Saturday, January 30, 2010

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP

Nguyễn Châu
Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Đông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
Về Ngũ Hành (Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ), Dần nói chung thuộc Dương Mộc. Nhưng người tuổi Dần tùy theo năm sinh sẽ có Bản Mệnh (hay Mạng) khác nhau:

1.- Giáp Dần (1914 và 1974): mạng Thủy (Đại Khê Thủy - “Lập định chi hổ” cọp ngồi yên)
2.- Bính Dần (1926 và 1986): mạng Hỏa (Lô Trung Hỏa - “Sơn lâm chi hổ” cọp tại rừng núi)
3.- Mậu Dần (1938 và 1998): mạng Thổ (Thành Đầu Thổ - “Quá sơb chi hổ” cọp vượt qua núi)
4.- Canh Dần (1950 và 2010): mạng Mộc (Tùng Bá Mộc - “Xuất sơn chi hổ” cọp ra khỏi núi)
5.- Nhâm Dần (1902 và 1962): mạng Kim (Kim Bạch Kim - “Quá lâm chi hổ” cọp đi qua rừng).

Năm nay là CANH DẦN. Canh thuộc Dương. Tháng Giêng kiến Mậu Dần, Mậu thuộc Thổ, “Thổ sinh Kim” do đó năm nay bắt đầu là Kim Vận. Chủ khí là Kim. Nhưng lại là Dương Kim thái quá, Mộc bất cập, tạo điều kiện cho Hỏa trở lại xâm lấn. Về thời tiết, táo khí lan tràn, mưa gió nhiều mà khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Kim thịnh Mộc suy mùa màng sẽ bị ảnh hưởng.
Về nhân sinh, Dương Kim thái quá, thế giới sẽ rơi vào cảnh chiến tranh vì Hỏa khí bốc lên ngùn ngụt. “Tướng hỏa tư thiên” các lò nguyên tử Bắc Hàn và Iran sẽ gây nhiều căng thẳng.

CHUYỆN CỌP
Cọp là hình tượng xuất hiện khá nhiều trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, các quốc gia khác, đặc biệt là Tây phương, rất hiếm hoi. Cọp tiếng Hán gọi là “hổ”. Cọp được xem như là vua của các loài dã thú (thú hoang), được tôn là “Chúa Sơn Lâm”.

Thời thượng cổ, người Trung Hoa đã dâng lễ vật cho Hổ vì cho rằng Hổ đã vồ và giết những con lợn rừng hay cày xới tan hoang những cánh đồng làng, dân làng sợ lơn rừng không dám đi cày cấy.
Cọp được xếp vào loài động vật thuộc Dương, tượng trưng cho hùng tính. Vì lý do này, trong văn hóa Trung Hoa, Bạch Hổ (cọp trắng) tượng trưng cho Mùa Thu và Phương Tây (Phương Tây lại được kết hợp với nguyên lý Aâm, thuộc “thư tính”).

Cọp còn là biểu tượng của can đảm, dũng mãnh, vì cọp có khả năng tiểu trừ ma quỷ, yêu quái. Có lẽ vì vậy mà người ta thấy hình tượng cọp được khắc chạm lên đá tại các nơi nghi là có ma quỷ và cụ thể là trên một số bia và mộ trong nghĩa địa.

Có một số tranh vẽ các vị thần cỡi cọp. Một số tranh khác vẽ hình đứa bé cưỡi cọp dựa theo truyền thuyết vì lòng hiếu, đứa con đã cỡi cọp để bảo vệ không cho nó xâm phạm đến người cha. Treo thanh Hổ là để trấn giữ chống tà ma.

Ngày xưa, người Việt Nam và Trung Hoa sợ cọp đến nỗi kiêng kỵ không dám nói đến chữ cọp. Họ phải gọi bằng một cái tên khác khi muốn ám chỉ Cọp.

