Hầu hết mỗi quốc gia trên thế giới đều có lực lượng quân sự để giữ gìn an ninh lãnh thổ của quốc gia mình. Do đó khi lực lượng quân sự được hình thành đều có một mốc thời gian để ghi nhớ.
Miền nam Việt nam trước đây cũng có ngày 19 tháng 6 là ngày ghi nhớ việc hình thành Quân lực Việt nam Cộng hòa.
Tiền thân của lực lượng quân sự Việt nam được khai sinh từ thời
Cựu hoàng Bảo Đại trị vì nước Việt nam, dưới ngôi vị Quốc trưởng.Thời đó, lực lương quân sự mang danh xưng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Sau này,danh xưng đó được chuyển đổi thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho phù hợp với vai trò và trách nhiệm của một lực lượng quân sự với tổ chức và trang bị hiện đại, tương xứng với một Quân Đội hùng mạnh vào hàng thứ ba trên thế giới.
Ngược giòng thời gian:
Kể từ sau ngày Hiệp định Genève được ký kết, 20 tháng 7 năm 1954( có ghi chú cho rằng ngày chính thức ký là 21 tháng 7 năm 1954), các lực lượng thuộc Quân Đôi Quốc Gia Việt Nam ở miền Bắc được di chuyển (song song với lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp) để vào kết hợp với các đơn vị Việt nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong Nam, tức là miền Nam Việt nam.
Sau khi Quân Đội Liên Hiệp Pháp rút khỏi Đông dương theo thỏa hiệp Genève, toàn bộ lực lượng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam hoàn toàn đảm trách nhiệm vụ bảo vệ phần đất tự do của miền Nam Việt nam dưới quyền của vị Tổng tư lệnh tối cao là Tổng Thống Ngô Đình Diệm (được nhân dân miền nam bầu và được Quốc Hội xác nhận qua hiến pháp thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 26 tháng 10 năm 1956).
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, sau khi khước từ việc Hoa Kỳ muốn tăng cường lực lượng quân sự của họ vào miền Nam Việt nam (nghĩa là khước từ việc xen vào quyền dân tộc tự quyết của Việt nam), một cuộc đảo chánh xảy ra do nhóm tướng lãnh chủ xướng dưới sự chỉ đạo của đại diện chính phủ Hoa Kỳ để lật đổ nền đệ nhất Cộng hòa. Hôm sau, ngày 2 tháng 11, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào huynh là Ngô Đình Nhu đã bị tập đoàn Tướng lãnh phản phúc cho thuộc hạ thủ tiêu rồi phao tin là các vị này tự sát.
Kẻ từ sau ngày gọi là “Cách Mạng” 1 tháng 11 năm 1963, guồng máy chính quyền miền Nam Việt nam đã được điều hành từ tập đoàn Tướng lãnh này đến tập đoàn Tướng lãnh khác (có xen kẽ vào vào thời gian ngắn ngủi dưới triều Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu) qua các cuộc chỉnh lý, đảo chánh, lật đổ và sau cùng là bầu cử và thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.Tổng Thống Trần Văn Hương và Tổng Thống Dương Văn Minh (gần 3 ngày) là những vị Tổng Tư Lệnh tối cao cuối cùng của QLVNCH .
Khi thực hiện cuộc đảo chánh 1/11/1963,Tướng Dương Văn Minh
được phe nhóm tôn vinh làm Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thời gian ngắn sau đó, bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý
và nắm chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng. Vì chủ trương ban hành hiến chương Vũng Tàu và bày ra ngôi vị Chủ tịch
Nước Việt Nam Cộng Hòa nên bị sinh viên phản đối và bị lật đổ.
Từ đó chính phủ dân sự đưọc hình thành : Cụ Phan khắc Sửu trong
Vai trò Quóc trưởng và Ông Phan Huy Quát nắm giữ chức Thủ Tướng.
