Friday, July 31, 2009

Thư Mời của Ban Đại Diện Cộng Đồng Nhiệm Kỳ V

THƯ MỜI
Tham dự ngày HỘI CỘNG ĐỒNG và LỄ TUYÊN THỆ BAN ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM BẮC CALIFORNIA Nhiệm Kỳ V

Kính Gửi:

Quý vị lãnh đạo Tôn Giáo - Quý Bậc trưởng thượng - Quý Hội đoàn, Đoàn thể - Quý Cơ quan truyền thông báo chí – Anh chị em Thanh niên, Sinh viên Học sinh và Toàn thể quý đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản Miền Bắc California

Kính thưa qúy vị,

Cuộc bầu cử Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, nhiệm kỳ 5, năm 2009 đến 2012, đã được sự hỗ trợ tích cực của các đoàn thể và đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản Miền Bắc California. Cuộc bầu cử đã diễn ra tốt đẹp và đạt được thành quả đầy khích lệ trong tinh thần công bằng, minh chính và như ý cộng đồng mong muốn.

Biên bản bàn giao giữa Ban ĐDCĐ/BCL NK IV và Tân Ban Đại diện Cộng đồng VN/BCL NK V, đã được ký kết lúc 12:00 pm ngày 26 tháng 7 năm 2209. Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California - nhiệm kỳ V sẽ tổ chức NGÀY HỘI CỘNG ĐỒNG:

Thời gian: Từ 9:00 giờ Sáng đến 6 giờ Chiều
Chủ Nhật 23 tháng 8 năm 2009
Địa điểm: Văn Phòng Ban Đại Diện CĐVN Bắc California.
2129 South 10th Street, San Jose, CA 95112

Ban Đại diện Cộng đồng phối hợp với Liên đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali. và các Hội đoàn, Đoàn thể để tổ chức NGÀY HỘI CỘNG ĐỒNG như một ngày Hội Hè cho quý đồng hương và gia đình có dịp gặp gỡ vui chơi. NGÀY HỘI CỘNG ĐỒNG được tổ chức từ 9:00 giờ Sáng đến 6:00 giờ Chiều:

- Có trò chơi cho các em thiếu nhi. – Có các gian hàng giới thiệu Sản phẩm và Dịch vụ. - Đặc biệt có các Bác Sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ giúp khám và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho đồng hương và gia đình.
- Đặc biệt Lễ Tuyên Thệ của Tân Ban Đại Diện Cộng đồng VN/BCL Nhiệm kỳ V sẽ được tổ chức vào lúc 1:00 giờ trưa trong NGÀY HỘI CỘNG ĐỒNG

Trân trọng kính mời qúy quan khách, đồng hương và Hội đoàn, Đoàn thể vui lòng dành chút thì giờ quý báu tới tham dự buổi Lễ Tuyên Thệ trang trọng này. Sự hiện diện của qúy vị sẽ là một vinh dự và khích lệ lớn lao cho Tân Ban Đại Diện Cộng Đồng; đồng thời nói lên lòng ưu ái và sự quyết tâm đóng góp xây dựng cộng đồng Việt Nam vững mạnh.

Đây cũng là dịp để Ban Đại Diện Cộng Đồng bày tỏ lòng tri ân đến quý vị đã tin tưởng trao phó trách nhiệm và đã từng đóng góp tích cực trong công tác xây dựng cộng đồng nhiều năm qua.

Trân trọng kính mời.

San Jose, ngày 31 tháng 7 năm 2009
TM Ban Tổ Chức
Nguyễn Ngọc Tiên
(Chủ tịch Ban ĐDCĐVN/BCL).

>> Xem Tiếp!

Thursday, July 30, 2009

Tên các loại tên - Cách đặt tên

*Nguyễn Châu
Tên là tiếng dùng để gọi một người, một sự kiện, một vật nhằm phân biệt với các sự vật khác trong cuộc sống. Triết học nhận thấy rằng vũ trụ, vạn vật tuy hiện hữu chung quanh ta, nhưng nếu chưa được gọi tên hay chưa đặt tên…thì tất cả vẫn chưa thể đi vào cuộc sống con người một cách đích thực. Vì sao ? Vì chưa có tên (vô danh), vũ trụ vạn vật chỉ hiện hữu trong tình trạng hỗn mang (pell-mell = in a jumbled and confused manner; disorder) hoang dã (uncultivated)…

Con người cũng vậy, dù đã sinh ra, đang lớn lên, đang ăn, đang thở… nhưng chưa được đặt tên, chưa được gọi đến thì xem như chưa hiện diện một cách đích thực trong cuộc sống nhân bản. Người không tên chỉ có cuộc sống của cỏ cây hoang dại.


Chưa có tên con người sẽ không có bản vị (standard, stand, base, position). Nguyễn Công Trứ, một vị tướng nổi tiếng triều vua Tự Đức đã khẳng định một cách hùng hồn: Thân đã có ắt danh âu phải có vì ông rất sợ tình trạng nát với cỏ cây!
Lão tử, một triết gia Trung Hoa thượng cổ đã nhận thấy rằng: Không có tên là giai đoạn khởi đầu của trời đất, khi có tên muôn vật mới được sinh ra (Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu). Đối với con ngưởi, vào lúc sơ khai, thời tiền sử, thì đặt tên có thể chỉ là do nhu cầu kêu gọi nhau mà thôi, cho nên việc đặt tên rất đơn giản và dễ dàng. Tiếng nào cũng được, miễn là có tên để phân biệt mà gọi đúng người mình cần đến, không lẫn lộn với người khác. Dần dần con người tiến lên với ý thức xã hội cao hơn trong nếp sống bộ lạc.

Nhu cầu phân biệt càng ngày càng cấp thiết cho nên việc gọi tên càng phát triển. Lúc đầu có lẽ là để xác định bộ tộc theo các vật tổ (totem)…sau mới đến từng cá nhân…

Vào thời xa xưa, tại Việt Nam, việc làm sổ hộ tịch để ghi tên những trẻ sinh ra chưa phát triển, do đó việc đặt tên để khai sinh không cần phải làm ngay. Người ta có thể gọi đứa trẻ sơ sinh bằng những cái tên bất kỳ gần gũi và quen thuộc trong đời sống hằng ngày như thằng Cu, con Tí, Trâu, Bò, Chó, Gà…

Có nhiều nơi, nhiều gia đình tin rằng đặt cái tên đẹp cho con cái sẽ khó nuôi vì bị quỷ ma dòm ngó rồi bắt đi, và để tráng những rủi ro đó, người ta lấy một thứ xấu xa, dơ bẩn để đặt tên cho con cái lúc còn nhỏ ( như: thằng Cứt, con Hĩm, bé Xí, cái Đĩ, thằng Thúi…) Những cái tên tục này khi phải ra xã hội mà việc đầu tiên là ghi vào sổ đinh tức sổ ghi số dân trong làng… thì phải lấy một cái tên khác thay vào nhằm tránh gọi những tiếng không đẹp. Dĩ nhiên, cũng có nhiều gia đình, khi người mẹ còn mang thai, đã có dự bị chọn lựa tên để đặt cho con rồi.

Nhìn chung, việc đặt tên cho con, phần đông người Việt xưa cũng như nay đều khá thận trọng. Chỉ một số ít người không quan tâm đến việc lựa chọn cái tên đặt cho con nên đã bạ đâu lấy đấy mà thôi. Thông thường, theo tâm lý chung, cha mẹ khi tìm tên đặt cho con, họ đều gửi gắm ước mơ của mình, bộc lộ sự cầu mong của mình đối với tương lai của gia đình, của giòng họ, thậm chí cả làng nước nữa…

Trong cách đặt tên, có nhiều người (thường là người học chữ Hán) chọn một bộ chữ để đặt tên cho con theo ước vọng hoặc sở nguyện của mình. Chẳng hạn lấy bộ Tâm làm chuẩn, tên những người con sẽ dùng những chữ Hán có chữ tâm bên cạnh, ví dụ: chữ Tình. chữ Nhẫn, chữ Tính, chữ Trung, chữ Ý, chữ Chí, chữ Tư…; lấy bộ Nhân thì có những chữ như Tín, Tu, Vị, Tứ, Trọng, Nhiệm…v.v.

Nhà nghiên cứu phong tục Việt Nam, cụ Toan Ánh đã ghi nhận vài trường hợp lịch sử sau đây: - Cụ tam nguyên Yên Đổ, trước khi lấy tên là Nguyễn Khuyến đã mang tên là Nguyễn Văn Thắng, nhưng sau vì trượt khoa thi Hội năm Ất Sửu, nên cụ mới đổi tên. Sau khi đổi tên, cụ đã đỗ Tam Nguyên năm Tân Mùi. -

Sự chọn tên đặt cho con cái, người Việt xưa rất cẩn trọng. Chẳng thà không đặt tên, cứ gọi con bằng một tên mách qué, chứ đã đặt tên, cái tên ít ra phải nói lên được cái sở nguyện của cha mẹ mong cho con, hoặc như trường hợp cụ Tam Nguyên nói trên, cái sở nguyện của chính người tự đặt tên lấy. -
Truyện ông Ngô Thời Sĩ đặt tên cho ông Ngô thời Nhiệm là một thí dụ. - Khi ông Nhiệm lên sáu tuổi, ông Ngô thời Sĩ mới hỏi ý ông muốn lấy tên gì. - Ong Nhiệm đã thưa: - Thưa cha, con xin phép cha cho con ghép vào tên húy của cha (chữ Sĩ ), một chấm phẩy để làm tên con: Chữ Nhiệm , nhiệm là gánh vác, ý cậu bé muốn mai sau gánh vác một phần trách nhiệm của nước nhà. - Lớn lên, ông Ngô Thời Nhiệm đã không hổ với tên nhiệm của mình. - (Nếp Cũ - Con Người Việt Nam, trang 48-49).
Có nhiều trưòng hợp, khi lớn lên, người con phải tự chọn lấy một cái tên khác với tên do cha mẹ đặt cho lúc còn nhỏ. Có hai lý do thúc đẩy việc tự đổi tên này. Một là vì cái tên cha mẹ đặt lúc nhỏ không thích hợp với hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp, cần phải chọn một cái tên khác cho văn hoa, đẹp đẽ hay thanh nhã hơn. Hai là người con có những sở nguyện khác lúc nhỏ nên chọn một cái tên khác mang ước vọng của chính mình. Ngoài ra có một số người đổi tên do sự tin tưởng vào lý số…đổi tên cho hên hoặc cho đỡ xui, hoặc cho đời khá hơn…

CẤU TRÚC CỦA MỘT CÁI TÊN

Một cái tên thông thường có hai hoặc ba thành phần: Họ - Chữ lót (đệm) - Tên. Có khi không dùng chữ lót chỉ có Họ - Tên mà thôi.

1.- HỌ
Họ là tiếng gọi chung cho cả gia đình được truyền từ tổ tiên qua các đời kế tiếp nhau. Trong xã hội Việt Nam, theo nguyên tắc phụ hệ, con cái lấy họ cha. Nhưng cũng có một số trường hợp con phải lấy họ mẹ. Có hai trường hợp lấy họ mẹ như sau:
a-Khi gia đình bên mẹ không có anh em trai để lo việc phụng thờ tổ tiên thì có thể nhờ một trong số những người con lấy họ của mẹ để tiện việc lo hương lửa cho bên họ ngoại. Việc này hoàn toàn thuộc phạm vi tình cảm của gia đình.
b- Những đứa con do mẹ sinh ngoài vòng lễ giáo ( không có cha chính thức, hoặc người con trai không nhận con của mình, xem như không cha).