Người Trung Hoa gọi Cọp bằng tiếng lóng là “da chong”(Đại Trùng - Big Insect) hoặc “Chúa Sơn Lâm”. Có nhiều vị quan đầu tỉnh đã lập bàn thờ, thay mặt nhân dân, cầu khẩn “Chúa Sơn Lâm hãy trở lại núi rừng và ở lại đó, đừng làm hại dân” và theo truyền thuyết thì cọp đã chấp thuận lời cầu xin, rời khỏi làng xóm. Một số chuyện cổ tích Trung Hoa kể rằng “Chúa Sơn Lâm thường nghe theo lời của các nhà cầm quyền” chẳng hạn như truyện một phụ nữ cao niên đã Cọp ra tòa tố cáo cọp đã giết con trai của bà và hiện bà đang bị đói có thể chết. Viên quan tòa quyền lực đã đòi cọp phải ra hầu tòa. Cọp bị kết án là phải cung cấp thực phẩm cho người phụ nữ này cho đến cuối đời bà ta.
Có truyền thuyết cho rằng tại miền Nam Trung Hoa, các dân tộc thiểu số có thể hóa thân thành cọp.

Trong văn hóa Trung Hoa, chữ “Bạch hổ” là một thành ngữ thô lỗ ám chỉ người đàn bà. “Hổ bộ” (Tiger step) chỉ một trong ba mươi tư thế giao hợp nam nữ trong sách xưa.
Người Việt Nam ở vùng rừng núi hoặc gần rừng núi, hoặc thường phải đi xuyên rừng cũng kiêng không gọi tên thật của cọp. Người ta gọi cọp là “Ông Ba Mươi”, “Ông Mễnh”, “Ông Kễnh. Ở miền Trung Việt Nam, người ta gọi Cọp là “Ôân” hay “Mệ”. Thành ngữ “xuôi tay cho Mệ nuốt” có nghĩa là buông xuôi, mặc số phận, không phần đấu nữa.
Trong loài vật cọp được gọi là “ông” một cách lễ độ. Người sợ cọp là vì thấy cọp hung dữ và sức mạnh thường vồ chết người để ăn thịt.

SỰ TÍCH CÁI TÊN “ÔNG BA MƯƠI”

Tại sao gọi cọp là “Ông Ba Mươi”? Cho đến nay, chưa có một thoại nào có tính cách “hợp tình hợp lý”, ngoài truyền thuyết “Phạm Nhĩ náo loạn Thiên Cung bị đày xuống trần gian”. Chuyện kể rằng:
Từ ngàn xưa, trên Thượng Giới, có một người có sức khỏe lạ lùng, có thể dời núi lấp biển, đội đá phá cây..không một sánh nổi. Về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trong Thiên đình. Người này có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.

Quen thói từ lúc nhỏ vốn tinh nghịch và hung hăng, Phạm Nhĩ không mấy khi ở yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông không thích. Nhưng người ta đều tránh né, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng không chịu nổi một cú đấm, hoặc cái gạt của ông.
Thấy mọi người đều kém tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phu. ïÔng cho rằng các vị thần chung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là những kẻ yếu ớt, tài nghệ được bao nhiêu. Phạm Nhĩ bất mãn vì bấy lâu danh tiếng ông nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng vời vào để trao cho một chức vị xứng đáng. Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phụ của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ coi thường cả Ngọc Hoàng, tự cho rằng có sức mạnh và tài phép như ông thì phải làm vua nhà Trời mới phải.

Thế rồi chẳng bao lâu ông đã quy tụ một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình, nhưng vì sợ oai Phạm Nhĩ, nên không một ai dám bắt. Cuối cùng, Phạm Nhĩ dẫn đội quân tiến đến Thiên cung đòi đánh Ngọc Hoàng dành quyền cai trị Thiên Đình.

Ngọc Hoàng Thượng Đế vội vàng sai các Thiên tướng đem quân nghênh chiến. Có đến mười tám vị thiên tướng, vị nào cũng túc trí thần thông, miệng thét ra lửa tay bẻ gẫy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Chưa đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về.

Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Nhưng cũng chẳng mấy chốc số người này cũng bại trận. Quân nhà Trời đông, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy tán loạn. Thừa thắng, Phạm Nhĩ tiến lên vây chặt Thiên cung.