Sau khi có sự bất đồng quan điểm giữa Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát, một cuộc từ chức của các vị này đã xảy ra để rồi Quân Đội đã lại phải đứng ra lãnh trọng trách
điều hành guồng máy Quốc gia vào ngày 19 tháng 6 năm 1965.
Được sự tín nhiệm của Hội Đồng Tướng Lãnh và các Sĩ Quan cao cấp có uy tín,vào thời điểm đó, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã giữ vai trò là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (tương đương với chức Tổng Thống), và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ trọng trách Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Uơng (tương đương chức Thủ Tướng).
Quốc Hội Lập Hiến được tái hình thành (dĩ nhiên phải qua sự đồng thuận của dân chúng bằng lá phiếu) để soạn thảo ra Hiến Pháp của nền Đệ nhị Cộng Hòa, lo việc quy định thể thức tổ chức bầu cử Tổng Thống và Phó tổng Thống. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử chức vị Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao kỳ làm Phó tổng Thống (vì chung một liên danh). Chức vị Thủ Tướng, do sự lựa chọn của Tổng Thống, có nhiệm vụ thành lập nội các.
( Ông Vũ văn Mẫu là Thủ Tướng cuối cùng của VNCH trong giai đoạn 3 ngày của Tổng Thống Dương Văn Minh).
Cũng kể từ ngày 19 tháng 6 năm 1965, Quân Đội hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân để gìn giữ an ninh và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của miền Nam Việt Nam.
Năm 1965 là thời gian chính phủ Hoa kỳ áp dụng chủ trương cho Quân đội của họ xâm nhập để tham chiến tại VN song song với sự tham gia của các lực lượng quân sự Đồng minh như : Đại hàn, Thái lan, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại, các đoàn Dân sự vụ Phi luật Tân, Các Cố vấn Chiến tranh Chính trị Đài Loan v.v…
Nơi đổ bộ đầu tiên của Quân đội Mỹ là vùng biển Đà nẵng (thường thì Hoa kỳ chuẩn bị cho những dự tính của mình có khi trước cả 10 năm).
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, QLVNCH đã bị Tổng Tư Lệnh tối cao là Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng và giã ngũ.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, theo thực tế pháp lý, không còn nữa, nhưng trên tinh thần của lịch sử,tính thiêng liêng và mục đích mà mình theo đưổi , thì ngày Quân Lực 19 tháng 6 vẫn là ngày đáng ghi nhớ.
Sự khẳng định này, dựa trên cơ sở của một chính nghĩa Quốc Gia sáng ngời mà Quân Lực đó, tuy không còn các tổ chức, hay trang bị thích hợp, từ Thượng tầng xuống đến hạ tầng cơ sở, thuộc các Quân, Binh Chủng, nhưng vẫn còn các cựu Tướng lãnh, Sĩ-quan, Hạ sĩ quan,Binh sĩ các cấp hợp quần với nhau nơi Hải ngoại để cùng nhau góp sức đấu tranh vì công bằng ,dân chủ và nhân quyền cho Cộng Đồng tị nạn nơi quê hương thứ hai và cho đồng bào ruột thịt của Tổ quốc Việt nam thân yêu bên kia bờ Đại dương.
Kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 không phải là để tiếc nuối dĩ vãng như những luận điệu xuyên tạc và suy nghĩ không đứng đắn.
Tổ chức kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 là để khẳng định mục tiêu và lý tưởng của chiến sĩ Quốc Gia các cấp đã và đang theo đưổi : Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm. Kỷ niệm ngày Quân lực 19 tháng 6 cũng còn chứng tỏ cho nhân dân trên toàn thế giới biết rằng : Tập thể Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là đội quân đánh thuê cho bất cứ một thứ Đế quốc nào như luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản đã từng rêu rao trước đây.