2.- Chữ LÓT (ĐỆM)

Chữ lót hay đệm nằm giữa Họ và Tên. Thông thường có các chữ lót sau đây được dùng trong phần lớn các họ: Duy, Huy, Hữu, Đình, Thế, Văn…Những chữ này nối liền họ và tên của đàn ông, con trai. Nữ giới thường dùng chữ Thị trong tất cả các họ. Cứ thấy lót chữ thị là đàn bà. Từ đầu thế kỷ 20, thời đại mới, nhiều gia đình không dùng chữ thị trong tên con gái nữa. Người ta dùng chữ nữ hoặc dùng những cặp chữ thơ mộng, dịu dàng, mang tính chất nữ như tên các loài hoa đẹp, các loài vật tượng trưng cho người cao sang, đài các…chẳng hạn mai, lan, cúc, đào, hồng, phụng, loan…đi với những chữ lót đọc lên êm tai như Hoàng Mai, Xuân Lan, Diễm Cúc, Mộng Đào, Như Hồng…

Trong tên con trai cũng vậy, các chữ lót cổ điển trên được thay bằng những từ hùng tráng hay hoa mỹ như Nhân, Trí, Tín, Dũng, Hùng, Minh, Quang…v.v.

3.- TÊN

Tên là phần sau cùng trong hai hay ba tiếng dùng để gọi một người. Ví dụ: Nguyễn Văn Một, Lê Ba. Một và Ba là tên thường gọi. Tiếng Hán Việt gọi tên là DANH, họ là TÍNH. Do đó, người ta thường nói cho biết danh tính tức tên họ.

Truyền thống dân tộc Việt đặt Họ đứng trước Tên. Trong đời sống bình thường và trong giao tiếp hàng ngày, khi gọi ai, chỉ gọi Tên chứ không nhắc đến Họ. Trừ trường hợp có hai người trùng tên thì mới phải dùng đến họ hay chữ lót để phân biệt. Người ta chỉ gọi cả họ và tên khi có việc hệ trọng đến một cá nhân, khi cần minh xác căn cước, lý lịch.

Danh tính người Việt có thứ tự khác với Âu - Mỹ. Trong xã hội Âu - Mỹ, cái tên đứng trước họ. Tên Âu - Mỹ có hai thành phần : First Name và Last Name. Ngược với Việt Nam : chữ đứng trước là họ, chữ đứng sau là tên. Do đó, các cơ quan Mỹ thường hỏi last name rồi mới hỏi first name khi người Mỹ gốc Việt làm giấy tờ.

Vì nguyên tắc nhập gia tùy tục người Việt định cư tại các nước Âu, Mỹ… phần lớn đều phải để tên đứng trước họ như người bản xứ. Do đó, tên Việt: Nguyễn Hồng Lạc phải viết lại thành Lạc Hồng Nguyễn và có khi bỏ luôn cả chữ lót Hồng cho dễ dàng khi gọi người ta rút lại còn Lạc Nguyễn mà thôi. Sự khác nhau này do từ văn hóa và phong tục. Người phương Tây theo chủ nghĩa cá nhân (individualism. Trên nguyên tắc, cá nhân có quyền định đoạt và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi, thái độ cũng như cuộc sống của bản thân mình, gia đình vàhọ hàng không được quyền can dự vào. Tự do cá nhân là quyền được luật pháp bảo vệ chặt chẽ. Có lẽ vì vậy mà cái tên đứng trước họ.

Tên đứng trước có nghĩa làngười trách nhiệm trước tiên là cá nhân chứ không phải tập thể: ai làm nấy chịu, không liên lụy đến họ hàng, gia tộc… Trong lúc ở xã hội Việt Nam, cá nhân chỉ là thành viên của tập thể gia tộc, mọi hành vi của cá nhân trong cuộc sống đều có liên quan mật thiết đến cả giòng họ. Vì quan niệm một người làm quan, cả họ được nhờ và một người làm xấu, cả bậu mang dơ.

Họ đứng trước tên, bao hàm ý nghĩa rằng bản thân ta gắn liền với gia đình tức nguồn gốc từ đó ta sinh ra và lớn lên, không thể tách rời được. Thật vậy, đối với đại đa số người Việt, họ là cái phải mang suốt cuộc đời không thể bỏ hay đổi. Tên thì có thể đổi, nếu muốn. Nhưng đổi họ là một vấn đề lớn. Đổi họ thường được xem như chối bỏ cội nguồn! Tập tục dùng họ để gọi những cá nhân có tài năng và nổi tiếng cũng cho thấy sự quan trọng của tinh thần tôn trọng gia tộc.

Ví dụ: Nguyễn tiên sinh, ông Cử Lê, Hà tiến sĩ, bác Tú Võ…Có những người tài năng được làng, huyện tôn vinh, không gọi tên thật, mà lại dùng tên làng để gọi như ông Nguyễn Khuyến, người làng Yên Đổ, thi đậu đầu ba khoa, gọi tên là Tam Nguyên Yên Đổ, ông Nguyễn Du gọi là Nguyễn Tiên Điền (tên làng)…

CÓ BAO NHIÊU THỨ TÊN

Ngày xưa, một người không chỉ có một cái tên mà lại có từ hai đến bốn thứ tên. Các thứ tên đó là: tên tục hoặc tên húy, tên tự, tên hiệu và tên thụy (tên hèm).

1.-TÊN TỤC - TÊN HÚY. Tên tục hay tên húy là tên do cha mẹ lựa chọn mà đặt cho. Tên này ghi vào gia phả và tộc phả, không dùng để gọi hằng ngày. Tên thường gọi (hay tên ở nhà) là một tên khác, nôm na và thân mật trong gia đình, làng, họ…Ra sinh hoạt với xã hội bên ngoài mới dùng tên tục tức tên chính thức. Theo tục lệ xưa, tên tục sẽ không được gọi đến sau khi người mang tên đã chết. Tên chính thức này trở thành tên húy, phải kiêng. Tên húy được ghi vào bài vị để thờ và chỉ đọc lên khi cúng giỗ hay khấn vái. Theo học giả Nhất Thanh, sau khi chết, tên húy còn gọi là tên cúng cơm. Nhưng, theo học giả Toan AÔnh, thì tên thụy hay hèm là tên cúng cơm. Theo tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh, húy có nghĩa là kiêng, tránh không nói đến. Húy nhật là ngày giỗ, kÿ

2.- TÊN TỰ. Trong văn học sử Việt Nam, hầu hết các tác giả đều có tên tự. Tên tự là tên cá nhân tự chọn những chữ có ý nghĩa để đặt kèm với tên chính thức do cha mẹ đặt. Đặc điểm của tên tự là phải có nội dung suy từ tên chính thức mà ra, qua ý nghĩa của tên tự, người ta liên tưởng được tên chính thức.

Thí dụ: Ong Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu - liên tưởng Đôn Hậu; Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất - tồn chất là giữ lại phẩm chất nghĩa rộng của chữ trứ là ra sức làm việc (trứ tác); Oạng Hoàng Diệu tự là Quang Viễn - quang viễn có nghĩa là ánh sáng chiếu xa tức làdiệu…

3.- TÊN HIỆU Tên hiệu là tên cá nhân tự chọn cho mình khi đã có đầy đủ ý thức về bản ngã của mình, muốn gửi gắm chí nguyện, ước mơ hay hoài bão vào ý nghĩa của tên hiệu tức biệt hiệu. Biệt hiệu thường được dùng để ghi vào các sáng tác thơ, văn. Người xưa rất ít khi dùng tên thật ghi vào các sáng tác của mình. Một vài dẫn chứng về sự gửi gắm ước mơ và hoài bão trong tên hiệu: - Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy hiệu là Bạch Vân, ý muốn sống một cách thanh thản thong dong như mây trắng… - Cụ Phan Bội Châu lấy hiệu là Sào Nam, ý muốn nói lên lòng yêu thương quê hương Việt Nam, cảm hứng từ câu Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào nam chi: ngựa Hồ hí gió Bằc, chim Việt đậu cành Nam… Cũng có người lấy tên quê hương làm biệt hiệu, hoặc núi sông của vùng quê hương, như Nguyễn Khắc Hiếu lấy hiệu là Tản Đà (sông Đà, núi Tản Viên). Lại có người ghép những tên người thân thương lại làm biệt hiệu của mình. Có những tên hiệu mang tính chất bí ẩn, muốn đoán sao thì đoán, chẳng hạn biệt hiệu của nhà văn Đái Đức Tuấn là Tchya(phỏng đoán: Tôi chẳng yêu ai - Tôi chỉ yêu An), biệt hiệu T.T. Kh…v.v…

3.- TÊN THỤY

Theo Cửu Long Giang Toan Anh, trong Nếp cũ thì Ngoài các tên tự, tên hiệu và chính danh trong lúc sống, mỗi người lúc chết còn có một THỤY. Tên này còn gọi là tên hèm, hoặc tên cúng cơm, tức là cái tên chỉ khấn đến khi cúng giỗ. Thường tên thụy gồm hai chữ và hai chữ này cố tóm tắt đủ các đức tính của người mang tên. (Xuân Thu - trang 53) Theo học giả Nhất Thanh, trong Đất Lề Quê Thói, thì Tên thụy tục gọi là tên hèm là tên đặt cho người chết. Lúc lâm chung mà còn đủ trí hiểu biết thì con cháu hoặc thân bằng lựa chọn và đọc cho nghe tên thụy… (trang 44).

Thường thường tên thụy do chính bản thân người sắp từ trần tự đặt cho mình rồi bảo cho con cháu biết. Tên thụy được đặt dựa theo hành trạng và chí nguyện của con người lúc còn sống. Cụ Toan Ánh đã lấy thí dụ ông Trương Đình Mậu lúc còn sống người thuần hòa, cẩn thận, bình tĩnh, siêng năng, khi lâm chung tự đặt tên thụy là Thuần Cẩn. Khi cúng tế, con cháu sẽ khấn Nguyễn quý công, húy Đình mậu, thụy Thuần Cẩn phủ quân (Nếp Cũ, trg 54)

Về chữ THỤY, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh viết như sau: (ghi lại để tham khảo)

1/Thụy là tên chung các thứ ngọc khuê - là điềm tốt - là ngủ -
2/ Thụy là tên đặt cho người đã chết dựa theo hành vi và chí nguyện lúc còn sống mà đặt.
- Thụy điểu : Con chim lành- tức Phượng hoàng, gọi là thụy cầm. - Thụy giác : tỉnh ngủ (se réveiller).
- Thụy miên : ngủ
- Thụy nhân : nguời quý hoá, hiếm có, sống 100 tuổi.
- Thụy vũ : mưa lành.
Tóm lại, theo tập tục hay thói quen, thì một người thường có ít nhất là ba (03) cái tên : tên cha mẹ gọi lúc còn thơ ấu, tên khai sinh tức tên ghi vào sổ hộ tịch và tên hiệu tự mình đặt cho mình một cách riêng hoặc tên do người thân hay bạn hữu đặt để gọi một cách thân mật, ngộ nghĩnh… (nick-name: a subtitute name given to a person or thing in fun, affection, etc…usually descriptive or a shorter form of a proper name.).
Còn tên tự và tên thụy thì thường chỉ thịnh hành trong giới Nho học và khoa bảng cũ.
Ngoài ra còn có tên Thánh và Pháp danh. Tên thánh là tên người theo đạo Thiên Chúa khi chịu phép rửa tội; Pháp danh là tên người theo đạo Phật khi quy y. Bí danh là tên mà những người hoạt động trong các tổ chức bí mật dùng để che dấu tông tích của mình.
KIÊNG TÊN