Ngọc Hoàng thượng đế hết sức lo ngại. Theo lời bàn của các triều thần, Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu Tinh Quân đi cầu cứu đức Phật. Đức Phật sai đức Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ.
Nhưng không ngờ Chuẩn Đề pháùp thuật cao cường mà vẫn không thắng được Phạm Nhĩ, phải bỏ chạy về bạch Phật.

Đức Phật liền đích thân ra tay. Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may thóa mạ Ngọc Hoàng và triều thần bất tài bất lực, thì đức Phật đã hiện ra giữa không trung. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của đức Phật, toàn thân co rúm không cử động tay chân được nữa. Thế là ông bị bắt. Phật giao Phạm Nhĩ cho Ngọc Hoàng phân xử, huấn thị là làm cho y hối lỗi chứ đừng giết hại nữa.

Ngọc Hoàng bèn đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp loài vật. Nhưng trước hết Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để tước bớt sức mạnh, sợ bất thần ông lại bay trở về Trời náo loạn. Hơn nữa, Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại. Tuy nhiên, thể theo lời dặn của đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm để an ủi đôi phần.
Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn còn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu chúa tể mà Ngọc Hoàng phong cho. Cho đến sau này, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiêng ông, không dám gọi cái tên “Hổ”, mà chỉ gọi tránh là ông “Ba Mươi”.

Gọi là ông Ba Mươi là vì, mỗi khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu đánh ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.
CỌP TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Cổ tích Việt Nam có rất nhiều chuyện liên quan đến Cọp. Trong sách “Việt Nam Văn Học Toàn Thư “(Hoàng Trọng Miên) có khoảng 15 chuyện, phần lớn có tính khôi hài, mỉa mai sự ngu khờ của cọp, ca tụng trí khôn con người (Aên trộm và cọp rình nhà; Cọp mắc đuôi trong bụi dừa nước; Cọp bị đá; Đút sáp cho cọp ăn khỏi chết; Bầy trâu với cọp; Chuột mộng hóa cọp; Chồn với cọp; Tại sao cọp ăn thịt người; Cọp và chó rừng; Cọp mắc bẫy không ai thèm cứu; một vài chuyện có tính cách huyền bí (Vua Hóa Hổ; Mã Hổ Táng) hầu hết đều không có tính cách ngụ ngôn hoặc chuyên chở đạo lý.
Chuyện “Vua Hóa Cọp” xảy ra vào đời nhà Lý. Vua Lý Thần Tôn lên ngôi được ít lâu thì mắc chứng bệnh khác thường, mình mẫy mọc lông như cọp, gầm thét suốt ngày. Danh y trong nước đều bó tay. Bỗng một hôm triều thần nghe bọn trẻ hát rằng “Muốn chữa bệnh vua phải tìm đức Minh Không mới được.”

Minh Không là một thiền sư, ở chùa Đạm Xá, tỉnh Ninh Bình, đệ tử của Từ Đạo Hạnh, được truyền pháp thuật cho. Khi Từ Đạo Hạnh sắp chết, có dặn Minh Không rằng “Nay ta thác sinh làm đế vương, nếu mai sau có mắc bệnh gì, ngươi nhớ mà cuú ta với”

Quan địa phương tâu lên, triều đình phái người tìm Minh Không và mời vào cung. Minh Không dùng pháp thuật cho đoàn thuyền của quân binh Triều Đình về thật nhanh rồi vào cung. Các danh y thấy Minh Không ăn mặc tầm thường tỏ vẻ coi nhẹ. Minh Không cầm một cái đinh dài một tấc cắm vào một cai coat trong cung và nói “Ai nhổ được cái đinh này ra thì mới chữa được bệnh vua”. Mọi danh y đều thử sức nhưng không ai nhổ được. Minh Không dùng hai ngón tay rút ra một cách nhẹ nhàng.