Thực thế , khi di chuyển vào miền Nam Việt nam, từ vĩ tuyến 17, theo Hiệp địng Genève 1954, QLVNCH chỉ muốn bảo vệ phần đất tự do để cho nhân dân miền Nam được sống trong thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Qua những tháng năm dưới sự lãnh đạo anh minh của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, toàn quân, toàn dân miền Nam Việt nam đã có cuộc sống an bình và no ấm hơn, so với cuộc sống kể từ nền Đệ nhị Cộng hòa ,hay nói rõ hơn kể từ sau cái ngày gọi là Cách mạng 1 tháng 11 năm 1963. Nếu đem so sánh cuộc sống của nhân dân miền Nam qua cả hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa thì cuộc sống của nhân dân miền Bắc Việt nam thua kém xa một trời một vực trên mọi phương diện.
Kể từ ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm mất đi, một phần do thế lực bên ngoài, một phần do sự lãnh đạo kém cỏi của các tập đoàn lãnh đạo quốc gia,một phần nữa do tham vọng bành trướng điên cuồng của tập đoàn lãnh đạo Cộng sản miền Bắc dưới sự chỉ đạo của Cộng sản Quốc tế, miền Nam Việt nam luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh; cuộc sống của nhân dân, ở mọi miền xa xôi thành thị, nhất là nơi các vùng xôi đậu, không bao giờ được yên ổn lâu dài.
Dù vậy, ở bất cứ tình huống nào,Quân lực Việt nam Cộng hòa vẫn chiến đấu kiên cường chống lại quân xâm lược Bắc việt.
Những chiến tích oai hùng của các đơn vị thuộc mọi Quân, Binh chủng, chủ lực, địa phương quân, nghĩa quân và đặc biệt của các lực lượng Tổng trừ bị ( Nhảy dù, Biệt kích dù, Biệt động quân,
Thủy quân lục chiến) vẫn còn ghi dấu sử sanh trên các trận địa :
Mậu thân,Tống Lê Chân, Cổ thành Quảng trị, Mùa hè đỏ lửa, Lam sơn 719, Kontum, Đức cơ, Bình long, An lộc, Đồng xoài, Bình giả, Khe sanh,v.v…và những trận chiến vào những ngày cuối cùng của tháng Tư đen trước khi Dương văn Minh ra lệnh buông súng.(Trận chiến dũng cảm của lực lượng Thiếu sinh quân Vũng tầu, của Trường Truyền tin cùng các đơn vị kết hợp trong vùng, của các chiến sĩ Thiết giáp và Liên đoàn 81 Biệt cách dù hạ những T54 của Cộng quân trước cổng Trại Phi Long , Tân Sơn Nhứt, và nhiều, nhiều nữa mà người viết không nhớ hết).
Sau Hiệp nghị hòa đàm Paris ngày 27 tháng Giêng năm 1973, Quân Lực Việt nam Cộng hòa đã hoàn toàn tự đảm nhận trách nhiệm bảo vệ miền Nam Việt nam theo kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh (được thỏa hiệp giữa hai chính phủ Việt nam và Hoa kỳ).Cũng từ đó các lực lượng quân sự Hoa kỳ và Đồng minh đã lần lượt rút ra khỏi miền nam Việt nam.
Nhưng, oái oăm thay, từ sự kiện thay đổi của thế chiến lược toàn cầu mà Hoa kỳ, Liên sô và Trung cộng là những thành phần mấu chốt, QLVNCH đã phải chiến đấu trong hoàn cảnh càng ngày càng trở nên khó khăn (hay nói rõ hơn, người bạn đồng minh khắng khít nhất là Hoa kỳ đã càng tỏ ra không còn tận tình) .Trong khi đó thì quân Bắc việt vẫn được sự trợ giúp tối đa của các nước trong khối Cộng sản.