KIÊNG TÊN là một tập quán lâu đời của người Việt. Tục kiêng tên trước hết là do lòng tôn kính các tiền nhân anh hùng, những người khai khẩn đất đai, các bậc cao niên trong làng nước và nhất là các thân nhân đời trước trong gia tộc mình. Nếu vô tình do thiếu hiểu biết mà đặt trùng tên thì có thể xem như mang tội bất kính đối với tổ tiên. Tục kiêng tên không cho phép gọi đích danh tên húy của những người được xã hội, làng nước, gia tộc tôn kính. Khi cần nhắc đến tên những người này, phải đọc trại ra, nghĩa là phải phát âm cái tên ấy lệch đi. Chẳng hạn: Hoa đọc thành ”Huê”, Thái thành ”Thới”, Cảnh đọc thành ”Kiểng”, Anh đọc là ”Yêng”, Hòa đọc là ”Huề”, Quý đọc là ”Quới”… Có những chữ không thể đọc trại ra thì người ta tìm một chữ có nghĩa tương đương để gọi, chẳng hạn chữ ”Tôm” gọi là ”Tép to” ( Làng An Xuân, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có ông tổ tên Tôm nên làng kiêng không dùng chữ này, người lạ vô tình nói lên, sẽ được báo cho hay là kiêng tên.),”Canh” thì dùng chữ ”Riêu” để thay thế, ”Hoa” thay bằng ”Bông”

Về ngôn ngữ, tục kiêng tên đưa đến lối đọc trại ra hoặc thay thế bằng tiếng khác đã gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc. Trong làng xóm, khi đến nhà ai để thăm viếng hay có công việc, cần phải giữ tục kiêng tiên. Vì vậy, người xưa có câu: ”Nhập gia vấn húy” hay ”Nhập môn nhi vấn húy” nghĩa là phải hỏi cho biết tên húy để kiêng cho phải phép xã giao theo phong tục. Khi đặt tên, người ta thường tránh tên các vị thần linh, các vị anh hùng, các bậc trưởng thượng trong xã hội, trong địa phương. Theo một số nghiên cứu về tâm lý xã hội, nguyên nhân của sự kiêng tên, ngoài lòng tôn kính và sùng bái, còn vì sự sợ hải do mê tín. Nhiều người tin rằng nếu đặt tên trùng hay gọi tên các vị thần linh, các oan hồn… sẽ bị ”quở phạt”… gây nhiều tai họa cho cuộc sống người mang tên. Do đó cần phải kiêng kÿ.

PHẠM HÚY

Trong làng xóm và gia tộc, người ta kiêng gọi tên chính thức của cha mẹ, ông bà và tổ tiên, trong nước thì dân chúng phải kiêng tên vua, chúa và các quan. Dưới chế độ quân chủ, có tội gọi là phạm húy tức là tội viết hay goị đến tên nhà vua hay các ông hoàng bà chúa trực hệ. Nếu bất đắc dĩ phải dùng thì phải thêm một cái dấu hay bớt nét chữ cho khác đi. Đây là quy định của các khoa thi mà thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ. Những chữ húy được niêm yết tại trường thi, sĩ tử phải thuộc để tránh phạm húy. Phạm húy tức là phạm trường quy, chẳng những bị hỏng thi mà có khi còn bị tội nữa. Tục kiêng tên của Việt Nam, qua giao lưu văn hóa với Tây phương dần dần bị mất ở các thành phố, nhưng phần lớn nông thông vẫn còn giữ, nhất là đối với các vị thần linh, hoặc các bậc khai canh, khai khẩn tức là những ngưòi đã có công dựng nên làng xã từ thời xa xưa. Ngày nay, tại các thành phố, tên các vị vua chúa, các bậc anh hùng dân tộc… từ trước vẫn kiêng kỵ, đã được đem ra đặt tên đường phố, công trường lớn với mục đích tôn vinh và tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Có thể nói đây là một du nhập tốt từ văn hóa phương Tây : gọi đích danh các bậc đã có công lao với đất nước, dân tộc và nhân loại để mãi mãi vinh danh họ.

ĐỔI TÊN

Trong cuộc sống có nhiều người đã thay họ đổi tên nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, lúc còn bé cha mẹ đặt cho một cái tên, khi lớn lên, qua kinh nghiệm sống, cá nhân nhận thấy cái tên do cha mẹ đặt không thích hợp, không đem lại an vui hay may mắn cho bản thân… nên đã tìm một tên khác. Theo tín ngưỡng dân gian, khi đổi tên người ta phải dùng đến con cua và trứng gà làm lễ vật để cáo với Thổ Công và Thần Hoàng.

Đối với người Việt Nam, cái tên luôn buộc chặt với linh hồn con người. Do đó, khi một người bị bất tỉnh, bị ngất đi, hoặc mê man sắp từ giả cõi sống… bà con, thân nhân thường réo gọi tên, hú hồn để kêu người ấy trở lại… người ta thi nhau gọi liên tục với tin tưởng là nghe tên hồn sẽ sực tỉnh mà trở về với xác thân… Về mặt xã hội và hành chánh, người đổi tên mới phải xin phép tòa án, phải có án lệnh mới hợp pháp khi sử dụng các giấy tờ hoặc tài sản mang tên cũ.

TRƯỜNG HỢP TÊN NGƯỜI CON GÁI

Theo phong tục, tên người con gái chỉ dùng khi chưa lấy chồng. Có chồng phải lấy tên chồng với chữ “bà”. Phong tục này Á - Âu đã gặp nhau. Chỉ khác là người con gái Việt Nam khi lấy chồng thường mất hẳn tên riêng, trong lúc Âu, Mỹ thì tên riêng được ghép với tên chồng. Ví du: Cô Nguyễn Hồng Hoa khi lấy ông Lê Văn Bê làm chồng, người ta sẽ gọi là bà Bê mà thôi, nhưng cô Jacqueline khi lấy ông Kennedy thì được gọi là Jacqueline Kennedy.

Trong thời hiện đại, những phụ nữ Việt Nam tuy đã lập gia đình vẫn dùng tên con gái của mình vì có những công việc do bản thân đứng tên như làm công chức, công nhân, chủ cơ sở kinh doanh… Trong xã hội Tây phương, theo phong tục, theo phép xã giao, người đàn ông khác không được quyền gọi người đàn bà có chồng bằng tên thời con gái dù là bạn cũ của mình.

Người phụ nữ nền nếp sẽ cãi chính ngay khi có người gọi mình là cô với tên con gái thay vì gọi là bà với tên chồng./

* Nguyễn Châu

>> Xem Tiếp!

Cần phải xác định quan điểm trước hiểm họa xâm lăng của Tàu Cộng

*Đặng thiên Sơn
Trong hơn 30 năm qua, hầu như người Việt hải ngoại đã “đơn thương, độc mã” đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng, trong những năm gần đây, nhờ những biến chuyển tình hình chính trị thế giới dù bị bưng bít, cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân trong nước. Do đó, đã có những phản ứng nổi lên chống lại sự cai trị độc tài của nhà nước CSVN. Cao trào này được gọi là sự “phản kháng ôn hòa”.

Từ các nhà trí thức như bác sĩ, luật sư, giới trẻ như sinh viên, học sinh, thanh niên, những người dân nghèo khổ và thậm chí đến nhiều tầng lớp cán bộ, bộ đội Việt Cộng và các tu sĩ cũng đã bày tỏ thái độ đối với sự lãnh đạo khắt nghiệt, phi dân chủ của tập đoàn Việt Cộng gian ác.

Sự phản kháng ôn hòa có mức độ từ những Thỉnh Nguyện Kêu Cứu, Kêu Oan tới những bài viết chỉ trích sự cai trị độc đoán, buôn dân, bán nước. Đi xa hơn nữa, người dân còn dám căng biểu ngữ, tụ tập hàng trăm người biểu tình trước các cơ quan công quyền từ Sài Gòn ra tới Hà Nội yêu cầu giải quyết việc họ bị chính quyền địa phương cướp đất, cướp nhà. Thanh niên, sinh viên, học sinh đã mạnh dạn biểu tình trước tòa đại sứ Tàu Cộng lên tiếng phản đối, tố cáo Tàu Cộng chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Và hàng trăm ngàn giáo dân giáo phận Vinh xuống đường để cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình. Đây là những sự kiện mà trong mấy chục năm qua chưa hề xảy ra.

Những tiếng nói đấu tranh đòi tự do tôn giáo của LM. Nguyễn văn Lý, của Hòa thượng Quảng Độ, và đòi quyền làm người của BS. Nguyễn đan Quế, LS. Lê chí Quang, BS. Phạm hồng Sơn, LS. Nguyễn văn Đài, LS. Lê công
Định, LS. Lê thị Công Nhân, nhà báo Nguyễn vũ Bình, nhà văn Trần khải Thanh Thủy v.v… đều bị Việt Cộng bịt miệng bằng cách bắt bỏ tù và kết án nhiều năm. Những người dân, sinh viên, học sinh xuống đường đòi công lý, đòi chủ quyền đất nước thì bị công an đánh đập, gây thương tích đỗ máu thật là tàn bạo.

Kết quả các sự phản kháng dù có thế nào đi nữa, cũng đã thổi một luồn sinh khí mới vào sinh hoạt đấu tranh chống cộng của người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại cảm thấy không còn cô đơn, vì đã có những người đồng hành trong nước.

Sự phản kháng trong nước tuy không mạnh mẻ, nhưng đã chứng tỏ người dân không còn sợ Việt Cộng như trước kia. Điều này đã dấy lên niềm tin, một biến cố có tầm vóc xoay chuyển cuộc diện có thể xảy ra vì “tức nước vở bờ”. Hầu hết những người Việt hải ngoại đều ủng hộ những phản kháng vừa kể. Nhiều tổ chức, đoàn thể quốc gia đã tìm cách nối kết với bên trong để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Đây là sự hỗ trợ cần thiết, chính đáng.

Không ai nghĩ những phản kháng là giả tạo, nhưng cũng không ai biết được mức độ phản kháng thật, chống đối thật, đấu tranh thật như thế nào, vì sự gian trá quỷ quyệt của Việt Cộng. Nếu không đắn đo suy nghĩ để nhận định, phân tách, chúng ta sẽ không có được yếu tố căn bản tối thiểu của lòng tin thì khó dẫn đến thành công. Tin cậy nhau là điều kiện cần thiết phải có, để người trong và ngoài nước có cùng một mẫu số chung, là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương.

Quan sát những thành phần phản kháng, người ta không thể phủ nhân sự thật. Đó là hầu hết những người đã lớn lên và thành danh dưới chế độ VC. Và đặc biệt, đáng chú ý hơn nữa, là thành phần đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN khát máu.

Nhìn tổng quát, nhân sự phản kháng trong nước có hai thành phần:

Thứ nhứt, là những người trẻ không có bề dày tuổi đảng. Họ là những người trí thức không có địa vị trong chính quyền VC và họ là tu sĩ, nhà báo, nhà văn.

Thứ hai, là những công thần của đảng CSVN có tuổi đảng dày cộm, là đồng chí của quốc tặc HCM, là những người có thành tích, có chiến công hiển hách trong cuộc chiến Quốc - Cộng. Nay họ đã về hưu hay còn giữ những vai trò khá quan trọng trong chế độ.

Với tinh thần đấu tranh ôn hòa nên không có tổ chức nào, cá nhân nào lên tiếng sách động, kêu gọi người dân đứng lên lật đỗ chế độ đang tàn hại đất nước. Trong chừng mực, họ chỉ muốn VC thay đổi đường lối cai trị, chấp nhận đa đảng, cho người dân tự do để bớt khổ.

Trong số những nhà phản kháng mà quá khứ là đảng viên cao cấp từng giữ những vai trò then chốt trong đảng CSVN, nay được gọi là phản tỉnh. Người ta chưa thấy ông nào bị cầm tù, bị đánh đập hay bị tra khảo dã man như Việt Cộng đã đối xử với LM. Nguyễn văn Lý, LS. Lê chí Quang, BS. Phạm hồng Sơn, nhà báo Nguyễn vũ Bình, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy … Do đó, đem lên bàn cân để đánh giá đặt lòng tin, thì mọi người tin tưởng vào sự trong sáng của những bàn tay chưa nhuốm máu của tuổi trẻ trong nước, của các vị tu sĩ, hơn là đối với các đảng viên cao cấp Việt Cộng mà người Việt hải ngoại nhắc đến như các ông Hoàng minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang, Võ nguyên Giáp, Bùi Tín và những người khác mà đến nay có kẻ đã mất, người còn.

Trước hành động bạo quyền VC đàn áp các thành phần phản kháng mỗi ngày càng thô bạo. Và trước việc Tàu Cộng chiếm đất, chiếm biển, bắn giết, đánh đập bừa bãi ngư phủ Việt Nam, Việt Cộng chỉ im lặng trơ mắt nhìn. Người ta nghĩ rằng vận nước đã tới. Suy nghĩ này có hai nghĩa.

Một, là sự bi quan trước viễn ảnh đen tối đất nước sẽ lọt vào tay Tàu Cộng do sự hèn nhát, tham quyền cố vị của của các tên đầu xỏ VC như Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn văn An.

Hai, là đứng trước mưu đồ xâm lăng của Tàu Cộng, là cơ hội người dân trong và ngoài nước đoàn kết lật đổ bạo quyền Việt Cộng để chống ngoại xâm.

Không ai loại ra suy nghĩ người Việt trong và ngoài nước đoàn kết bảo vệ tổ quốc. Nhưng đoàn kết bằng cách nào để đem lại kết quả chân chính là điều mọi người cần phải dứt khoát. Vì chúng ta không thể vội vả, hồ đồ đoàn kết với những kẻ trá hình do Việt cộng giàn dựng.

Sự lầm lẫn về đối tượng đoàn kết là một tai họa, là cơ hội để cho Việt Cộng tiêu diệt hàng ngũ người Việt quốc gia, mà trong hơn 30 năm qua chúng muốn làm điều này. Lịch sử đã cho thấy, người Việt quốc gia không bao giờ đoàn kết được với VC. Đừng nghĩ đến chuyện hợp tác cho dù là giai đoạn để chống Tàu Cộng, vì hiện tại Việt Cộng không muốn chống Tàu Cộng, mà chúng chỉ muốn làm thái thú cho Tàu Cộng để được vinh thân phì gia.

Không phải bây giờ, người ta mới nói đến hai chữ đoàn kết. Mà đã hơn 30 năm qua, người Việt hải ngại đã làm điều này với mạng lưới Ban Đại Diện Cộng Đồng VN khắp nơi. Người Việt hải ngoại đã xác định lập trường, thế đứng của mình đối với quốc tế . Lập trường, thế đứng này là nơi nào có cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, thì nơi đó không cho phép cờ đỏ của Việt Cộng xuất hiện. Nhiều tiểu bang, thành phố tại Hoa Kỳ và trên thế giới đã chính thức lên tiếng ủng hộ vị trí vừa nói của người Việt hải ngoại bằng những nghị quyết công nhận cờ vàng.

Trong hai ngày 11 và 12 tháng 7 /09 vừa qua, Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Nam Hoa Kỳ diễn ra tại thành phố Fort Worth, Dallas, Texas. Đại hội đã quyết định thay đổi danh xưng của tổ chức từ “Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ” thành “ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ ”. Thay đổi là sự gạn lọc và tái khẳng định lằn ranh Quốc - Cộng, chẳng những để đối phó với nghị quyết 36 của VC, mà còn cho thấy cần phải tiêu diệt Việt Cộng trước, rồi mới tới việc chống ngoại xâm. Trong khi ấy với sự xuất hiện của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali, của Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng khắp nơi từ Mỹ châu, Úc châu, Âu châu, đã nói lên thế hệ trẻ VN hải ngoại đang đứng dậy thay thế cha anh trong sự nghiệp xây dựng cộng đồng và đấu tranh cho một Việt Nam không Cộng sản.
Đặng thiên Sơn (30/7/09)

>> Xem Tiếp!

LỜI KÊU GỌI Tham dự Đêm Thắp Nến Hiệp Thông Cầu Nguyện Cho Giáo phận Vinh và Đặc biệt Giáo xứ Tam Tòa



CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM BẮC CALIFORNIA
2129 South 10th Street, San Jose , CA 95112
Điện thoại: (408) 2... Điện thư: (408) 298 6184
Email: norcalvacom@yahoo.com

LỜI KÊU GỌI

Tham dự Đêm Thắp Nến Hiệp Thông Cầu Nguyện
Cho Giáo phận Vinh và Đặc biệt Giáo xứ Tam Tòa

Kính thưa:

• Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo
• Quý cơ quan truyền thông báo chí.
• Quý Hội đoàn, Đoàn thể, Tổ chức người Việt Quốc Gia.
• Và toàn thể quý đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản miền Bắc California nhất là giáo dân Công giáo, đặc biệt là giáo dân gốc giáo phận Vinh.

Kính thưa quý vị,

Trước tình hình khẩn cấp của giáo xứ TAM TOÀ,

Giáo dân và chủ chiên đã bị bạo quyền dàn dựng để bọn đầu gấu côn đồ có dùi cui, roi điện hành hung giáo dân và Linh mục vô tội không có tấc sắt trong tay đến trọng thương, bạo quyền còn bắt giam nhiều giáo dân, thanh niên, sinh viên, cướp đi tượng Thánh Giá của Xứ Tam Tòa trong âm mưu cướp đoạt đất đai và Thánh đường có từ lâu đời của giáo xứ.

Trong tình cảnh đau thương đó, Tòa giám mục giáo phận Vinh đã kêu gọi hàng trăm ngàn giáo dân đồng loạt quy tụ về 18 Giáo hạt để hiệp thông cầu nguyện và cùng tham gia tranh đấu với Giáo dân Xứ Tam Tòa.

Trong Thông Cáo số 3, ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Linh Mục Phạm Đình Phùng, Chánh Văn phòng Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh đã xác định những hành động man rợ của bọn côn đồ có sự tiếp tay của công an Quảng Bình, thông cáo cũng cho biết Giáo dân Giáo phận Vinh sẵn sàng với tinh thần cao nhất để đối phó, máu giáo dân và linh mục đã đổ xuống, không ai có thể lường hết sự thể sẽ xảy ra nếu giáo dân Tam tiếp tục bị trấn áp dã man.

Để thể hiện tinh thần đoàn kết, hiệp thông, cầu nguyện và yểm trợ tinh thần cho giáo dân Tam Toà đang gánh chịu nỗi thống khổ, bất công dưới sự cai trị của bạo quyền cộng sản vô thần. Ban Đại diện Cộng đồng VN/BCL kêu gọi toàn thể quý vị cố gắng tham dự Đêm Thắp Nến Hiệp thông và Thánh lễ Cầu nguyện cho Giáo phận Vinh, đặc biệt Giáo xứ Tam Tòa do Lương Tâm Công Giáo tổ chức với sự cộng tác của Cộng đồng và các Hội đoàn, Đoàn thể quốc gia Bắc California.

Đêm Thắp Nến
tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng đồng VN/BCL
2129 S. 10th St., San Jose, CA 95112
Lúc 7:30 pm Thứ Sáu, ngày 31 tháng 7 năm 2009


Thánh Lễ Cầu Nguyện
tại Thánh Đường Chú Kitô Vua
5284 Monterey Rd., San Jose, CA 95111
Lúc 4:00 pm Thứ Bảy, ngày 1 tháng 8 năm 2009
Do Linh Mục Lưu Đình Dương Chủ tế

Chúng tôi cũng mong mỏi quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo và các đoàn thể sinh hoạt tôn giáo tổ chức những sinh hoạt tôn giáo tương tự, kêu gọi các tôn giáo trong nước cùng đoàn kết thành một khối, chắc chắn những mong ước tốt đẹp cho đất nước và tương lai dân tộc Việt Nam sẽ mau chóng thành tựu.

Trân trọng

San Jose, ngày 29 tháng 7 năm 2009
TM. Ban ĐDCĐVN/BCL

Nguyễn Ngọc Tiên.


>> Xem Tiếp!

Wednesday, July 29, 2009

Bão bụi khủng khiếp từ China vần quanh Trái đất



Các nhà khoa học Nhật bản lần đầu tiên khám phá hiện tượng lạ lùng: Những đám mây được tạo bởi một cơn bão bụi khổng lồ và tồn tại lâu đến mức bay quanh hơn một vòng trái đất.

Taklimakan ở tây bắc Trung Quốc (xem Hình 1) và di chuyển vòng quanh trái đất suốt 13 ngày. Với bán kính chỉ khoảng 1.9 dặm nhưng cơn bão bụi lại có độ cao tới 1,242 dặm.


Hình 1 - Một cơn bão bụi khổng lồ đã được hình thành và bao trùm miền Tây bắc Trung Quốc

Sau hai vòng cuốn quanh trái đất, cơn bão bụi này di chuyển tới biển Thái Bình Dương và suy giảm, rồi đổ khối bụi khổng lồ xuống biển (xem Hình 2).
Theo GS. Itsushi Uno, Trường Đại học Kyushu (Nhật bản) thì: “Những khối bụi ở Châu Á thường có khuynh hướng đổ ra biển Vàng,

khu vực biển Nhật Bản, còn những khối bụi từ sa mạc Sahara (Châu Phi) lại đổ ra biển Đại Tây Dương.”
Tuy nhiên, riêng cơn bão bụi khổng lồ China nói trên lại đổ ra biển Thái Bình Dương. Những đám mây bụi khủng khiếp này chứa đến 5% sắt, điều này rất quan trọng cho đại dương.
Trong một báo cáo của những nhà khoa học được đăng trong Nature Geoscience, họ đã miêu tả cách thức để định mức và theo dõi sự di chuyển của cơn bão bụi trong hai ngày 8 và 9 tháng Năm, năm 2007 thông qua những vệ tinh của NASA và bằng phương pháp tính toán.

Hình - 2: Một vòng di chuyển của cơn bão bụi và đổ ra biển Thái Bình Dương.


Họ thấy rằng, cơn bão bụi này đã cuốn hút lên khỏi bề mặt trái đất đến 5 - 6 dặm trước khi cuốn lượn bay xung quanh trái đất. Điều quan trọng nhất là đã khám phá ra và theo dõi suốt cả vòng quay của cơn bão bụi. Và một điều khủng khiếp là cơn bão bụi đã di chuyển hơn một vòng của trái đất, mà không có một nhà nhà nghiên cứu nào phát hiện ra trước đó.
Sau nửa vòng cuốn quanh trái đất, các đám bụi thường sa xuống thấp và khó mà phát hiện được, dù vẫn còn kéo dài thêm vài ba tuần nữa.(Theo Reuters.com)

>> Xem Tiếp!

Tuesday, July 28, 2009

Lương Tâm Công Giáo - Thông Báo

THÔNG BÁO

Đêm Thắp Nến Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Xứ Tam Toà.

Trước tình hình Cộng sản Việt Nam đang leo thang bách hại Tôn Gíáo tại quê nhà, điển hình qua sự kiện công an và bọn côn đồ do chúng thuê mướn đã đàn áp thô bạo, bắt giam và truy tố giáo dân, hành hung Linh Mục, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội và giáo dân, ngay cả cướp đi tượng Thánh Giá của Giáo xứ Tam Tòa thuộc Giáo phận Vinh vào ngày 20-7-2009 , trong mưu toan chiếm đoạt đất đai của ngôi Thánh Đường cổ kính Tam Toà (bị bom đạn làm đổ nát trong thời chiến tranh).


Lương Tâm Công Giáo sẽ tổ chức” Đêm Thắp Nến” hiệp thông vào lúc 7:30 chiều thứ sáu 31.7.2009, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali số 2129 South đường số 10 San Jose, CA 95112 và xin một Thánh Lễ cầu nguyện vào ngày hôm sau, tức thứ bảy ngày 1.8.2009 lúc 4:00 giờ chiều tại Thánh Đường Chúa Kitô Vua số 5284 Monterey Rd San Jose, CA 95111 do Linh Mục Lưu Đình Dương làm chủ tế.


Trân trọng kính mời:

-Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo

-Quý cơ quan truyền thông báo chí.

-Quý hội đoàn, đoàn thể và đồng hương người Việt Quốc Gia.

-Qúy giáo dân, đặc biệt là giáo dân gốc giáo phận Vinh.


Đến tham dự hai buổi nói trên để tỏ tình đoàn kết, hiệp thông, cầu nguyện và yểm trợ tinh thần cho giáo dân Tam Toà đang gánh chịu nỗi thống khổ, bất công dưới sự cai trị của bạo quyền cộng sản vô thần.


Trân trọng,

San Jose , ngày 28.7.2009.


Đại diện Lương Tânm Công Giáo

Cao Thị Tình.



>> Xem Tiếp!

Thông báo khẩn của hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội

Thông báo khẩn của hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội về viêc Trưởng Ban đại diên sinh viên giáo phận Vinh bị bắt HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

VĂN PHÒNG THƯ KÝ
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Đt. 0383 611 845; 0977006526
Email: tgmxadoai2004@yahoo.com

Ngày 27 tháng 7 năm 2009

THÔNG CÁO (SỐ 3)
V/v Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình

1. Đây là bản thông cáo số 3, qua đây, Văn phòng thư ký có những thông tin và báo cáo chính thức từ Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh về vụ việc Tam Tòa và các vấn đề liên quan.


2. Tòa Giám mục cám ơn các bài viết dưới những hình thức khác nhau đã lên tiếng hiệp thông với Tam Tòa, cách riêng là những nạn nhân bị công an và nay quân vô lại đánh đập và bắt giữ.

3. Trên một số báo đài của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình có nói về việc đất đai và vụ việc Tam Tòa. Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh tuyên bố rằng sự thật không phải là như các báo đài ấy nói.

4. Theo dự định, 7 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 26/7/2009 tại nhà thờ 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt trong Giáo phận Vinh, giáo dân các giáo xứ đã đổ về giáo hạt mình để thể hiện tình liên đới, hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Theo số liệu báo cáo từ các giáo hạt, số giáo dân tham dự lễ sáng hôm 26/7 gần 250 ngàn người. Giáo dân các giáo xứ mang theo cờ vàng-trắng với biểu ngữ: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Biểu ngữ này đang được treo ở cổng Tòa Giám mục và trước tất cả các nhà thờ trong toàn Giáo phận Vinh. Theo thông tin từ các giáo hạt, thánh lễ này được cử hành rất trang nghiêm, sốt sắng. Tất cả nói lên sự hiệp thông liên đới của linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và gần 500 ngàn giáo dân Giáo phận Vinh, với những anh chị em mình đang bị bách hại. Và ai cũng cảm thấy đau nhói, khi biết Thánh Giá đã bị công an Quảng Bình xúc phạm và nay đang bị hạng vô lại chiếm giữ.

5. Riêng tại Tam Tòa, Đồng Hới, có 7 linh mục trong hạt Đồng Troóc và hơn 500 giáo dân về nền nhà thờ Tam Tòa để dâng lễ. Nhưng có một lực lượng khoảng trên 3000 người, trong đó gồm có công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản, đánh đập một số giáo dân không cho tới nền nhà thờ Tam Tòa. Có 3 người bị đánh, trong đó có mẹ con chị Yên là phó Ca đoàn giáo xứ Tam Tòa bị một nhóm thanh niên xông vào đánh, chị ấy ngồi xuống. Con chị chạy tới chữa và cũng bị đánh (con chị mới 8 tuổi).

6. Chiều 26/7/2009 công an Quảng Bình tiếp tục bắt 3 giáo dân, trong đó có Ông Lý - chủ tịch HĐMV giáo xứ Tam Tòa; chị Yên - phó trưởng Ca Đoàn giáo xứ; Anh Thống quê xứ Trang Nứa, Nghệ An. Thêm vào đó công an Quảng Bình còn dùng các hình thức khác để đe dọa, trấn áp giáo dân Tam Tòa.

7. Sáng 27/7/2009, 5 linh mục và Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh, (giáo hạt sát Quảng Bình) vào thăm các nạn nhân. Theo các Cha kể lại, khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có ít tên giống côn đồ xông vào đánh ngay các linh mục và giáo dân cùng đi. Cũng theo các Cha kể lại, đàng xa có một số trong trang phục công an đứng nhìn. Khi lớp "côn đồ" đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương thì nhóm công an mới tiến lại mang loa bảo mọi người giải tán. Một nhóm giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó, nên các cha lên xe trở về.

8. Nghe tin trên, Cha Phêrô Ngô Thế Bính - quản xứ Hà Lời tới để nắm bắt tình hình. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, vì nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, ngài đứng từ xa và điện thoại yêu cầu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tới để cha Bính có thể vào thăm Cha Phú. Phó chủ tịch UBND Quảng Bình tới và dẫn Cha Bính tới thăm Cha Phú. Phó chủ tịch bàn Cha Phú ra khỏi trạm xá và ông đi khỏi đó. Sau đó một lớp côn đồ đang vây quanh trạm xá xông vào đánh 2 giáo dân đang trực cha Phú và đánh Cha Bính. Tình thế hỗn loạn, Cha Bính thấy công an trong trang phục của mình đứng nhìn để nhóm côn đồ đánh đập tàn nhẫn, rồi để Cha Bính nằm bất tỉnh. Có một giáo dân đang làm ăn tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha Bính tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Và sau đó công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương tới bệnh viện Việt Nam - Cuba. Tại bệnh viện, 2 Cha và các giáo dân bị đánh trọng thương không được cứu chữa gì. Và bệnh viện đề nghị Cha Phú về bệnh viện Kỳ Anh. Rồi họ cho xe đưa Cha Phú và 5 giáo dân về Kỳ Anh. Cha Bính nằm dở sống dở chết không được chăm sóc, khi tỉnh lại, ngài được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.

9. Một lần nữa, những hành động man rợ mà các chứng nhân cho biết là có sự tiếp tay của công an Quảng Bình làm cho dư luận khắp nơi phẫn nộ, bất bình. Giáo dân Vinh đang chuẩn bị tinh thần cao nhất để đối phó với mưu chước quỷ ma.

10. Máu giáo dân Tam Tòa đã đổ xuống tại mảnh đất thánh thiêng của Cha Ông. Nay máu linh mục Vinh đã đổ xuống tại Tam Tòa. Người ta chắc chưa ai lường hết sự thể sẽ xảy ra thế nào, nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục dùng vũ lực trấn áp tôn giáo.

11. Hiện nay, các nạn nhân tại Tam Tòa bị tổn thương tâm lý rất nặng, nhất là các trẻ em cũng bị quân vô lại làm khổ. Đoàn chiên nhỏ tại Tam Tòa như đang phải sống giữa bầy lang sói đông gấp trăm lần. Họ đang hy sinh thay cho chúng ta, những người tin Chúa. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện. Xin những người thiện chí cùng lên tiếng bênh vực họ.

Văn phòng Thư ký Tòa Giám mục
Chánh Văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng
---------------------------------------
THÔNG BÁO KHẨN
(Về việc chính quyền tỉnh Quảng Bình bắt giữ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống )

Kính gửi: Tất cả các bạn sinh viên Công giáo
Chúng tôi, Ban đại diện của Sinh viên Công giáo Tổng Gíao Phận Hà Nội, xin thông báo khẩn như sau:
1 Anh Sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng ban đại diện của Sinh Viên Công giáo Địa Phận Vinh Tại Hà Nội đã bị bắt. Anh Thống quê quán tại giáo Họ Thượng Thôn, Xứ Trang Nứa, Hạt Xã Đoài – Địa Phận Vinh – Đang là sinh viên ở Hà Nội. Khi thấy anh chị em Tam Tòa bị bách hại, Anh Thống trên đường từ Huế về Hà Nội đã dừng lại ở Đồng Hới để chứng kiến và góp lời cầu nguyện với những giáo dân Tam Tòa. Ngày 26/7/2009 công an đã đến nhà chị Nguyễn Thị Yên thuộc giáo xứ Tam Tòa bắt anh đi. Anh đã bị đánh đập, bị bỏ đói và hiện đang bị giam giữ tại Công An Thành Phố Đồng Hới–tỉnh Quảng Bình.

2 Anh Giuse Nguyễn Văn Thống là một người đạo đức và yêu nước. Anh có lòng nhiệt thành với những sinh hoạt của sinh viên và tình yêu sâu sắc với Giáo Hội Việt Nam. Trong suốt quá trình làm trưởng nhóm sinh viên Công giáo Vinh, Anh đã hết lòng hy sinh, luôn luôn ân cần, giúp đỡ các bạn sinh viên. Anh cũng là người ôn hòa và khiêm tốn nhưng rất cương quyết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý và sự thật.

3 Thay mặt Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, Chúng tôi đưa ra thông báo khẩn này kêu gọi toàn thể các bạn sinh viên được biết và hợp ý cầu nguyện cho người anh em của chúng ta đang bị bắt giữ và đánh đập vì đã tỏ lòng thương và tình hiệp thông với những giáo dân Tam Tòa, đồng thời yêu cầu chính quyền Tỉnh Quảng Bình phải trả tự do ngay cho Anh Giuse Nguyễn Văn Thống.

Chúng tôi xin kính báo !
Hà Nôi, ngày 27 tháng 7 năm 2009

T/M BAN ĐẠI DIỆN
TRƯỞNG HỘI
GIUSE NGUYỄN TIẾN ĐẠT
Chị Liên: Phó nhóm SVCG Vinh
Anh Tỉnh: Trưởng nhóm SVCG Bùi Chu
Anh Trung: Trưởng nhóm SVCG Nam Định
Anh Thọ: Trưởng nhóm SVCG Hải Hà
Anh Giang: Trưởng nhóm SVCG Bắc Ninh
Quang Anh: Trưởng nhóm SVCG Thanh Hóa
Anh Thuận: Trưởng nhóm SVCG Nông Nghiệp
Anh Chuyên: Trưởng nhóm SVCG Công Nghiệp
Anh Tiền: Trưởng nhóm SVCG Thạch Bích
Anh Tiến: Trưởng nhóm SVCG Phát Diệm
Anh Tuân: Trưởng nhóm SVCG Hà Nam
Chị Thảo: Trưởng nhóm SVCG Hưng Hóa
Anh Long: Trưởng nhóm SVCG Thái Bình
Anh Chính: Trưởng nhóm SVCG Lạng Sơn-Cao Bằng

>> Xem Tiếp!

TUỔI TRẺ VIỆT NAM TRƯỚC LỊCH SỬ DÂN TỘC

*Nguyễn Châu
Tin từ Nam California cho hay hôm Chủ Nhật 19-7-2009, tại sân cỏ trước Thương Xá Phước Lộc Thọ, hơn 650 đồng hương Việt Nam đã xếp hàng dài ngoằn ngoèo để chờ nhận DVD chủ đề “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” do Phong Trào Ðòi Trả Tên Sài Gòn” thực hiện. Chỉ trong vòng 15 phút số 650 DVD đã phát hết. Buổi phổ biến DVD miễn phí này do Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại ấn hành với “kinh phí tự túc”.

Tuần trước, Phong Trào Ðòi Trả Tên Sài Gòn đã đích thân phân phát tại Nhà Hàng Sea Food ở Westminster, quận Cam.

Tại San Jose, đồng hương người Việt tỵ nạn cũng đã tập trung đông đảo tại hội trường trường Trung Học Independence, số 1776 Education Park Dirve để được Linh mục Nguyễn Hữu Lễ ký tặng DVD tố cáo mặt thật và tội ác của Hồ Chí Minh đối với dân tộc. Gần 400 người tham dự buổi ra mắt DVD lịch sử này.

Mục đích phổ biến DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” là góp phần phá tan các huyễn thoại mà cộng sản Việt Nam dựng lên để tôn vinh Hồ Chí Minh, rồi dựa vào đó mà bóc lột nhân dân, tàn hại đất nước.

Buổi ra mắt DVD tại San Jose đã diễn ra vô cùng hào hứng và đầy khí thế đấu tranh. Ðiều đáng mừng cho cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, đó là buổi ra mắt này do tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại đứng ra vận động và tổ chức. Trách nhiệm chính là Ðoàn Thanh Niên Cờ vàng do Nguyễn Minh Huy làm trưởng đoàn. Các thành viên trẻ trong Liên Ðoàn Cử Tri Gốc Việt Bắc California đã hỗ trợ một cách tích cực.

Tuổi trẻ Nguyễn Minh Huy cho biết là nhờ tiếp xúc và học hỏi các bậc cha anh và nhờ sống trên đất nước Hoa Kỳ tự do, các thông tin không bị bưng bít như ở Việt Nam Cộng sản, nên các thế hệ lớn lên sau cuộc chiến bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam đã bắt đầu nhận thấy được những sự thật lịch sử, đặc biệt là những giả trá, gian xảo của ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuốn phim “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” với những tài liệu lịch sử được lưu trữ tại các trung tâm sử liệu thế giới, mọi người đã thấy được dã tâm của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lừa mị cả dân tộc để phục vụ cho cộng sản quốc tế.

Do đó, muốn cho chế độ cộng sản tại Việt Nam sụp đổ, người ta cần phải làm sụp đổ thần tượng Hồ Chí Minh từ trong tiềm thức của những cán bộ, đảng viên và những người dân sống dưới chế độ Cộng sản gần nửa thế kỷ qua. Họ đã bị mê hoặc bởi các chiến thuật tuyên truyền, dụ dỗ và nhồi sọ của tập đoàn Cộng sản thống trị, nên quá trình giúp người dân quốc nội thức tỉnh cần nhiều thời gian và nỗ lực.

Tại quốc nội, từ 30 tháng Tư năm 1975, sau khi miền Nam Tự Do bị thất thủ, nhiều cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam đã nhìn thấy rõ sự thật về đảng của họ và nhất là về lãnh tụ Hồ Chí Minh mà họ từng tôn sùng. Những cán bộ này đã lên tiếng tố cáo đảng, tố cáo các hành vi bất nhân, bất nghĩa của Hồ Chí Minh, họ đã phải trả giá đắt vì đã dám đụng đến “tượng thần HCM”.

Nhưng, định luật lịch sử không thể nào đảo ngược được: với thời gian tất cả những bí mật đều sẽ bị phơi bày ra dưới ánh sáng. Hồ Chí Minh đã hiện nguyên hình một ác quỷ, đảng cộng sản Việt Nam là một “băng” cướp tàn bạo nhất lịch sử nhân loại, trời không dung, đất không tha. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam đã lộ mặt bán nước, buôn dân và làm thái thú cho Trung cộng, do đó, dù có dối cũng không thể lừa được nữa!

Mạng lưới thông tin hiện đại internet đã chuyển tải những thông tin đến khắp mọi nơi trong một khoảnh khắc rất ngắn, dù có “tường lửa” cộng sản Việt Nam, Trung Cộng cũng không thể nào chặn hết các nguồn thông tin về dân chủ, tự do và nhân quyền.

Sau hơn 30 năm lưu vong vì vận nước, thật là may mắn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, khi các thanh niên người người Mỹ gốc Việt đã hăng hái dấn thân vào các sinh hoạt xã hội và chính trị của cộng đồng, chuẩn bị tư thế tham gia vào các sinh hoạt chính lưu trong chính trường Hoa Kỳ.

Một bằng chứng cụ thể, đó là sự thành lập Liên Ðoàn Cử Tri Người Việt Bắc California với hoài bão dùng lá phiếu để củng cố tiếng nói của cộng đồng người Việt tỵ nạn trong nền chính trị Hoa Kỳ, xây dựng một cộng đồng Việt Nam tỵ nạn vững mạnh về mọi mặt văn hóa, kỹ thuật, kinh tế để vừa góp phần vào sự phồn vinh của đất nước Hoa Kỳ vừa góp phần hỗ trợ cho các cuộc tranh đấu Dân Chủ, Nhân Quyền trên quê cũ Việt Nam thân yêu.

Sự hình thành Ðoàn Thanh Niên Cờ Vàng là một bệ phóng của những ước vọng tương lai do các sinh viên, học sinh đầy nhiệt huyết đứng ra thành lập.

“Thanh Niên Cờ Vàng” chắc chắn phải là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa, một đất nước Tự Do, Dân Chủ tại Miền Nam Việt Nam trước 1975.

Không biết ngẫu nhiên trùng hợp hay có cùng chủ trương, Dân Biểu trẻ họ Võ tại tiểu bang Texas đã thành công trong nỗ lực đấu tranh loại trừ lá cờ cộng sản nhuốm máu nhân dân ra khỏi tiểu bang, để chỉ còn cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền được tung bay trên bầu trời.

Nhìn vào khối nhân sự của Ðoàn Thanh Niên Cờ Vàng và Liên Ðoàn Cử Tri Người Việt Bắc California, các đồng hương tỵ nạn thế hệ thứ nhất cảm thấy vui mừng và yên tâm vì nỗi lo âu không có người tiếp nối công cuộc đấu tranh đã hầu như tan biến.

Những thanh niên, sinh viên gốc Việt, hậu duệ của thế hệ tỵ nạn, đã ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trước lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như đối với đất nước Hoa Kỳ.

Với tư cách công dân Hoa Kỳ, tuổi trẻ Việt Nam tỵ nạn đã có mặt trên các chiến trường Iraq, Afghanistan, nhiều người đã đảm trách những chức vụ chỉ huy quân sự cao cấp, nhiều người đã trở thành nhà khoa học, kỹ thuật quan trọng của quê hương thứ hai. Nhưng, những thanh niên ưu tú ấy không thể nào quên được quê hương thứ nhất Việt Nam, nơi mà hàng chục triệu người Việt Nam đang sống dưới một chế độ không tôn trọng Dân Chủ, Tự Do, chà đạp Quyền Làm Người.

Sau hơn một phần tư thế kỷ, hy vọng đã vươn lên trong cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại đã ý thức trách nhiệm và bổn phận của mình trước lịch sử cộng đồng tỵ nạn và đất nước Việt Nam. Họ biết rõ rằng, đánh mất căn cước tỵ nạn, người Việt sẽ chỉ còn là một đám di dân kinh tế như các nhóm thiểu số khác, sớm hay muộn sẽ bị hòa tan, mất gốc, do đó cần phải dấn thân tranh đấu để duy trì bản sắc và giá trị của cộng đồng.
NGUYỄN CHÂU

>> Xem Tiếp!
*Viết gởi nhà báo trẻ Hà Thạch Hãn
Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008 được đăng quang ở ngoại ô thành phố NhaTrang, Việt Nam vào ngày 14/7 vừa qua, với một chi phí lên đến 20 triệu Mỹ kim . Việc XHCN VN được chấp nhận đăng cai Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008 đã gây nên nhiều đàm tiếu bởi hai điều nhất:

1) Vô tiền khoáng hậu, bởi dù XHCN VN đã có rất nhiều lần tổ chức tuyển lựa Hoa Hậu nhưng lần này là lần thứ nhất XHCN VN được chọn làm "chủ nhà" để đảm nhận tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008.

2) Mang tính vô hậu, bởi vì ngân sách quốc gia đã phải chi ra trên 20 triệu Mỹ kim, trong khi đời sống của 80 triệu dân đang sống trong cảnh đói nghèo! 20 triệu Mỹ kim mà đảng csvn và nhà cầm quyền XHCN chi ra chỉ để cho giới thượng lưu có dịp vui chơi, giải trí qua những eo thon, đùi dài, mông cong ... Cứ nhìn tấm vé vào cửa với giá thấp nhất là vài trăm và cao nhất đến 1 ngàn 800 Mỹ kim, người ta càng ngán ngẩm cho thú ăn chơi của hàng cán bộ cs đang nắm quyền điều hành đất nước .

Chắc chắn ngày đăng quang Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008, người dân đói nghèo xứ XHCN VN chỉ đứng dựa cột đèn để đưa mắt nhìn gia đình ông bà cán bộ hí hửng vui chơi . Nếu là một chính quyền VÌ DÂN, chắc chắn những người ngồi ghế lãnh đạo đất nước sẽ không bao giờ làm cái việc VÔ HẬU quá như vậy!

Trong ngày vừa qua, làng "bloggers" cũng bàn tán khá kỹ về sự kiện Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008, với những lời phê bình ta thán hơn là hoan hỉ hãnh diện . Ngoài ra còn có bài trích theo báo Tiền Phong, được đăng tải trên trang blog của anh Hà Thạch Hãn, với tiêu đề: "Cậy Có Tiền Làm Phách?"

Bài viết ấy, tôi xin phép trích đăng nguyên văn như sau:

------------------------------------------------------------------------------------------
CẬY CÓ TIỀN LÀM PHÁCH?

Tối 14/7, Cty cổ phần Hoàn Vũ – tổ chức tiệc mừng tân Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Nhiều nhà báo được Phòng Truyền thông của Cty Hoàn Vũ mời dự buổi tiệc này.

Tại đây, theo lời ông Dương Thuận Quý - Trưởng Phòng Truyền thông của Cty Hoàn Vũ, các phóng viên dự tiệc được tự do chụp hình, tác nghiệp.

Tại khu dạ tiệc, thấy các hoa hậu đang ký tên lưu niệm vào một tấm vải, phóng viên Minh Quốc của báo Ảnh Việt Nam (TTXVN) liền tới chụp ảnh.

Nhưng khi vừa giơ máy ảnh, anh liền bị vợ chồng một người đàn ông trung niên, mặc áo thun màu cà rốt giơ tay cản và dùng những lời xua đuổi rất khiếm nhã. Phóng viên Minh Quốc bình tĩnh giải thích, anh là nhà báo đang tác nghiệp.

Tuy nhiên, trước mặt các Hoa hậu và những người chứng kiến, người đàn ông tiếp tục tỏ thái độ hung hăng, miệng văng tục: “Không cần báo chí tụi mày, đ… có đưa tin gì hết!”. Bị xúc phạm, phóng viên Minh Quốc phản ứng: “Tại sao giữa một sự kiện văn hoá anh lại văng tục vô văn hóa như vậy?”.

Đáp lại, người đàn ông tung “chưởng” đấm thẳng vào mặt phóng viên Minh Quốc, khiến anh chảy máu mũi. Một thanh niên đi cùng người đàn ông đó còn xông đến túm áo, giật thẻ tác nghiệp do MUO (Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ) cấp cho phóng viên Minh Quốc dí vào mặt anh và nói với lời lẽ xấc xược: “Mày phải biết rằng cái thẻ này cho mày tác nghiệp là do tiền của gia đình tao bỏ ra!”.

Sự việc diễn ra quá nhanh và người đàn ông đã được vợ kéo đi khỏi bữa tiệc ngay sau đó, nhưng cũng đã có mấy phóng viên ghi lại được hình ảnh.

Minh Quốc nói, anh đã rất nín nhịn vì đang ở giữa một hoạt động của một sự kiện văn hóa lớn, có nhiều hoa hậu và người nước ngoài.

Anh cho biết, người đàn ông là chồng bà Ngọc, con gái bà Trần Thị Hường - chủ Cty Hoàn Vũ.

Ông Vũ Duy Giang, nhân viên truyền thông của Cty Hoàn Vũ thừa nhận, người thanh niên đã túm áo, giật thẻ tác nghiệp của phóng viên Minh Quốc và nói những lời xấc xược. “Nó còn trẻ, cậy có tiền nên làm phách!” – Ông Giang nói.

Khi nghe chuyện, bà Trần Thị Hường đã bảo ông Giang đi hỏi cho rõ sự việc.

Sau đó, bà Hường đã dùng điện thoại của ông Giang nói chuyện với nhà báo Minh Quốc để xin lỗi, với tư cách chủ nhà của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ và của dạ tiệc.

Bà xác nhận những người hành hung và xúc phạm nhà báo Minh Quốc là con rể và cháu ngoại của bà.

Dù lời xin lỗi được đưa ra, nhưng các hoa hậu và quan khách đến từ nhiều nước có quên được chuyện xảy ra trước mắt họ? Về nước, họ sẽ kể gì về cách hành xử vô văn hoá trong một sự kiện văn hoá diễn ra tại Việt Nam?

Hành động trên không chỉ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một công dân, một nhà báo, nó còn là sự xúc phạm đến thể diện đất nước. Phải chăng, có những người tổ chức sự kiện văn hoá không phải vì mục đích văn hoá?

(Theo báo Tiền Phong)

------------------------------------------------------------------------------------------


Cậy có tiền làm phách đó là bản tính cá nhân, ở đâu, thời nào, xã hội nào cũng có cả; Tuy nhiên ở XHCN VN, bản tính cá nhân kia đã bộc phát quá trớn như chuyện thường xẩy ra ở huyện! Có thật là các anh làm nghề báo chí, phóng viên ở trong nước không biết tệ nạn ấy? hay chỉ khi nào bản thân nhà báo, phóng viên bị kẻ cậy có tiền làm phách, hành hung, đánh cho lỗ đầu, xì máu mũi ... lúc đó mấy anh mới súm nhau lại, viết bài tả oán, thẳng tay phê bình tệ nạn phạm đến giá trị bản thân nhà báo các anh?

Nếu giả dụ, kẻ bị hành hung là một người dân quèn, nhà báo các anh có dám nhẩy vào bênh vực bằng những bài viết như đã đăng trên báo Tiền Phong, và đăng dây truyền trên blog của Hà Thạch Hãn để tiếng vang xa, vang xa? Tôi dám tin chắc rằng, các anh nhà báo sẽ "lơ huyền" mà thôi!

Báo chí truyền thông trong nước XHCN VN có hơn 600 tờ báo giấy và báo điện tử, cùng bao nhiêu đài phát thanh, truyền hình . Lực lượng truyền thông quả là hùng hậu, thế mà người dân lại đói tin như đói thực phẩm! Xin dẫn chứng, ngày XHCN VN bắt đầu nộp đơn xin đảm nhận đăng quang Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008 vào năm ngoái, thế mà báo giới trong nước không hề thông tin cho người dân biết về những thể lệ và điều kiện của tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ đã đặt ra như thế nào? và số tiền phải chi tiêu cho việc tổ chức HHHV 2008, nhà nước đã chi tiêu ra làm sao?... Chỉ gần đến ngày bế mạc HHHV 2008, tin tức mới "xì ra" khi mà lãnh đạo trung ương bắt đầu "hụt ăn, mất uống", nên đã tố khổ lẫn nhau trên các cơ quan ngôn luận ... do đảng chỉ đạo (tất cả đều đi bên lề phải của đảng!).

Nhân đây tôi xin đưa ra một tệ nạn mà mấy chục năm nay đã và đang xẩy ra nơi "thiên đường" XHCN VN, đó là NẠN DÂN OAN ĐI KHIẾU KIỆN . Đa số họ là giới nghèo khổ, còn bị nạn quan quyền nơi địa phương cưỡng chế, xử ép để cướp trắng tài sản của họ . Dân Oan từ 64 tỉnh thành đã kéo nhau biểu tình ở thành phố Saigon, trước toà nhà Quốc Hội, và kể cả kéo nhau ra Hà Nội để kêu oan nữa! Thế mà hơn 600 tờ báo, nhà báo các anh có ai đã dám đoái hoài viết một bản tin (dù là tin ngắn) tường thuật về nỗi oan khiên của DÂN OAN chưa? Anh Hà Thạch Hãn làm việc cho tờ báo Tuổi Trẻ, anh lại là nhà báo trẻ, anh trả lời thành thực với lương tâm anh trên trang blog của anh xem nào ?

Một nhà báo bị kẻ cậy có tiền làm phách, đánh cho chây máu mũi cần được lên tiếng trước công luận là điều phải làm của bất cứ ai muốn hưởng sự công bằng trong xã hội . Ở những quốc gia tự do, có nền pháp trị vững vàng thì hành hung người khác là phạm luật, tội sẽ bị bồi thường và ngồi tù (nặng nhẹ tùy theo mức độ), chứ không cần biết người bị hành hung sang hèn thế nào .

Nhưng ở XHCN VN, kẻ cậy có tiền làm phách, hung hăng hơn, dữ tợn hơn . Những tiếng phản đối, lời kêu than chẳng khác nào tiếng kêu trong sa mạc, mà đôi lúc còn dội ngược làm người phát ra tiếng kêu lãnh thêm hậu quả khó lường! Do đó, các nhà báo trong nước ơi! anh Hà Thạch Hãn ơi! sao các anh không chịu đứng thẳng lưng lên, cùng nắm chặt tay nhau hét vào mặt đảng csvn, hãy trả lại quyền sống cho 80 triệu người dân . Bắt buộc đảng csvn phải thành tâm tôn trọng nhân quyền và từ bỏ phương thức "ngồi xổm trên pháp luật" ngay đi . Có như vậy vấn đề CẬY CÓ TIỀN LÀM PHÁCH sẽ không còn là một nan đề phải thắc mắc nữa .

Anh Hà Thạch Hãn nên nhớ khi nắm tay đã vung lên, chiêu thức phải nhắm đúng "target", đừng đưa nắm tay đấm vào không khí, hại sức lắm! Anh hiểu ý tôi nói gì chứ ?

Phú Yên

>> Xem Tiếp!

Monday, July 27, 2009

Tướng VC Sao Hèn Quá Thể?

Sách Sử đã ghi chép rất nhiều lần Trung Quốc đã mang dã tâm chiếm đất lấn biển của Việt Nam; lần nào bọn Trung Quốc cũng bị đánh không còn manh giáp mỗi khi đặt chân lên giải đất Đại Việt.

Thế nhưng thời Xã Hội Chủ Nghĩa VN, do đảng CSVN cầm quyền cai trị đất nước thì hỡi ơi! dân tộc Việt bị mang nhục bởi sự hèn kém của bọn lãnh đạo Việt cộng. Trung Quốc đã ngang nhiên làm lại những cột mốc mới, lấn sâu về phương Nam, làm đất Việt, hình cong như chữ S, dần càng thu hẹp lại và hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã bị bọn Hải Quân Trung Quốc tự quyền cai quản trước sự cúi đầu của bè đảng csvn với sự đồng tình "môi hở răng lạnh"!

Bởi sự hèn mạt của đảng csvn, nên Hải quân Trung Quốc đã coi thường mạng sống của người dân Việt Nam đang sinh hoạt trên lãnh thổ, lãnh hải do tổ tiên ta để lại. Hải quân Trung Quốc đã ra lệnh bắn vào tầu thuyền đánh cá của ngư dân Việt đang bắt cá trên biển Đông, dù vùng đánh cá ấy nằm trong hải phận của nước Việt Nam; nếu bắt được thuyền đánh cá nào, chúng còn đòi tiền chuộc mạng, chuộc thuyền và tiền phạt vi phạm lệnh cấm đánh cá!

Tất cả bọn cầm quyền csvn từ trung ương đến địa phương đều im thin thít. Bọn chúng chỉ loan tin vu vơ là "gặp thuyền lạ" đụng vào ghe thuyền ngư dân Việt, chứ không dám nêu đích danh do thuyền của Hải quân Trung Quốc gây ra. (trích link: http://www.youtube.com/watch?v=TPqQQnap870)

Ngoài sự lộng hành ấy, bọn Trung Quốc còn hành động theo kiểu thực dân, là đem hơn 50 ngàn công nhân Tầu phù vào khai thác Bô-xít tại vùng Cao Nguyền Trung phần (Tây Nguyên). Bọn công nhân Tầu phù này đã không tuân thủ luật lệ, chúng đã quậy phá làng xóm của người Việt trong vùng, người dân nào chống cự lại sẽ bị bọn công nhân Tầu phù đánh đập, phá nhà đạp cửa... như kiểu giặc Tầu xâm lăng đất nước mình ngày xưa. Rõ ràng các quan quyền Việt cộng là những tên Thái Thú, tay sai của Trung Quốc, không hơn không kém.


Hãy đọc bản tin đăng trên trang mạng "Look at Vietnam"
Trích dẫn
LookAtVietnam - To avoid conflicts on the East Sea, fishermen should catch fish in fishing grounds belonging to Vietnam and go in groups, said Top Ranking General Le Van Dung, Chairman of the General Department of Politics of the Vietnam People’s Army.

Đây là một chứng tích hèn hạ của các tên tướng VC, đối với ngoại bang như Trung Quốc, Liên Sô, Bắc Hàn, Cu-ba... thì bọn chúng cúi đầu chúc tụng vạn tuế; còn đối với người dân trong nước thì bọn chúng thẳng tay hà khắc hành hạ không biết thương xót.

Hãy nhận diện một tên tướng hèn của csvn, Lê Văn Dũng...



*nguồn: http://www.lookatvietnam.com/2009/06/vietnamese-fishermen-urged-to-report-strange-ships.html

Phú Yên

>> Xem Tiếp!

Sunday, July 26, 2009

Tuổi Trẻ Vận Động Cho Little Saigon (San Diego)

**Take2Tango**

Vì mục đích phát triển văn hoá và kinh tế của cộng đồng người Việt trên đường El Cajon Blvd nói riêng và của thành phố San Diego nói chung. Hội Little Saigon Foundation đã có nhã ý mời nghị viên thành phố Todd Gloria đến thăm viếng khu thương mại của người Việt tại East San Diego. Buổi tiếp đón Nghị Viên Todd và phái đoàn gồm ông Travis Knowles, phụ tá cho Nghị viên Todd Gloria và cô Beryl Forman thuộc El Cajon Boulevard Business Improvement Association đã được tổ chức vào lúc 09:00AM ngày Thứ bảy 25/07/2009 tại Phở King Restaurant, đại lộ El Cajon.

Mở đầu ông Frank Vương, Chủ Tịch Little Saigon Foundation đã trình bày mục đích của hội thiện nguyện “Little Saigon Foundation” là hợp tác với Hội Phát Triển Thương Mại El Cajon, để vận động đặt danh xưng cho khu vực đại lộ El Cajon từ đường Highland cho đến đường Euclid, dày đặc các dịch vụ thương mại của người Việt, là Little Saigon. Các em trong Little Saigon Foundation đã bỏ thì giờ đi từng cơ sở thương mại để trưng cầu ý kiến về việc đặt tên Little Saigon và được tuyệt đại đa số tán thành. Khu vực này đã mang sẵn sắc thái Văn hoá Việt bằng những bức hoạ chợ Bến Thành, sinh hoạt Tết, thuyền nhân trên các hộp tiện ích và tương lai sẽ tổ chức hội chợ trên phố tạo sức sống mới cho khu vực thương mại Việt Nam.

Trong dịp này nghị viên Todd Gloria, khu vưc 3, đã tâm sự là ông hiện đang cư ngụ tại khu vực City Heighs, gia đình ông xuất xứ từ nhiều gốc gác đã định cư tại đây từ năm 1927. Ông là nghị viên duy nhất là người điạ phương City Heights đại diện trong Hội Đồng Thành Phố. Sở dĩ khu vực City Heighs phát triển mạnh mẽ tại góc đường Fairmount, University là do nỗ lực cuả khối đa chủng tộc đòi chính quyền thành phố cải thiện khu vực sinh hoạt cuả nhiều sắc dân thiểu số. Ông tỏ lòng ngưỡng mộ nỗ lực cuả các thanh niên trẻ Mỹ gốc Việt đang nỗ lực trong việc đặt tên Little Saigon, góp phần vào phát triển nét đa văn hoá trong vùng East San Diego, để mong phát triển thương mại, thu hút du khách và đầu tư.