Minh Không nấu dầu sôi rồi rưới lên mình vua, rưới đến đâu lông ruing tới đó, vua trở lại bình thường. Lý Thần Tông tôn Minh Không làm Quốc Sư, nhưng Minh Không cáo từ ra đi.
Chuyện “Mả Hổ Táng” kể rằng vào đời vua Lê, có ông quan là Lý Khắc Cần, đem quân vào rừng lấy gỗ, bị cọp vồ chết. Xác còn nguyên, nhưng quân lính không thể đưa về được vì có cọp ngồi canh giữ. Quan tỉnh đưa quân lên lấy xác, thấy voi và cọp từng đàn vây quanh xác quan, phải bắn súng mới giải tán được. Xác đem về tỉnh chôn cất, nhưng ba ngày sau thấy huyệt trống vì quan tài đã bị voi cọp về quật lên mang vào núi chôn. Con cháu Lý Khắc Cần đến cửa Truông, núi Đại Ngàn ở ranh giới Hà Tĩnh và Nghệ An thì thấy mộ. Quan tỉnh ra lệnh để yên vì “Mả Hổ Táng” rất tốt sẽ phát làm quan lớn.

Trong văn chương hiện đại, vào thập niên 1970, có chuyện “Ông Vua Hóa Hổ” nhưng nội dung hoàn toàn khác với chuyện thời nhà Lý. Chuyện kể rằng:

“Vào đầu thế kỷ thứ 20, tại Việt Nam có một ông vua rất mực thương dân, muốn cho dân được ấm no, hạnh phúc và được học hành. Vua sống rất bình dân và có thói quen tiết kiệm của cải “rất cao”. Nghe nói có một vị pháp sư ở vùng tuyết phủ Tây phương có phép thuật tài tình làm cho dân được ấm no, nước được phú cường một cách nhanh chóng, vua liền cùng tứ trụ triều đình và hoàng hậu lên đường đi cầu học pháp thuật để mong đem về giúp cho dân được ăn no, mặc ấm và xóa đói giảm nghèo cho đất nước.

Vua và đoàn tùy tùng quả nhiên đã đến vùng Tây phương trắng xóa tuyết lạnh và đã được vị pháp sư cao tay ấn dạy cho các pháp thuật cần thiết để biến hóa mà giúp dân. Sau một thời gian học và tập, thấy đã tiếp thu đầy đủ lý thuyết, thực hành nhuần nhuyễn, Vua và tùy tùng xin về nước. Pháp sư và quốc vương xứ tuyết trắng cấp cho một số lương thực đi đường khá hậu hĩnh đầy đủ món ngon vật lạ.

Vừa ra khỏi biên giới nhà Vua đề nghị với tứ trụ triều đình và hoàng hậu rằng: “Ta nên tiết kiệm, đừng dùng đến số lương thực này, trên đường về tôi đã nghĩ ra kế hoạch tự lực cánh sinh. Triều thần “nhất trí” nhưng hỏi vua phải làm như thế nào để tự túc. Vua phán “Ta sẽ dùng phép hòa thành một con Hổ, Vua làm cái đầu, hoàng hậu làm cái đuôi, tứ trụ làm bốn chân. Thế là thời gian đi qua các rừng núi ta tha hồ mà ăn thịt các thú vật để khỏi đụng đến lương thực dự trữ.
Cuộc hành trình kéo dài nhiều tháng trong rừng núi, Vua hóa hổ ăn thịt sống quá nhiều đến nỗi một số phép biến hóa bị suy giảm do ảnh hưởng của chất máu sinh vật. Khi về đến ranh giới đất nước, vua mừng lắm, nhưng lại thấy nhân dân không hồ hỡi, phấn khởi nghênh đón mình thì đâm ra tức giận lũ vô ơn, vô tình. Vua quên mất là phái đoàn mình đã biến thành cọp, miệng còn vấy máu, khiến nhân dân sợ hải, người thì bỏ chạy, kẻ thì chống lại. Trước tình hình khó hiểu đó, vua đành vào tạm trú trong một cái hang ở vùng Tây Bắc. Trong cơn mộng, Vua nhận ra là mình đang mang lốt cọp dữ dằn. Thức dậy, vua vận dụng phép thuật để biến lại thành người, nhưng vì sát sanh quá mạng trên đường đi, phép hiện nguyên hình không còn linh ứng nữa.