Mặc dầu ở hoàn cảnh cay nghiệt, khi viện trợ chỉ còn thu lại ở mức 300 triệu Mỹ kim một năm và các trang thiết bị, đạn dược v.v…đã hầu như cạn kiệt, nhưng các chiến sĩ QLVNCH vẫn anh dũng chiến đấu cho đến khi không còn chiến đấu đưọc nữa.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975, là một bước ngoặt đau thương của dân tộc Việt nam, mà cũng là dấu mốc đáng ghi nhớ về những gương dũng liệt “VỊ QUỐC VONG THÂN” trong dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của giòng giống Tiên Rồng. Những “Sinh vi Tướng, tử vi thần”như :Nguyễn Khoa Nam ,Lê văn Hưng, Lê nguyên Vĩ, Trần văn Hai, cùng biết bao Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ , các thành phần bán quân sự đã tự kết liễu đời mình để khỏi lọt vào tay địch trước và sau khi có lệnh đầu hàng là những gương dũng liệt trong sử sanh Việt.
Ôn cố tri tân, trong quá trình miền Nam Việt nam được QLVNCH lo toan việc giữ gìn an ninh và bảo vệ phần đất tiền đồn của thế giới tự do, dù có một thiểu số bất xứng trong hàng ngũ các cấp, nhưng so ra không bằng một góc của những thành phần tham ô nhũng lạm trong hàng ngũ quân đội nhân nhân Cộng sản Việt nam ngày nay.Khẩu hiệu “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh..” của Vệ quốc quân ngày xưa, và Quân đội nhân dân ngày nay có còn đúng với hiện thực không ? Hay chỉ còn là khẩu hiệu “Mọi người vì mình” khi các Đảng viên Cộng sản và Quân đội, Công an coi nhân dân như tôi tớ (thay vì họ là những đầy tớ của nhân dân).
Những phồn vinh giả tạo nơi chốn thị thành không thể khỏa lấp được những tệ nạn đều khắp trên cả nước.
Hơn 35 năm qua, sau khi nước nhà được thống nhất, đáng lẽ đại đa số nhân dân Việt nam phải có một cuộc sống khả dĩ tương đối văn minh và đầy đủ ngang bằng các nước đang phát triển trên thế giới. Bởi lẽ Việt nam là vựa lúa lớn nhất, nhì Đông nam Á, có rừng vàng, biển bạc, và nhiều tài nguyên thiên nhiên, được các nước tiên tiến viện trợ mọi măt, lại có đội ngũ chuyên viên đáng kể được tiếp thu kinh nghiệm khoa kỹ thuật qua các viện Đại học nổi tiếng trên thế giới.Cho nên, những tỉ phú, triệu phú “ĐỎ” Việt nam ngày nay là nguyên nhân gây nên những tệ đoan xã hội, những cảnh khốn cùng mà đại đa số nhân dân đang chịu đựng. Việc bán đất, dâng biển cho Tàu Cộng là một tội ác trời không dung, đất không tha và là một sỉ nhục không thể nào tha thứ được của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản hiện nay.
Kỷ niệm ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 2010, những chiến sĩ Việt nam Cộng hòa, chủ lực hay các lực lượng bán quân sự, và đồng bào tị nạn Cộng sản nơi Hải ngoại, cùng đồng tâm hướng về nhân dân và Tổ quốc mến yêu, nguyện đấu tranh cho đất nước Việt nam sớm được TỰ DO, DÂN CHỦ, cho dân tộc được sống trong thanh bình , ấm no, hạnh phúc, cho nhân quyền được tôn trọng, và không còn cảnh người bóc lột người.
Cũng trong dịp này, Quân – Dân hải ngoại không quên ghi nhớ công ơn các thương binh, tử sĩ, cùng các chiến hữu đã bỏ mình trong các lao tù Cộng sản; đồng thời chia sẻ những sót xa thương đau của các cô nhi, quả phụ, thân bằng quyến thuộc của biết bao quân nhân đã hy sinh vì tổ quốc, của hàng trăm ngàn đồng hương
đã bỏ mình nơi biển cả mênh mông, trong rừng sâu heo hút trên hành trình đi tìm tự do nơi xứ người.
Chính nghĩa quốc gia sẽ thắng.
Tinh thần ngày Quân lực 19 tháng 6 bất diệt.
Trần Anh Dũng
Sunday, June 6, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment