp với tinh thần Việt tộc là bản chất kiên cường, bất khuất,không chấp nhận nô lệ ngoại bang.
Nếu cộng đồng người Việt Tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, tập trung nỗ lực vào việc xây dựng các thế hệ trẻ, thì chúng ta sẽ có một lực lượng hùng hậu với những phương thức và những kỹ thuật tranh đấu hữu hiệu hơn, xuyên qua những cuộc vận động dư luận tại nghi trường, đặc biệt là ở Mỹ, Úc,Canada,Pháp…Hãy mạnh dạn đầu tư vào giới trẻ, đây là nguồn nhân lực vô cùng phong phú và là một lực luợng dũng mãnh mà cộng sản Việt Nam rất sợ hãi,chúng đang tìm mọi cách để tiêu diệt, làm thui chột những mầm non này qua những ngòi bút cong queo của các tay viết mướn vô lương tâm,chỉ vì chút tiền còm độ nhật.Hãy lánh xa những con người chuyên bới lông tìm vết để chửi bới,chụp mũ hết người này đến người khác bằng những chứng cớ mơ hồ,tưởng tượng..
Hãy giúp cho giới trẻ có cơ hội dấn thân phục vụ cộng đồng cũng như góp công, góp sức vào công cuộc quang phục quê hương bằng những kiến thức mới nhất về tin học hầu ,phá tan bức tường lửa bưng bít mọi gian dối của cộng sản ,đem lại những hiểu biết về thời sự quốc tế hầu thức tỉnh và cảnh giác quân chúng đối với các âm mưu chia chác quyền lợi,thế lực, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia dân tộc.Chế độ cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ vào thần tượng Hồ chí Minh.Nếu chúng ta phanh phui,lật tẩy mọi thối tha, đê tiện của thần tượng này cho quần chúng hiểu và nhận ra sự thật thì thần tượng sụp đổ và chế độ cũng chết theo luôn. Nhiệm vụ nặng nề này,thế hệ cha anh phải ghi lại tất cả tội ác của cộng sản, truyền lại cho thế hệ trẻ để quảng bá,phát tán đến mọi người dân bằng những phương tiện thông tin tân kỳ nhất.Có làm được như thế mới mong có ngày hồi hương.
Ước mong đón nhận những cao kiến của các học giả khắp nơi hầu xây dựng một lực lượng xung kích mới cho một trang sử mới.
Phạm hữu Sơn.
Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng VN/BCL NK3
>> Xem Tiếp!
NHỮNG LỚP SÓNG TRÊN SÔNG DÀI, BIỂN RỘNG
Đọc lại những trang sử Việt Nam thời vong quốc xưa, người Việt còn thao thức quê hương, ai mà chẳng thấy xót xa thương các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
Cụ Phan Bội Châu đã viết Hải Ngoại Huyết Thư gửi về cho đồng bào trong nước. Những câu mở đầu nghe thật ngậm ngùi:
“Người nước ta lạ rất là lạ
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay là ngơ ngẩn ngẩn ngơ
Hay còn hờ hững như trò chuyện chơi...”
Cụ Phan viết thư bằng máu và nước mắt của người yêu nước, nhưng cứ lo ngại sự đón nhận thờ ơ. Trong thư, cụ đã phân tích các nguyên nhân đưa đến mất nước và các lý do giúp cho bạo quyền tồn tại mãi. Đó là:
1.- Một là vua, việc dân chẳng biết
2.- Hai là quan chẳng biết có dân
3.- Ba là dân chỉ biết dân, mặc quân với quốc, mặc thần với ai...
Nhận định của cụ Phan Bội Châu về tâm tính của người Việt ở giai đoạn đầu thế kỷ thứ 20, mà nay vẫn còn đúng. Chẳng những đúng với người quốc nội mà còn đúng ở cả hải ngoại nữa.
Thật vậy, cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn tại hải ngoại dĩ nhiên là không liên quan đến điều 1 và điều 2, nhưng điều thứ 3 thì khá đúng. Nhiều người Việt hải ngoại dường như chỉ biết có mình và gia đình mình, không quan tâm đến đất nước cũng như các sinh hoạt cộng đồng liên quan đến đất nước, đến dân tộc, đến nỗi khốn khổ của đồng bào trong nước. Họ theo chủ nghĩa “Mạckenoism”, mặc kệ ai muốn làm gì thì làm, nhưng những kẻ chống lại các cuộc tranh đấu của Cộng Đồng cho Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý, liệt họ vào cái gọi là đa số thầm lặng để dựa vào mà quậy phá.
Một thiểu số khác, không tham gia các sinh hoạt, không dấn thân nhập vào cuộc đấu tranh của cộng đồng, nhưng cứ muốn làm thầy đời, lên tiếng dạy dỗ người khác phương pháp đấu tranh, chê bai phê phán hết cá nhân này đến cá nhân khác, đặc biệt là các thành viên tích cực của Cộng Đồng “mặc quân với quốc, mặc thần với ai”.
Họ nói cho sướng miệng, viết cho sướng tay, cho vơi những ẩn ức cá nhân, không cần biết đúng-sai, lợi hay hại, thật rất chi là thiếu trách nhiệm. Đây chính là nguyên nhân làm xáo trộn dư luận về cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, tạo điều kiện cho tay sai cộng sản xuyên tạc, đánh phá công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của cộng đồng Việt Nam Tỵ nạn cộng sản.
Bài mở đầu sách Việt Nam Vong Quốc Sử, cụ Phan Bội Châu viết:
“Không có gì đau bằng người mất nước, cũng không có gì đau bằng người bị mất nước mà bàn việc nước! Tôi muốn viết đoạn sử mất nước này, nhưng đã bao phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào.”
Tại sao “bao phen lệ cạn huyết khô” mà không viết được chữ nào? Phải chăng sự tắt nghẽn này là do thiếu sự đồng tâm của các giới người Việt?
Về sự “thiếu đồng tâm”, cụ Phan Bội Châu đã tìm cách khơi dậy tư tưởng thương nước, ghét thù, trong người dân Việt để có thể đạt đến mục đích “Cử quốc đồng tâm” để đánh đuổi thực dân Pháp, như sau:
Tức là mọi tầng lớp nhân dân cùng một lòng.
“Đồng Tâm” là một yếu tố quan trọng nhất để một dân tộc có thể đoàn kết để đứng lên chống ngoại xâm, xây dựng đất nước. Tại hải ngoại, “Đồng Tâm” là sức mạnh để xây dựng cộng đồng, chống bất công, hà hiếp và đấu tranh bền bỉ cho Dân Chủ, Nhân Quyền tại quê nhà.
Cộng Đồng Người Việt quốc gia tại Bắc California hiện nay đang có khủng hoảng về sự Đồng Tâm. Nguyên nhân đưa đến sự thiếu đồng tâm này là những dị biệt về suy nghĩ cá nhân và những nghi hoặc mơ hồ của cá nhân này đối với cá nhân khác, dẫn đến tình trạng bất đồng.