Từ đó, vua càng hung bạo tha hồ tàn sát, gầm rú hăm dọa và ăn luôn thịt của nhân dân mình. Cả thế giới hoảng sợ. Cuối cùng Vua ấy bị một số lực sĩ có tài “đả hổ” vây lưới giam lỏng, sau một thời gian thì ngả bệnh chết. Xác không được chôn, người ta đem ướp để triển lãm.

Theo dư luận thì câu chuyện này ra đời sau 30-4-1975, tác giả của nó bị bắt bỏ tù, bởi vì thấy độc giả không hiểu thấu thâm ý của mình viết về cái gì,về kẻ nào, bèn tiết lộ cho một vài người biết ông vua đó là ai.

Thơ tiền chiến, có bài “Nhớ Rừng” của Thế Lữ khá hay và rất nổi tiếng. Bài thơ được gửi gấm tâm sự của một người vong quốc, bị giam cầm, nhớ về thời vàng son của đất nước mà căm hờn giặc xâm lăng. Qua lời con Hổ trong vườn Bách Thú.

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi,
Với khi hát khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn cỏ hoa, không tên không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm mối uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Thế Lữ (1936)

Cuộc xướng hoạ giữa Hồ Xuân hương và Chiêu Hổ

Chiêu Hổ tên thật là Phạm Đình Hổ (1768-1839), một danh sĩ thời Lê Cảnh Hưng. Oâng là bạn văn thơ với Hồ Xuân Hương chủ nhân của Cổ Nguyệt đình (trong Hán tự chữ “cổ” ghép với chữ “nguyệt” là chữ “Hồ). Do đó, khi Chiêu Hổ nói “ghẹo nguyệt” là ám chỉ Hồ Xuân Hương. Cuộc xướng họa trêu ghẹo nhau gồm nhiều bài, ở đây chỉ xin dẫn ra hai bài có liên quan đến chữ Hổ,
Hùm tức là cọp.

Trách Chiêu Hổ
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Hồ Xuân Hương
Chiêu Hổ hoạ lại:

Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng không ai mó,
Sao có hùm con bỗng trốc tay ?

Một Số Từ Ngữ Có Chữ “Cọp” Hoặc Hổ

Hổ tướng: vị tướng tài giỏi và đầy uy dũng thời nhà Tùy và nhà Đường bên Tàu (khoảng năm 791-862) nổi tiếng nhất là Dương Kiên và Lý Thế Dân.
Hổ trướng: nơi đóng bản doanh của tướng soái ở mặt trận.
Hổ quyền: một địa danh tại Cố Đô Huế. Hổ quyền là sân đấu dành cho Hổ và Voi được xây dựng năm 1830 thời nhà Nguyễn, tọa lạc ở phía nam sông Hương, tại thôn Trường Đá, Thủy Biều-Huế (hiện còn di tích, xem hình)
Hổ phụ sinh hổ tử: ý nói cha oai hùng con cũng oai hùng.
Dưỡng hổ vi hoạn: nuôi cọp có ngày gặp việc chẳng lành.
Hổ cốt: xương cọp (thường dùng để nấu cao “hổ cốt” bổ gân xương, tăng lực)
Hổ cáp (scorpion) con bò cạp (trong tử vi Tây phương)
Hổ huyệt: hang cọp “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử” (Ban Siêu-nhà Hán): Không vào hang cọp sao bắt được cọp con, ý nói phải vào nơi nguy hiểm mới làm nên việc lớn.
Hổ bảng: bảng ghi tên tân khoa Tiến sĩ võ (đời nhà Thanh)
Hổ khẩu: miệng cọp
Hổ cứ: điểm chiến lược
Hổ phù:dấu hiệu đầu cọp trên áo sĩ quan xưa (áo thêu hổ phù); tấm quân hiệu để làm tin khi trình báo trong quân ngũ.
Hổ uy: oai cọp (Hồ giả hổ uy: Chồn mượn oai cọp để hù các loài thú khác - Cáo mượn oai hùm)
Hổ lửa: tên một loại rắn hổ
Hổ mang: một loại rắn
Hổ lang:chỉ loài hung dữ, tính hung dữ
Hổ lốn: các thức ăn khác nhau bỏ chung làm một món
Hổ phách: nhựa của một loại cây lá hóa thạch (tên khoa học Succium)- Màu hổ phách: màu vàng ánh da cam
“Họa hổ họa bì, nan họa cốt; tri nhân tri diện bất tri tâm”
Họa hổ bất thành: ý nói làm việc lớn mà không xong.
Cọp Mà Không Phải Cọp
Cọp cái: chỉ người đàn bà hung dữ
Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận: chỉ vùng đất hoang vu nguy hiểm ở phía nam Trung Phần Việt Nam thế kỷ 19.
Cọp-pi: chép lại bài của người khác (do chữ Pháp “copier” bị Việt hóa)
Đi cọp: đi xe hoặc tàu mà trốn mua vé
Đọc cọp, xem cọp: đọc hoặc xem (sách, báo) mà không chịu mua.
Cọp má: chỉ khuôn mặt bị teo, lõm vì tuổi già.
Hùm
“Râu hùm hàm ém mày ngài”: tả tướng mặt Từ Hải
“Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”: tả nỗi lo sợ của Thúy Kiều tại Quan Aâm Các (câu 2016)
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”(2516)
“Mèo tha miếng thịt xôn xao
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi”
Thành ngữ
“Một rừng không thể có hai cọp” chỉ sự kỵ nhau giữa hai người tài giỏi.
“Thả cọp về rừng”tạo điều kiện môi trường thuận cho kẻ dữ hoạt động.
Cuộc Long Hổ Tranh Hùng
Vào thời mới tạo thiên lập địa, Rồng thấy mình uy dũng và nhiều tài năng hơn Cọp nên có tham vọng làm Chúa tể muôn loài. Vì vậy mà xảy ra cuộc Tranh Hùng Long Hổ.
Cuộc giao đấu kinh thiên động địa nhưng kết quả bất phân thắng bại, nên Ngọc Hoàng Thượng Đế mới quyết định đứng ra phân xử cho hai bên.
Khi nghe được tin này, Rồng trở nên lo lắng. Lo là vì ngoại hình của Rồng lúc đó trông không được hùng vĩ lắm, vì chưa có hai cái gạt (sừng). Chỉ có con gà trống mới có sừng nên trông rất dũng mãnh. Con rết đã gợi ý Rồng mượn tạm sừng của gà trống để đi trình diện Ngọc Hoàng. Lúc đầu gà trống từ chối, nhưng vì Rết đưa ra lời cam kết bảo đảm sự chân thật của Rồng và các bạn của rết cũng cam kết, nên gà bằng lòng cho mượn.
Khi Rồng và Cọp đến trước Ngọc Hoàng để chờ phán quyết, cả hai đều trông rất kinh khiếp và hung tợn. Ngọc Hoàng liền cử Rồng làm vua của Thủy Giới và Cọp làm vua Địa Giới.
Hổ đã có sẵn biểu hiệu của sinh vật rồi, nên Ngọc Hoàng cũng ban cho Rồng một dấu hiệu tương đương với Cọp. Vì đã lỡ mang sừng khi nhận biểu hiệu chức vụ, nên bất đắc dĩ, Rồng không trả lại sừng cho gà trống.
Tức giận, gà trống đuổi theo rết. Rết chui vào lòng đất. Do đó, cho đến ngày nay, gà trống vẫn hận thù rết. Tiếng gà gáy mỗi buổi sáng... nghe vang vọng đó là sự tố cáo Rồng cướp sừng từ hàng ngàn năm trước.
Chuyện Cọp còn nhiều, nhưng xin dừng lại ở đây.

NGUYỄN CHÂU (2009)

No comments:

Post a Comment