“Bất đồng ý kiến” là một sự kiện thông thường trong các sinh hoạt cộng đồng dưới chế độ dân chủ, tự do. Hầu hết các “bất đồng” đều có thể giải quyết qua các cuộc đối thoại ôn hòa, tranh luận thẳng thắn. Thế nhưng trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, dường như rất ít có cơ hội để giải quyết bất đồng một cách thẳng thắn, thanh bình, tương kính, vì rất ít người có bản lĩnh để tự phán, tự xem xét lại giá trị ý tưởng của họ.
Hiện nay, đang có sự bất đồng giữa những người có cùng một mục tiêu tranh đấu, nhưng vì bênh nhóm này mà đả phá nhóm kia, khiến cho dư luận hoang mang về các sinh hoạt đấu tranh, và vận động trong mùa bầu cử sắp tới.
Có người hồ nghi Liên Đoàn Cử Tri có tham vọng khuynh loát Ban Đại Diện Cộng Đồng, có người hô hào “đã đến lúc nhường việc cho thế hệ trẻ” vân vân. Những bài báo, những bài viết trên internet, nói qua, nói lại như muốn khoét sâu vào vết bất đồng của cộng đồng, chứ chẳng đề ra được một giải pháp nào khả dĩ tạo nên sự đồng thuận.
Thật ra, thì chẳng hề có tham vọng khuynh loát của lớp trẻ, cũng chẳng mảy may có chuyện tham quyền cố vị của lớp người cao niên. Hiện tượng “Tre già măng mọc” là một quy luật tự nhiên. Măng còn non nớt cần có tre già. Tục ngữ Việt Nam có câu cụ thể hơn “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Măng chỉ có thể thay tre già khi măng đã trưởng thành.
“Già cậy con” là một mong muốn thiết tha của những người cao niên có ý thức và bản lĩnh. Người Việt còn có quan niệm “Con hơn Cha là nhà có Phúc”, do đó, không có vấn đề thế hệ trước không muốn truyền trao trách nhiệm chung cho thế hệ sau.
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam, các ông, cha đều mong mỏi được cháu con tiếp nối lý tưởng và công trình của mình. Nhưng vấn đề truyền trao này không thể tùy tiện và vô trách nhiệm, chỉ có thể truyền trao khi thế hệ kế tiếp đã thấm nhuần lý tưởng, có hoài bão và đã sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm đối với cộng đồng và dân tộc. Không thể nhường một cách vô điều kiện, không thể khẳng định thời điểm nào là “đã đến lúc” khi chưa đánh giá hoàn cảnh và con người một cách thận trọng.
Công tâm mà nói, thì cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn Bắc California cũng như các cộng đồng Nam Cali và Houston vân vân đã may mắn có được các nhóm thanh niên đầy tâm huyết, đủ năng lực, có ý thức quốc gia, dân tộc, chịu dấn thân tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ cho các bậc cha anh trong công cuộc xây dựng cộng đồng, chống áp bức, bất công và đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam. Đồng hương San Jose cũng đã nhìn thấy sự vui mừng và tin tưởng của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California khi Liên Đoàn Cử Tri được thành lập. Mọi người đều hy vọng lớp người trẻ này sẽ tiếp nối con đường chính nghĩa quốc gia mà lớp người cao niên đã đi qua.
Sách có câu “Trường Giang sóng sau đưa sóng trước”. Đây là hình tượng các thế hệ trước, sau, đưa đẩy và nương tựa nhau để duy trì dòng chảy của một cộng đồng, một quốc gia. Những lớp sóng biển, trước sau đều vỗ vào bờ. Hãy giữ vững niềm tin và hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ không đi lệch hướng của cha anh. Hãy giã từ những nghi ngờ để an tâm mà hướng dẫn, tô bồi và dẫn dắt các con em tiến tới mục đích thực hiện hoài bão xây dựng cộng đồng và đấu tranh giải thoát quê hương khỏi chế độ cộng sản bạo tàn.
Có tự tin thì mới có thể tin vào thiện chí của người khác. Từ niềm tin cộng đồng mới có thể tiến tới mối Đồng Tâm. Có đồng tâm mới có đoàn kết để chiến thắng sự dữ cùng những kẻ xấu.
TRUNG NGÔN (30-1-01)
>> Xem Tiếp!
Cụ Phan Bội Châu đã viết Hải Ngoại Huyết Thư gửi về cho đồng bào trong nước. Những câu mở đầu nghe thật ngậm ngùi:
“Người nước ta lạ rất là lạ
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay là ngơ ngẩn ngẩn ngơ
Hay còn hờ hững như trò chuyện chơi...”
Cụ Phan viết thư bằng máu và nước mắt của người yêu nước, nhưng cứ lo ngại sự đón nhận thờ ơ. Trong thư, cụ đã phân tích các nguyên nhân đưa đến mất nước và các lý do giúp cho bạo quyền tồn tại mãi. Đó là:
1.- Một là vua, việc dân chẳng biết
2.- Hai là quan chẳng biết có dân
3.- Ba là dân chỉ biết dân, mặc quân với quốc, mặc thần với ai...
Nhận định của cụ Phan Bội Châu về tâm tính của người Việt ở giai đoạn đầu thế kỷ thứ 20, mà nay vẫn còn đúng. Chẳng những đúng với người quốc nội mà còn đúng ở cả hải ngoại nữa.
Thật vậy, cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn tại hải ngoại dĩ nhiên là không liên quan đến điều 1 và điều 2, nhưng điều thứ 3 thì khá đúng. Nhiều người Việt hải ngoại dường như chỉ biết có mình và gia đình mình, không quan tâm đến đất nước cũng như các sinh hoạt cộng đồng liên quan đến đất nước, đến dân tộc, đến nỗi khốn khổ của đồng bào trong nước. Họ theo chủ nghĩa “Mạckenoism”, mặc kệ ai muốn làm gì thì làm, nhưng những kẻ chống lại các cuộc tranh đấu của Cộng Đồng cho Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý, liệt họ vào cái gọi là đa số thầm lặng để dựa vào mà quậy phá.
Một thiểu số khác, không tham gia các sinh hoạt, không dấn thân nhập vào cuộc đấu tranh của cộng đồng, nhưng cứ muốn làm thầy đời, lên tiếng dạy dỗ người khác phương pháp đấu tranh, chê bai phê phán hết cá nhân này đến cá nhân khác, đặc biệt là các thành viên tích cực của Cộng Đồng “mặc quân với quốc, mặc thần với ai”.
Họ nói cho sướng miệng, viết cho sướng tay, cho vơi những ẩn ức cá nhân, không cần biết đúng-sai, lợi hay hại, thật rất chi là thiếu trách nhiệm. Đây chính là nguyên nhân làm xáo trộn dư luận về cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, tạo điều kiện cho tay sai cộng sản xuyên tạc, đánh phá công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của cộng đồng Việt Nam Tỵ nạn cộng sản.
Bài mở đầu sách Việt Nam Vong Quốc Sử, cụ Phan Bội Châu viết:
“Không có gì đau bằng người mất nước, cũng không có gì đau bằng người bị mất nước mà bàn việc nước! Tôi muốn viết đoạn sử mất nước này, nhưng đã bao phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào.”
Tại sao “bao phen lệ cạn huyết khô” mà không viết được chữ nào? Phải chăng sự tắt nghẽn này là do thiếu sự đồng tâm của các giới người Việt?
Về sự “thiếu đồng tâm”, cụ Phan Bội Châu đã tìm cách khơi dậy tư tưởng thương nước, ghét thù, trong người dân Việt để có thể đạt đến mục đích “Cử quốc đồng tâm” để đánh đuổi thực dân Pháp, như sau:
- -Phú hào đồng tâm;
- -Quan trường đồng tâm;
- -Quốc gia tử đệ đồng tâm
- -Thiên Chúa giáo đồ đồng tâm
- -Thủy lục tập binh đồng tâm
- -Du đồ hội đảng đồng tâm
- -Thông ngôn, bồi bếp đồng tâm
- -Cừu gia tử đệ đồng tâm (những con em trong nhà có thù sâu với giặc cùng một lòng)
- -Hải ngoại du học đồng tâm
- -Nữ giới đồng tâm.
Tức là mọi tầng lớp nhân dân cùng một lòng.
“Đồng Tâm” là một yếu tố quan trọng nhất để một dân tộc có thể đoàn kết để đứng lên chống ngoại xâm, xây dựng đất nước. Tại hải ngoại, “Đồng Tâm” là sức mạnh để xây dựng cộng đồng, chống bất công, hà hiếp và đấu tranh bền bỉ cho Dân Chủ, Nhân Quyền tại quê nhà.
Cộng Đồng Người Việt quốc gia tại Bắc California hiện nay đang có khủng hoảng về sự Đồng Tâm. Nguyên nhân đưa đến sự thiếu đồng tâm này là những dị biệt về suy nghĩ cá nhân và những nghi hoặc mơ hồ của cá nhân này đối với cá nhân khác, dẫn đến tình trạng bất đồng.
“Bất đồng ý kiến” là một sự kiện thông thường trong các sinh hoạt cộng đồng dưới chế độ dân chủ, tự do. Hầu hết các “bất đồng” đều có thể giải quyết qua các cuộc đối thoại ôn hòa, tranh luận thẳng thắn. Thế nhưng trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, dường như rất ít có cơ hội để giải quyết bất đồng một cách thẳng thắn, thanh bình, tương kính, vì rất ít người có bản lĩnh để tự phán, tự xem xét lại giá trị ý tưởng của họ.
Hiện nay, đang có sự bất đồng giữa những người có cùng một mục tiêu tranh đấu, nhưng vì bênh nhóm này mà đả phá nhóm kia, khiến cho dư luận hoang mang về các sinh hoạt đấu tranh, và vận động trong mùa bầu cử sắp tới.
Có người hồ nghi Liên Đoàn Cử Tri có tham vọng khuynh loát Ban Đại Diện Cộng Đồng, có người hô hào “đã đến lúc nhường việc cho thế hệ trẻ” vân vân. Những bài báo, những bài viết trên internet, nói qua, nói lại như muốn khoét sâu vào vết bất đồng của cộng đồng, chứ chẳng đề ra được một giải pháp nào khả dĩ tạo nên sự đồng thuận.
Thật ra, thì chẳng hề có tham vọng khuynh loát của lớp trẻ, cũng chẳng mảy may có chuyện tham quyền cố vị của lớp người cao niên. Hiện tượng “Tre già măng mọc” là một quy luật tự nhiên. Măng còn non nớt cần có tre già. Tục ngữ Việt Nam có câu cụ thể hơn “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Măng chỉ có thể thay tre già khi măng đã trưởng thành.
“Già cậy con” là một mong muốn thiết tha của những người cao niên có ý thức và bản lĩnh. Người Việt còn có quan niệm “Con hơn Cha là nhà có Phúc”, do đó, không có vấn đề thế hệ trước không muốn truyền trao trách nhiệm chung cho thế hệ sau.
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam, các ông, cha đều mong mỏi được cháu con tiếp nối lý tưởng và công trình của mình. Nhưng vấn đề truyền trao này không thể tùy tiện và vô trách nhiệm, chỉ có thể truyền trao khi thế hệ kế tiếp đã thấm nhuần lý tưởng, có hoài bão và đã sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm đối với cộng đồng và dân tộc. Không thể nhường một cách vô điều kiện, không thể khẳng định thời điểm nào là “đã đến lúc” khi chưa đánh giá hoàn cảnh và con người một cách thận trọng.
Công tâm mà nói, thì cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn Bắc California cũng như các cộng đồng Nam Cali và Houston vân vân đã may mắn có được các nhóm thanh niên đầy tâm huyết, đủ năng lực, có ý thức quốc gia, dân tộc, chịu dấn thân tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ cho các bậc cha anh trong công cuộc xây dựng cộng đồng, chống áp bức, bất công và đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam. Đồng hương San Jose cũng đã nhìn thấy sự vui mừng và tin tưởng của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California khi Liên Đoàn Cử Tri được thành lập. Mọi người đều hy vọng lớp người trẻ này sẽ tiếp nối con đường chính nghĩa quốc gia mà lớp người cao niên đã đi qua.
Sách có câu “Trường Giang sóng sau đưa sóng trước”. Đây là hình tượng các thế hệ trước, sau, đưa đẩy và nương tựa nhau để duy trì dòng chảy của một cộng đồng, một quốc gia. Những lớp sóng biển, trước sau đều vỗ vào bờ. Hãy giữ vững niềm tin và hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ không đi lệch hướng của cha anh. Hãy giã từ những nghi ngờ để an tâm mà hướng dẫn, tô bồi và dẫn dắt các con em tiến tới mục đích thực hiện hoài bão xây dựng cộng đồng và đấu tranh giải thoát quê hương khỏi chế độ cộng sản bạo tàn.
Có tự tin thì mới có thể tin vào thiện chí của người khác. Từ niềm tin cộng đồng mới có thể tiến tới mối Đồng Tâm. Có đồng tâm mới có đoàn kết để chiến thắng sự dữ cùng những kẻ xấu.
TRUNG NGÔN (30-1-01)
>> Xem Tiếp!
Wednesday, January 27, 2010
Thư Chúc Tết của Hoà Thượng Thích Không Tánh
Nam-mô A-Di-Đà Phật!
Kính thưa toàn thể Quý Đồng Hương Người Việt hải ngoại,
Nhân dịp Năm Mới, chúng tôi thành tâm kính chúc tất cả Quý Bà Con Đồng Hương hải ngoại một năm mới an khang, mạnh khỏe và hạnh phúc. Cầu mong tất cả công việc làm ăn của Quý Bà Con đều được may mắn thịnh đạt và thân tâm an lạc, như ý.
Kính thưa Quý Bà Con Đồng Hương,
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Ân Nhân, Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức và Cá Nhân trong năm qua đã ủng hộ tài chánh cho chúng tôi trong công cuộc cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt, cũng như đã hỗ trợ cho Giáo Hội chúng tôi trong việc cứu tế, giúp đỡ quý anh em, những nhà đấu tranh dân chủ, dân oan đang gặp khổ nạn do chế độ trong việc đàn áp, tù đày.
Xin cảm ơn tất cả Quý Bà Con, Quý Đoàn Thể trong năm qua đã có lòng hướng về Giáo Hội, ủng hộ đường hướng đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền, cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cũng như ủng hộ đường hướng của Giáo Hội trong công cuộc giải trừ quốc nạn cũng như pháp nạn của Giáo Hội.
Xin thông qua hiện tình tự do tôn giáo ở quê nhà, vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua: Phải nói rằng rất nhiều khổ nạn đến với đồng bào ở quê nhà. Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, tất cả các tôn giáo ở Việt Nam trong năm qua đều bị đàn áp, khủng bố và bách hại một cách nặng nề, khó khăn hơn những năm trước đây.
Riêng về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dưới sự lãnh đạo của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngài vẫn thường trực bị canh gác, cô lập, bao vây, không làm được công việc hành pháp của Giáo Hội. Tất cả Chư Tăng Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện, Quý Cấp Giáo Hội ở các Ban Đại Diện các tỉnh đều bị cô lập và khó khăn. Ngay cả việc lễ nghi đều bị công an canh gác, bao vây, cô lập và ngăn đe. Mấy mươi năm qua bị đàn áp, Giáo Hội gần như bị tê liệt, gần như bị tiêu diệt hẳn.
Dưới chế độ cộng sản, phải nói rằng toàn thể người dân đều bị cai trị bằng bạo lực và khủng bố, bằng nhà tù. Trong năm qua nhà cầm quyền đã bắt giữ rất nhiều người.
Chúng tôi không biết nói gì nhiều. Nhân dịp đầu năm, chúng tôi chuyển lời cảm ơn đến tất cả Quý Đồng Bào. Cầu mong cho tất cả Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con ở hải ngoại cùng nhau xóa bỏ những bất đồng, đặt đại cục lên trên, và cùng nhau đón tết trong thương yêu, cùng nhau vận động đấu tranh cho nền tự do tôn giáo đích thực ở quê nhà, cũng như làm sao vận động cho vấn đề dân chủ nhân quyền tự do ở Việt Nam.
Cũng mong rằng Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con cùng nhau đoàn kết để có thể vận động, để các chính giới, các quốc gia, các tổ chức tiến bộ trên thế giới thấy rõ được tình cảnh hiện giờ của Việt Nam.
Trước khi dứt lời, chúng tôi cũng xin cầu nguyện cho tất cả Quý Bà Con một năm mới gặp nhiều may mắn, thịnh đạt. Chân thành kính chúc và cảm ơn tất cả Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con và Đồng Bào ở hải ngoại.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật!
HT Thích Không Tánh.
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
>> Xem Tiếp!
Kính thưa toàn thể Quý Đồng Hương Người Việt hải ngoại,
Nhân dịp Năm Mới, chúng tôi thành tâm kính chúc tất cả Quý Bà Con Đồng Hương hải ngoại một năm mới an khang, mạnh khỏe và hạnh phúc. Cầu mong tất cả công việc làm ăn của Quý Bà Con đều được may mắn thịnh đạt và thân tâm an lạc, như ý.
Kính thưa Quý Bà Con Đồng Hương,
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Ân Nhân, Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức và Cá Nhân trong năm qua đã ủng hộ tài chánh cho chúng tôi trong công cuộc cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt, cũng như đã hỗ trợ cho Giáo Hội chúng tôi trong việc cứu tế, giúp đỡ quý anh em, những nhà đấu tranh dân chủ, dân oan đang gặp khổ nạn do chế độ trong việc đàn áp, tù đày.
Xin cảm ơn tất cả Quý Bà Con, Quý Đoàn Thể trong năm qua đã có lòng hướng về Giáo Hội, ủng hộ đường hướng đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền, cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cũng như ủng hộ đường hướng của Giáo Hội trong công cuộc giải trừ quốc nạn cũng như pháp nạn của Giáo Hội.
Xin thông qua hiện tình tự do tôn giáo ở quê nhà, vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua: Phải nói rằng rất nhiều khổ nạn đến với đồng bào ở quê nhà. Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, tất cả các tôn giáo ở Việt Nam trong năm qua đều bị đàn áp, khủng bố và bách hại một cách nặng nề, khó khăn hơn những năm trước đây.
Riêng về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dưới sự lãnh đạo của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngài vẫn thường trực bị canh gác, cô lập, bao vây, không làm được công việc hành pháp của Giáo Hội. Tất cả Chư Tăng Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện, Quý Cấp Giáo Hội ở các Ban Đại Diện các tỉnh đều bị cô lập và khó khăn. Ngay cả việc lễ nghi đều bị công an canh gác, bao vây, cô lập và ngăn đe. Mấy mươi năm qua bị đàn áp, Giáo Hội gần như bị tê liệt, gần như bị tiêu diệt hẳn.
Dưới chế độ cộng sản, phải nói rằng toàn thể người dân đều bị cai trị bằng bạo lực và khủng bố, bằng nhà tù. Trong năm qua nhà cầm quyền đã bắt giữ rất nhiều người.
Chúng tôi không biết nói gì nhiều. Nhân dịp đầu năm, chúng tôi chuyển lời cảm ơn đến tất cả Quý Đồng Bào. Cầu mong cho tất cả Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con ở hải ngoại cùng nhau xóa bỏ những bất đồng, đặt đại cục lên trên, và cùng nhau đón tết trong thương yêu, cùng nhau vận động đấu tranh cho nền tự do tôn giáo đích thực ở quê nhà, cũng như làm sao vận động cho vấn đề dân chủ nhân quyền tự do ở Việt Nam.
Cũng mong rằng Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con cùng nhau đoàn kết để có thể vận động, để các chính giới, các quốc gia, các tổ chức tiến bộ trên thế giới thấy rõ được tình cảnh hiện giờ của Việt Nam.
Trước khi dứt lời, chúng tôi cũng xin cầu nguyện cho tất cả Quý Bà Con một năm mới gặp nhiều may mắn, thịnh đạt. Chân thành kính chúc và cảm ơn tất cả Quý Đoàn Thể, Quý Tổ Chức, Quý Bà Con và Đồng Bào ở hải ngoại.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật!
HT Thích Không Tánh.
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
>> Xem Tiếp!
Thư Chúc Tết của Linh mục Phan Văn Lợi
Kính thưa Toàn thể Đồng bào Người Việt tự do
Theo định luật của trời đất, Năm Canh Dần lại tới. Theo truyền thống Dân tộc, Tết Nguyên đán lại về, mang đến cho chúng ta không khí ấm áp của mùa Xuân tươi nở, bầu khí ấm cúng của gia đình sum họp, màu sắc tươi tắn của cây cỏ đâm chồi, hy vọng rạng ngời của tân niên khởi sự.
Thế nhưng tại Việt Nam, người ta lại chỉ thấy màu tang trắng của Bát Nhã, Đồng Chiêm, màu nâu xỉn của Hồng Hà khô cạn, màu đỏ quạch của bauxite Tây Nguyên, chỉ nghe tiếng than uất hận của các dân oan bị cướp đất cướp nhà, tiếng khóc nghẹn ngào của thân nhân những nhà dân chủ bị án tù bất công, tiếng cầu nguyện thổn thức của những tín đồ bị chà đạp niềm tin tôn giáo, tiếng thở dài não ruột của thế hệ trẻ thấy mờ mịt chân trời, tiếng kêu rên siết của bao thanh niên nam nữ bị đẩy vào kiếp lao nô tình nô nơi xứ lạ; chỉ nếm sự lạnh lùng tàn nhẫn của công an, quan tòa, đảng viên, cán bộ, sự lạnh lẽo tình người trong nhà thương, trường học, giữa đường phố; chỉ chứng kiến sự thất vọng của bao tâm hồn thiện chí trước một thể chế chính trị gian dối, bạo tàn và ngu xuẩn, sự lo âu của bao con dân đất Việt trước nguy cơ mất nước vào tay ngoại xâm lân quốc do sự đồng lõa của cộng đảng nội thù…. Năm Cọp đang đến, nhưng viễn tượng đất nước biến thành tiểu hổ châu Á vẫn mãi xa vời, một chỉ thấy trước mắt đủ loài hổ báo đang tàn phá đất nước, tàn sát dân lành, tàn hại Quê Mẹ.
Kính thưa Toàn thể Đồng bào
Giữa bầu khí mùa Xuân ngày Tết mà nói đến những điều bi quan tiêu cực ấy xem ra không phải lẽ và phải đạo. Tuy thế, niềm hy vọng của chúng ta vẫn không tan biến, trong cái mùa đông lạnh lẽo do chế độ độc tài gây ra cho đất nước trên sáu thập niên đang nhú lên những chồi mầm tự do và dân chủ. Toàn dân đã bừng tỉnh, đất nước đã đứng lên, mọi giới đã cất tiếng, quốc nội lẫn hải ngoại đang hòa hợp trong cùng đại cuộc. Những kẻ nắm quyền bất chính, bất nhân, bất tài, bất lực đang hoảng hốt trước sự vùng dậy của ý thức về dân chủ, thao thức về dân quyền, thổn thức về dân sinh. Những con người ái quốc, thiện chí, chân thành, dũng cảm từ trong ra tới ngoài nước đang hăng hái vượt qua mọi chông gai, thác ghềnh, đèo cao, hố thẳm để quyết giành lấy tự do, no ấm cho dân tộc. Hồn thiêng Sông núi, anh linh Dân tộc, gương sáng Tiền nhân, máu lệ Anh hào đang thúc đẩy và mời gọi chúng ta xây dựng một mùa Xuân đích thực cho Quê cha Đất mẹ.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho ước nguyện chính đáng của chúng ta và cho toàn thể dân Việt.
Phát biểu từ Huế trong những ngày cuối năm Kỷ Sửu
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.
>> Xem Tiếp!
Theo định luật của trời đất, Năm Canh Dần lại tới. Theo truyền thống Dân tộc, Tết Nguyên đán lại về, mang đến cho chúng ta không khí ấm áp của mùa Xuân tươi nở, bầu khí ấm cúng của gia đình sum họp, màu sắc tươi tắn của cây cỏ đâm chồi, hy vọng rạng ngời của tân niên khởi sự.
Thế nhưng tại Việt Nam, người ta lại chỉ thấy màu tang trắng của Bát Nhã, Đồng Chiêm, màu nâu xỉn của Hồng Hà khô cạn, màu đỏ quạch của bauxite Tây Nguyên, chỉ nghe tiếng than uất hận của các dân oan bị cướp đất cướp nhà, tiếng khóc nghẹn ngào của thân nhân những nhà dân chủ bị án tù bất công, tiếng cầu nguyện thổn thức của những tín đồ bị chà đạp niềm tin tôn giáo, tiếng thở dài não ruột của thế hệ trẻ thấy mờ mịt chân trời, tiếng kêu rên siết của bao thanh niên nam nữ bị đẩy vào kiếp lao nô tình nô nơi xứ lạ; chỉ nếm sự lạnh lùng tàn nhẫn của công an, quan tòa, đảng viên, cán bộ, sự lạnh lẽo tình người trong nhà thương, trường học, giữa đường phố; chỉ chứng kiến sự thất vọng của bao tâm hồn thiện chí trước một thể chế chính trị gian dối, bạo tàn và ngu xuẩn, sự lo âu của bao con dân đất Việt trước nguy cơ mất nước vào tay ngoại xâm lân quốc do sự đồng lõa của cộng đảng nội thù…. Năm Cọp đang đến, nhưng viễn tượng đất nước biến thành tiểu hổ châu Á vẫn mãi xa vời, một chỉ thấy trước mắt đủ loài hổ báo đang tàn phá đất nước, tàn sát dân lành, tàn hại Quê Mẹ.
Kính thưa Toàn thể Đồng bào
Giữa bầu khí mùa Xuân ngày Tết mà nói đến những điều bi quan tiêu cực ấy xem ra không phải lẽ và phải đạo. Tuy thế, niềm hy vọng của chúng ta vẫn không tan biến, trong cái mùa đông lạnh lẽo do chế độ độc tài gây ra cho đất nước trên sáu thập niên đang nhú lên những chồi mầm tự do và dân chủ. Toàn dân đã bừng tỉnh, đất nước đã đứng lên, mọi giới đã cất tiếng, quốc nội lẫn hải ngoại đang hòa hợp trong cùng đại cuộc. Những kẻ nắm quyền bất chính, bất nhân, bất tài, bất lực đang hoảng hốt trước sự vùng dậy của ý thức về dân chủ, thao thức về dân quyền, thổn thức về dân sinh. Những con người ái quốc, thiện chí, chân thành, dũng cảm từ trong ra tới ngoài nước đang hăng hái vượt qua mọi chông gai, thác ghềnh, đèo cao, hố thẳm để quyết giành lấy tự do, no ấm cho dân tộc. Hồn thiêng Sông núi, anh linh Dân tộc, gương sáng Tiền nhân, máu lệ Anh hào đang thúc đẩy và mời gọi chúng ta xây dựng một mùa Xuân đích thực cho Quê cha Đất mẹ.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho ước nguyện chính đáng của chúng ta và cho toàn thể dân Việt.
Phát biểu từ Huế trong những ngày cuối năm Kỷ Sửu
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.
>> Xem Tiếp!
VÀI NÉT VỀ LỄ KỶ NIỆM 36 NĂM TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA: 19 Tháng 01 Năm 1974.
Được sự đồng thuận của gần 30 Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức tại miền Bắc California, một buổi lễ Kỷ niệm 36 năm ngày xảy ra trận Hải chiến giữa Hải Quân QLVNCH và Hải Quân Trung cộng thuộc lãnh hải quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974, tại Unified Event Center (GI’s Forum cũ) vào sáng Chúa nhật, 24 tháng 01 năm 2010.
Thành phần tham dự, ngoài thành viên của các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức nói trên, còn có sự hiện diện của các Thân hào, Nhân sĩ, Lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, cùng đồng hương tị nạn cộng sản xa gần thuộc miền Bắc Cali, từ tiểu bang xa xôi Hawaii,và đặc biệt có sự góp mặt của Ca, Nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh từ Washington DC.
Về thành phần cựu Tướng Lãnh thuộc QLVNCH gồm có : Đô đốc Trần văn Chơn, Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.Bên cạnh thành phần quan khách còn được ghi nhận có sự hiện diện của Cựu Đại tá Nguyễn Xuân Vinh, cựu Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ VNCH,Giáo sư Nguyễn Văn Canh, ông Nguyễn Thế Vũ (Đại diện ông Dave Cortese, Giám sát viên quận hạt Santa Clara), ông Jose Estevez(cựu Thị trưởng ThànhphốMilpitas). Tổng số tham dự viên và thành hpần tổ chức buổi lễ vào khoảng trên, dưới một ngàn người(ngoài số lượng ghế ngồi không còn trống, số lượng đồng hương phải đứng hai bên hông và phía sau khá đông).
Điều hợp Chương trình là ông Thái văn Hòa, cựu Sĩ Quan Cảnh sát VNCH, và ông Nguyễn Cười, cựu Sĩ quan Hải quân QLVNCH. Sau phần nghi lễ chào Quốc kỳ(Mỹ, VNCH), phút mặc niệm, là phần giới thiệu thành phần tham dự, giới thiệu chiến sĩ Hải quân các cấp tham chiến trận Hoàng sa có mặt tại buổi lễ, cũng như sơ luợc về ý nghĩa của buổi tưởng niệm Hoàng sa,19/01/74.
Trong diễn tiến, có phần Đại diện lên niệm hương (gồm Các cựu Tướng lãnh, Lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Chủ tịch Ban ĐDCĐ, một số quan khách tiêu biểu.Có phần Rước Quốc kỳ VNCH, đọc văn tế, đặt vòng hoa tại Đài Tử sĩ. Đến phần phát biểu, là từ LS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng ban Tổ chức, từ Cựu Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, Tư lệnh HQVNCH tại trận Hải chiến Hoàng sa,từ ông Đặng Đình Hiền,Biệt đội TrưởngBiệt đội Hải kích, từ Giáo sư Nguyễn văn Canh.người đã dày công tìm hiểu và đúc kết các tài liệu lịch sử về chủ quyền của Việt nam, liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa (dựa trên ,căn bản luật pháp, và công ước Quốc Tế).
Ban điều hợp chương trình cũng đã giới thiệu bà Cao Thị Tình, Chủ tịch Lương tâm Công giáo lên xướng danh các quan khách và các Hội đoàn, Đoàn thể, đứng ra tổ chức buổi lễ, và danh tánh các mạnh thường quân (riêng Aborn Pharmacy yểm trợ một ngàn Đô la, được nhắc đến); tiếp theo là phần giới thiệu ba bạn trẻ của LĐCTgồm Bác sĩ nha khoa Hồ Vũ,anh Bùi Sơn, chị Minh Uyên lên xướng danh các anh hùng tử sĩ (từ HQ Trung tá Ngụy Văn Thà đến các Thủy thủ phụ tráchcác phần hành chuyên môn) đã hy sinh trong trận hải chiến vì lý tưởng Quốc gia, vì sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH.
Sau đó là phần một số thành viên trong ban tổ chức mang các thùng tiền đến để đồng hương tùy tâm ủng hộ cho việc trang trải tốn phí của buổi lễ. Cuối cùng là phần văn nghệ được khởi diễn khi các thành viên phụ trách cung cấp ẩm thực cho đồng hương tham dự.
Thành phần văn nghệ sĩ, ngoài Nguyệt Ánh còn có các ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công tại miền Bắc Cali. Điểm đáng ghi nhận trong lễ kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng sa năm nay là có sự đóng góp rất tích cực của Liên Đoàn Cử Tri người Việt Bắc California, đặc biệt là giới trẻ (từ việc đi dán, phân phát các Fliers, đọc thông báo trên chương trình phát thanh, đến việc có mặt từ 8 giờ sáng để phụ giúp trang trí cờ, biểu ngữ, giúp đồng hương ghi danh trong sổ tham dự và yểm trợ.Sau khi văn nghệ kết thúc, các bạn trẻ đã ở lại dọn dẹp bàn thờ, thu gom cờ hiệu, biểu ngữ, xếp ghế, dọn rác,và là trong số những người cuối cùng rời khỏi hội trường.
Tóm lại, ngày kỷ niệm Hoàng sa 19 tháng 01 năm nay tại Bắc Cali tuy không sánh bằng miền Nam Cali, nhưng kết quả rất đáng khích lệ, nói lên được tinh thần ngưỡng mộ và nhớ ơn các chiến sĩ Hải quân trong công cuộc chiến đấu để bảo toàn lãnh thổ của VNCH nói riêng và của Tổ quốc Việt Nam nói chung.
Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam.
Đồng hương Việt nam tị nạn Cộng sản tại Bắc California cương quyết sát cánh cùng người Việt Hải ngoại và 85 triệu đồng bào quốc nội cực lực phản đối và lên án bọn Việt cộng bán nước và bọn bành trướng Phương Bắc xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Việt nam .
Trần Phong .
San Jose, ngày 24 tháng Giêng năm 2010.
>> Xem Tiếp!
Thành phần tham dự, ngoài thành viên của các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức nói trên, còn có sự hiện diện của các Thân hào, Nhân sĩ, Lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, cùng đồng hương tị nạn cộng sản xa gần thuộc miền Bắc Cali, từ tiểu bang xa xôi Hawaii,và đặc biệt có sự góp mặt của Ca, Nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh từ Washington DC.
Về thành phần cựu Tướng Lãnh thuộc QLVNCH gồm có : Đô đốc Trần văn Chơn, Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.Bên cạnh thành phần quan khách còn được ghi nhận có sự hiện diện của Cựu Đại tá Nguyễn Xuân Vinh, cựu Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ VNCH,Giáo sư Nguyễn Văn Canh, ông Nguyễn Thế Vũ (Đại diện ông Dave Cortese, Giám sát viên quận hạt Santa Clara), ông Jose Estevez(cựu Thị trưởng ThànhphốMilpitas). Tổng số tham dự viên và thành hpần tổ chức buổi lễ vào khoảng trên, dưới một ngàn người(ngoài số lượng ghế ngồi không còn trống, số lượng đồng hương phải đứng hai bên hông và phía sau khá đông).
Điều hợp Chương trình là ông Thái văn Hòa, cựu Sĩ Quan Cảnh sát VNCH, và ông Nguyễn Cười, cựu Sĩ quan Hải quân QLVNCH. Sau phần nghi lễ chào Quốc kỳ(Mỹ, VNCH), phút mặc niệm, là phần giới thiệu thành phần tham dự, giới thiệu chiến sĩ Hải quân các cấp tham chiến trận Hoàng sa có mặt tại buổi lễ, cũng như sơ luợc về ý nghĩa của buổi tưởng niệm Hoàng sa,19/01/74.
Trong diễn tiến, có phần Đại diện lên niệm hương (gồm Các cựu Tướng lãnh, Lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Chủ tịch Ban ĐDCĐ, một số quan khách tiêu biểu.Có phần Rước Quốc kỳ VNCH, đọc văn tế, đặt vòng hoa tại Đài Tử sĩ. Đến phần phát biểu, là từ LS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng ban Tổ chức, từ Cựu Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, Tư lệnh HQVNCH tại trận Hải chiến Hoàng sa,từ ông Đặng Đình Hiền,Biệt đội TrưởngBiệt đội Hải kích, từ Giáo sư Nguyễn văn Canh.người đã dày công tìm hiểu và đúc kết các tài liệu lịch sử về chủ quyền của Việt nam, liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa (dựa trên ,căn bản luật pháp, và công ước Quốc Tế).
Ban điều hợp chương trình cũng đã giới thiệu bà Cao Thị Tình, Chủ tịch Lương tâm Công giáo lên xướng danh các quan khách và các Hội đoàn, Đoàn thể, đứng ra tổ chức buổi lễ, và danh tánh các mạnh thường quân (riêng Aborn Pharmacy yểm trợ một ngàn Đô la, được nhắc đến); tiếp theo là phần giới thiệu ba bạn trẻ của LĐCTgồm Bác sĩ nha khoa Hồ Vũ,anh Bùi Sơn, chị Minh Uyên lên xướng danh các anh hùng tử sĩ (từ HQ Trung tá Ngụy Văn Thà đến các Thủy thủ phụ tráchcác phần hành chuyên môn) đã hy sinh trong trận hải chiến vì lý tưởng Quốc gia, vì sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH.
Sau đó là phần một số thành viên trong ban tổ chức mang các thùng tiền đến để đồng hương tùy tâm ủng hộ cho việc trang trải tốn phí của buổi lễ. Cuối cùng là phần văn nghệ được khởi diễn khi các thành viên phụ trách cung cấp ẩm thực cho đồng hương tham dự.
Thành phần văn nghệ sĩ, ngoài Nguyệt Ánh còn có các ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công tại miền Bắc Cali. Điểm đáng ghi nhận trong lễ kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng sa năm nay là có sự đóng góp rất tích cực của Liên Đoàn Cử Tri người Việt Bắc California, đặc biệt là giới trẻ (từ việc đi dán, phân phát các Fliers, đọc thông báo trên chương trình phát thanh, đến việc có mặt từ 8 giờ sáng để phụ giúp trang trí cờ, biểu ngữ, giúp đồng hương ghi danh trong sổ tham dự và yểm trợ.Sau khi văn nghệ kết thúc, các bạn trẻ đã ở lại dọn dẹp bàn thờ, thu gom cờ hiệu, biểu ngữ, xếp ghế, dọn rác,và là trong số những người cuối cùng rời khỏi hội trường.
Tóm lại, ngày kỷ niệm Hoàng sa 19 tháng 01 năm nay tại Bắc Cali tuy không sánh bằng miền Nam Cali, nhưng kết quả rất đáng khích lệ, nói lên được tinh thần ngưỡng mộ và nhớ ơn các chiến sĩ Hải quân trong công cuộc chiến đấu để bảo toàn lãnh thổ của VNCH nói riêng và của Tổ quốc Việt Nam nói chung.
Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam.
Đồng hương Việt nam tị nạn Cộng sản tại Bắc California cương quyết sát cánh cùng người Việt Hải ngoại và 85 triệu đồng bào quốc nội cực lực phản đối và lên án bọn Việt cộng bán nước và bọn bành trướng Phương Bắc xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Việt nam .
Trần Phong .
San Jose, ngày 24 tháng Giêng năm 2010.
>> Xem Tiếp!
Saturday, January 16, 2010
Thư Mời Họp của các Anh Chị Em Trẻ
THƯ MỜI
Kính gửi
Quý hội đoàn, đoàn thể Quốc Gia
Quý thân hào nhân sĩ
Quý cơ quan truyền thông, báo chí
Quý đồng hương
Như quý vị đã biết, thành phố San Jose đang phải đương đầu với vụ kiện Brown Act và sở dĩ vụ kiện này còn tiếp diễn vì chúng ta có những chứng cớ thuyết phục. Thêm vào đó, trong mấy ngày vừa qua, Luật sư Michael Lưu đã đệ đơn kiện thành phố San Jose vì những âm mưu trả thù cá nhân và vùi dập cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản chúng ta.
Kính thưa quý vị,
Sau nhiều ngày yêu cầu thành phố San Jose cung cấp các thông tin liên quan đến việc thành phố đóng cửa Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng (toạ lạc tại số 2129 S. 10th St., San Jose, CA), các anh chị em trẻ chúng cháu đã có trong tay các tài liệu cho thấy có một kế hoạch vùi dập có hệ thống những cá nhân ủng hộ việc Recall (trong đó có luật sư Michael Lưu) của bà nghị viên bất xứng và phe nhóm ủng hộ bà ta. Đây là một hình thức trả thù theo kiểu “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết” của kẻ có quyền. Nhóm những người trẻ chúng cháu sẽ tổ chức một buổi họp khẩn cấp để trình bày các tài liệu này với tất cả quý đồng hương, và sau đó sẽ chính thức chuyển giao các tài liệu này cho Ban Chấp Hành của Ban Đại Diện Cộng Đồng để tuỳ nghi xử dụng. Buổi họp khẩn này sẽ được tổ chức như sau:
Thời gian: 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 17 tháng 1 năm 2010
Điạ điểm: 2127 S. 10th St., San Jose, CA 95112 (bên cạnh building của trụ sở Ban Đại Diện Cộng Đồng)
Nhân tiện, chúng cháu cũng sẽ ra mắt bộ DVD tường trình về buổi “Hội Thảo Giới Trẻ - Youth Forum” xoay quanh về những điều nêu ra trong thư Lên Tiếng của anh Đỗ Hùng diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 2009 vừa qua.
Kính mong quý đồng hương bớt chút thời giờ đến tham dự buổi họp khẩn này để cùng chúng cháu tham khảo các tài liệu liên quan đến những âm mưu vùi dập cộng đồng tỵ nạn CS chúng ta. Đồng thời vạch ra những kế hoạch để bảo vệ cộng đồng chống lại những âm mưu đó.
Trân trọng kính mời,
San Jose ngày 15 tháng 1 năm 2010
Các bạn trẻ đồng ký tên sau đây:
Nguyễn Daley, Bác Sĩ Nha Khoa Hồ Vũ, Nguyễn Bảo Ánh, Bùi Sơn, Lê Mỹ Phương, Dược Sĩ Nguyễn Lưu Phương, Nguyễn Việt, và Trần Minh Uyên
*Mọi thắc mắc xin liên lạc: 408-705-5338 hoặc 408-202-1344
>> Xem Tiếp!
Friday, January 15, 2010
Nhận Xét Của Một Cử Tri: MUA DANH BA VẠN, BÁN DANH BA ĐỒNG
Dân Biểu LB Cao Quang Ánh đã trở về HK sau chuyến thăm XHCN Việt Nam và DB Ánh đã có mở một cuộc họp với giới truyền thông Việt ngữ, lúc 2 giờ 30 chiều, ngày 13/1/2010 .
Theo dõi các câu hỏi của giới truyền thông Việt ngữ đặt ra và những gì DB Cao Quang Ánh trả lời; tôi có một vài nhận xét về DB Cao Quang Ánh như sau:
1) Ông DB Cao Quang Ánh cho công luận biết rằng, ông Ánh đã có một lần thăm XHCN Việt Nam vào năm 2001 (trước khi đắc cử làm Dân Biểu QH Hoa Kỳ). Như vậy, ông Cao Quang Ánh đã BIẾN THÂN là VIỆT KIỀU ÁO GẤM .
2) Ông Dân Biểu Cao Quang Ánh đã từng lên tiếng bên cạnh những đồng viện để đòi hỏi CSVN tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo . Nhưng nay, chính ông đã thố lộ với giới truyền thông báo chí Việt Ngữ rằng:
[Quote]:
Họ buộc tôi phải đồng ý chấp nhận điều kiện đi vào Việt Nam một cách âm thầm, và ra đi trong yên lặng.[/Quote]
Lời tự thú này của ông Ánh, đã cho tất cả người Việt Tị Nạn CS thấy được cái NON NỚT & HÈN KÉM của một người từ vỗ ngực xưng là "THÀY TU DÒNG CHÚA CỨU THẾ", MỘT NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM COI TRỌNG NHÂN SINH, MỘT NGƯỜI CON CÓ CHA LÀ SĨ QUAN TRONG QL/VNCH VÀ MỘT TRÍ THỨC TRẺ TUỔI!
3) Ông DB Cao Quang Ánh còn nói:
[Quote]:
Tôi đã trực tiếp nêu lên những vấn đề vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận được lời đảm bảo nào của chính quyền liên quan đến từng vụ vi phạm.[/Quote]
Càng chứng tỏ rằng DB Cao Quang Ánh không mấy quan tâm đến sinh hoạt của cộng đồng người Việt Tị Nạn CS, vì nếu ông ta có chút ít quan tâm, chắc chắn ông DB Cao Quang Ánh sẽ nhớ làu làu câu, "ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM".
4) Ông DB Cao Quang Ánh còn bộc bạch thêm:
[Quote]:
Thân nhân của tôi đều nói rằng điều kiện sinh hoạt ở đây bây giờ khá lắm. Dân chúng có thể tự do buôn bán, làm ăn, đi lễ nhà thờ, hay thờ phuợng tự do, miễn là đừng công khai nói ra những ý kiến chống đối chính quyền là được...[/Quote]
Điều này lại làm cho toàn thể người Việt TNCS tại hải ngoại phải há hốc mồm, và trợn trừng hai con mắt vì quá kinh ngạc, không ngờ TRÍ ÓC của một LUẬT SƯ, đảm nhận trách nhiệm ĐẠI DIỆN DÂN mà mở mồm ra phát ngôn KHÔNG UỖN LƯỠI 7 LẦN! À! ... thì ra ông DB chỉ biết sống cho gia đình và bản thân ông ta chứ CHẲNG HỀ NGHĨ ĐẾN ĐỒNG BÀO gì sất!
5) Ông DB Cao Quang Ánh kêu gọi mở cửa đón nhận Du Sinh; chắc hẳn cũng chỉ là cách nói ... con két của ông Đại Sứ HK "Mai Cà Lắc" ở Hà Nội mà thôi .
Kết luận: Thật là uổng phí cho công danh sự nghiệp của một người trẻ gốc Việt khi được lọt vào Quốc Hội HK. Một chuyến đi thăm XHCN Việt Nam, "cưỡi ngưa xem hoa", cúi mặt lừa dối lương tri ... để chịu đón nhận "Bia Miệng" thế nhân.
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; câu tục ngữ VN vạn lần không sai .
Phú Yên
>> Xem Tiếp!
Theo dõi các câu hỏi của giới truyền thông Việt ngữ đặt ra và những gì DB Cao Quang Ánh trả lời; tôi có một vài nhận xét về DB Cao Quang Ánh như sau:
1) Ông DB Cao Quang Ánh cho công luận biết rằng, ông Ánh đã có một lần thăm XHCN Việt Nam vào năm 2001 (trước khi đắc cử làm Dân Biểu QH Hoa Kỳ). Như vậy, ông Cao Quang Ánh đã BIẾN THÂN là VIỆT KIỀU ÁO GẤM .
2) Ông Dân Biểu Cao Quang Ánh đã từng lên tiếng bên cạnh những đồng viện để đòi hỏi CSVN tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo . Nhưng nay, chính ông đã thố lộ với giới truyền thông báo chí Việt Ngữ rằng:
[Quote]:
Họ buộc tôi phải đồng ý chấp nhận điều kiện đi vào Việt Nam một cách âm thầm, và ra đi trong yên lặng.[/Quote]
Lời tự thú này của ông Ánh, đã cho tất cả người Việt Tị Nạn CS thấy được cái NON NỚT & HÈN KÉM của một người từ vỗ ngực xưng là "THÀY TU DÒNG CHÚA CỨU THẾ", MỘT NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM COI TRỌNG NHÂN SINH, MỘT NGƯỜI CON CÓ CHA LÀ SĨ QUAN TRONG QL/VNCH VÀ MỘT TRÍ THỨC TRẺ TUỔI!
3) Ông DB Cao Quang Ánh còn nói:
[Quote]:
Tôi đã trực tiếp nêu lên những vấn đề vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận được lời đảm bảo nào của chính quyền liên quan đến từng vụ vi phạm.[/Quote]
Càng chứng tỏ rằng DB Cao Quang Ánh không mấy quan tâm đến sinh hoạt của cộng đồng người Việt Tị Nạn CS, vì nếu ông ta có chút ít quan tâm, chắc chắn ông DB Cao Quang Ánh sẽ nhớ làu làu câu, "ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM".
4) Ông DB Cao Quang Ánh còn bộc bạch thêm:
[Quote]:
Thân nhân của tôi đều nói rằng điều kiện sinh hoạt ở đây bây giờ khá lắm. Dân chúng có thể tự do buôn bán, làm ăn, đi lễ nhà thờ, hay thờ phuợng tự do, miễn là đừng công khai nói ra những ý kiến chống đối chính quyền là được...[/Quote]
Điều này lại làm cho toàn thể người Việt TNCS tại hải ngoại phải há hốc mồm, và trợn trừng hai con mắt vì quá kinh ngạc, không ngờ TRÍ ÓC của một LUẬT SƯ, đảm nhận trách nhiệm ĐẠI DIỆN DÂN mà mở mồm ra phát ngôn KHÔNG UỖN LƯỠI 7 LẦN! À! ... thì ra ông DB chỉ biết sống cho gia đình và bản thân ông ta chứ CHẲNG HỀ NGHĨ ĐẾN ĐỒNG BÀO gì sất!
5) Ông DB Cao Quang Ánh kêu gọi mở cửa đón nhận Du Sinh; chắc hẳn cũng chỉ là cách nói ... con két của ông Đại Sứ HK "Mai Cà Lắc" ở Hà Nội mà thôi .
Kết luận: Thật là uổng phí cho công danh sự nghiệp của một người trẻ gốc Việt khi được lọt vào Quốc Hội HK. Một chuyến đi thăm XHCN Việt Nam, "cưỡi ngưa xem hoa", cúi mặt lừa dối lương tri ... để chịu đón nhận "Bia Miệng" thế nhân.
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; câu tục ngữ VN vạn lần không sai .
Phú Yên
>> Xem Tiếp!
Tuesday, January 5, 2010
Monday, January 4, 2010
Subscribe to:
Posts (Atom)