Cô Beryl Forman, Partnership của Thành phố trong việc phát triển thương mại trên đại lộ El Cajon nhiệt tình ủng hộ việc đặt tên Little Saigon cho khu thương mại Việt Nam, cô rất thích món ăn, cà phê Việt Nam. Cô cho biết là Đại Lộ El Cajon, trước khi có xa lộ 8, là con đường xuyên lục điạ Mỹ mang số hiệu 80 kéo dài đến tận Tiểu Bang Georgia. Chi tiết này thật thú vị.

Trong dịp này các vị đại diện Cộng đồng cũng đề nghị với Nghị Viên Todd: "chúng tôi là những người tỵ nạn cộng sản, nên không muốn thấy lá cờ đỏ, sao vàng cuả cộng quyền, và những cơ sở thương mại làm ăn với Việt Cộng và những dịch vụ có tính cách tuyên truyền cho chế độ độc tài cộng sản Hà Nội, xuất hiện bất cứ nơi nào trong khu vực Little Saigon tương lai". Nghị Viên Todd và phái đoàn rất am hiểu và hoàn toàn tán đồng.

Sau đó các vị đại diện Cộng Đồng Việt Nam San Diego và Little Saigon Foundation đã hướng dẫn phái đoàn của Nghị Viên Todd Gloria đi thăm toà báo Người Việt Today, chợ Minh Hoà, phòng Nha Khoa cuả nha sĩ Nguyễn Khải Hùng và một số cơ sở thương mại khác. Mọi người chia tay vui vẻ và chúc dự án Little Saigon thành công hầu giúp cho dịch vụ thương mại cuả Cộng Đồng người Việt tại San Diego càng ngày càng phát triển phồn thịnh.

>> Xem Tiếp!

Friday, July 24, 2009

Chương Trình Radio Ngày 25 Tháng 7, 2009

Chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi xin gửi đến qúi vị buổi phỏng vấn của Lê Lộc với Linh mục Nguyễn Hữu Lễ nguời phụ trách thực hiện cuốn DVD “Sự thật Hồ Chí Minh” vừa mới được phát hành tại một số thành phố tại Hoa Kỳ. Lê Lộc có hỏi Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, là linh mục có được làm chính trị không? Câu trả lời ra sao? Xin quý vị theo dõi. Ngoài ra trong chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến quý vị bài viết của Giáo sư Nguyễn Châu viết về “Tuổi trẻ Việt Nam trước lịch sử dân tộc”, và cuối cùng là vài cảm nghĩ về cuốn DVD “Sự thật Hồ Chí Minh” sẽ do cộng tác viên Cao Thị Tình gửi đến quý vị sau khi chị đã xem qua phim tài liệu này.

>> Xem Tiếp!

Phải đập tan ý đồ “nhuộm đỏ” Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại của Việt Cộng

Khi ngồi bàn chuyện “chống cộng ” tại hải ngoại nhiều người nói rằng, ngày nay khó biết được ai thật lòng có cùng chung lý tưởng với mình. Điều này đúng chớ không sai. Và vấn đề càng trở thành nhạy cảm hơn, phức tạp hơn khi chung quanh chúng ta có quá nhiều thành phần gọi là “Người Việt hải ngoại”.

Để giải quyết từng cái khó, vấn đề ở đây là làm sao mọi người phải nhận ra được dã tâm của Việt Cộng, phải nhận ra được thành phần nào là người Việt tỵ nạn chân chính, thành phần nào là người Việt tỵ nạn cộng sản trá hình và thành phần nào là người Việt đang sống chung quanh chúng ta thuộc loại nguy hiểm cần phải cảnh giác, cần phải lưu ý tới. Nếu bình tâm giải đáp được từng gút mắc, thì chúng ta mới mong giữ được tuyến chống cộng về lâu về dài. Chớ còn lấp lững, cả nễ, lừng khừng thì tuyến phòng thủ sẽ bị Việt Cộng chọc thủng, dẫn đến thảm họa cho tiền đồ đấu tranh của dân tộc.

Hơn 30 năm qua, đến giờ phút này thì mọi người ai cũng nhìn thấy ý chí phấn đấu, lòng kiên trì chống cộng của người Việt quốc gia hải ngoại. Lẽ đương nhiên Việt Cộng trong nước cũng thấy được điều này và chúng đang tìm đủ mọi cách để tiêu diệt hàng ngũ người Việt quốc gia hải ngoại bằng mọi giá.

Nhìn chung, ai cũng nhìn thấy thành phần người Việt sinh sống tại hải ngoại gồm có:
- Những người tỵ nạn cộng sản chân chính.
- Những người làm kinh tế chớ không phải tỵ nạn cộng sản.
- Những cán bộ Việt Cộng được cài đặt nằm vùng và Việt gian đón gió trở cờ.
- Những du học sinh vừa còn đi học và sau khi tốt nghiệp chương trình học họ tìm đủ mọi cách để ở lại hải ngoại.

Người Việt tỵ nạn cộng sản chân chính, là thành phần có tư tưởng không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản. Họ luôn luôn giữ vững trong lòng căn cước tỵ nạn chính trị và lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thân thương của đời mình. Thành phần này là Quân - Cán - Chính và một số Dân chúng miền Nam từng sống dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa. Đây là những người có thể nói “không đội trời chung” với bọn Việt Cộng hại dân, bán nước. Họ chính là những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của Việt Cộng mà bản thân và gia đình đã bị Việt Cộng “đã thương” làm cho sống dở chết dở từ trong cho tới ngoài, từ tư tưởng cho tới tài sản.

Những người vì lý do kinh tế, là những người không có lập trường chính trị. Thời buổi nào cũng vậy, đối với họ chỉ có tiền là trên hết. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, tự do, độc tài và cờ máu hôi tanh Việt Cộng hay cờ quốc gia không có gì khác biệt ngoài môi trường thuận lợi cho họ “hốt bạc”. Tại hải ngoại có rất nhiều hạng người này, họ vừa kiếm ăn tại Mỹ vừa đem tiền về đầu tư tại Việt Nam để kiếm thêm.

Thành phần cán bộ Việt Cộng nằm vùng là số đảng viên, cán bộ được giao phó công tác gián điệp từ lâu. Đây là số người đã được đảng và nhà nước VC cài đặt từ trước năm 1975, cho đến ngày nay bọn chúng hoạt động dưới quyền điều động của các Tòa Đại Sứ, Tòa Lãnh Sự VC. Bên cạnh bọn Việt Cộng có thẻ đảng là bọn Việt gian chó săn, chim mồi. Điển hình dễ thấy nhứt là đám người trong cái gọi là “sáu chính đảng”. Bọn người này đã từng là Quân - Cán - Chính và Dân chúng Việt Nam Cộng Hòa nhưng nay đã trở cờ làm tay sai, chạy hiệu cho Việt Cộng .

Cuối cùng là thành phần người ta tưởng rằng không đáng ngại, đang được người thân ùn ùn tìm cách đưa sang vì nghĩ rằng vô tội. Nhưng xét cho cùng, thành phần này hết sức nguy hiểm cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trong chuỗi dài đấu tranh chống cộng từ bây giờ cho đến về sau. Đó là những du học sinh.

Các Du học sinh Việt Nam có phải là những người trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và họ đang là đối tượng để chuẩn bị vào làm đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam hay chỉ thuần túy là những du học sinh bình thường hay không ? Điều này không quan trọng bằng họ là ai, từ đâu họ xuất hiện trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Du học sinh có nhiều loại, như loại con giòng cháu giống chính thống ba đời của “bác và đảng”, loại dây mơ, rễ má với “bác và đảng”, loại nhân dân “có công với cách mạng”. Tuyệt nhiên trong các du học sinh không có loại con, cháu của “ngụy quân, ngụy quyền”. Cho dù dưới bất cứ hình thứ nào cũng không thể phủ nhận “Du học sinh là những người được đảng Cộng Sản Việt Nam ưu đải”. Họ được ưu đải có lý do. Lý do dễ thấy, dễ hiểu nhứt vì họ đã được huấn luyện trong môi trường vừa hồng vừa chuyên ngay từ thời “thiếu nhi quàng khăn đỏ” .

Nhiều người đã vội vả nghĩ rằng đời sống xã hội, sách vở về nhân bản, về tự do, về dân chủ tại hải ngoại là liều thuốc tiên sẽ chuyển hóa tư tưởng các du học sinh. Nên không chóng thì chày thành phần này sẽ “nghiêng” về lập trường tự do, nhân vị con người. Nói một cách khác các du học sinh sẽ ủng hộ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trên phương diện chống cộng, đấu tranh cho một nước Việt Nam không cộng sản. Nhưng bao giờ thì họ “chuyển hóa”. Không ai trả lời được, cũng như số người suy nghĩ như trên đã quên rằng khi lên đường du học, các du học sinh đã được đào tạo, đã được cấy sinh tử phù “Học tập và làm theo gương bác Hồ”. Hơn nữa, liều thuốc chuyển hóa không phù hợp với tâm lý của các du học sinh khi họ đang coi “bác và đảng” là thần tượng trong việc “chống Mỹ cứu nước” và là “ân nhân” của họ. Trong khi ấy, thử hỏi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã giúp đở gì cho họ khi cha mẹ, anh em, bà con xa, gần của họ đang hưởng những đặc quyền, đặc lợi do đảng Cộng Sản Việt Nam cung cấp. Đây là giá trị thực tế các du học sinh không thể phủ nhận. Cho nên, những ai đặt vấn đề cảm hóa họ là chuyện ảo tưởng, là chuyện mộng mơ. Ngược lại, hình như nhiệm vụ các du học sinh được giao phó nếu không muốn nói là cảm hóa người Việt quốc gia nên quên dĩ vãng, quên quá khứ.

Nếu thấy rằng du học sinh là thành phần nguy hiểm trong CĐNVQGHN, thì chúng ta mới có cái nhìn đúng đắn trong đấu tranh. Với lòng bao dung, người Việt hải ngoại không thù hằn tuổi trẻ. Nhưng vì tiền đồ dân tộc trước hiểm họa xâm lăng của tàu Cộng từ biển cho tới đất liền chúng ta không thể dễ dãi, thờ ơ để cho kẻ thù lợi dụng tuổi trẻ. Cho nên sự sáng suốt, sự can đảm nhìn nhận sự thật để phanh phui tình cảm đúng mức là điều cần thiết. Có như vậy, thì người Việt quốc gia mới ngăn chận được ý đồ nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại của Việt Cộng.

Với số lượng du học sinh Việt Cộng cho đi ào ạt như hiện nay, đã cho thấy đây là một sự kiện nằm trong chiến lược khống chế CĐVNHN của Việt Cộng. Sự nguy hiểm mà mọi người cần phải quan tâm là du học sinh sống trà trộn trong nhà thân nhân, trường học, nhà hàng, chợ búa, tiệm tạp hóa v.v… được kể là mạng lưới tai mắt của VC. Chúng ta nên nhớ rằng khi cho các cựu tù nhân chính trị ra đi VC đã bắt làm 5,7 thứ giấy cam kết, thì các du học sinh chắc chắn sẽ không tránh khỏi có những ràng buộc chặt chẻ hơn khi sinh mạng của họ nằm trong vòng kiềm chế, kiểm soát, theo dõi và chỉ huy của các Tòa Đại Sứ, Toà Lãnh Sự.

Nếu cứ ngại ngùng, sợ gây ra ngộ nhận, sợ mất lòng để rồi ngậm miệng không dám nói lên những điều cần nói sẽ trở thành vô tình tiếp tay với âm mưu thâm độc của VC. Điều mà chẳng ai muốn. Cho nên nói thẳng để xây dựng, để bảo vệ tiền đồn chống cộng vững mạnh là điều cần thiết.

Chúng ta nghĩ sao, với sự kiện 10 năm gần đây cờ máu Việt Cộng xuất hiện ở những trường học từ trung học cho đến đại học nơi có du học sinh VN theo học. Chúng ta hình dung thế nào, về vai trò của các du học sinh ở những trường học này. Phải chăng đối với những du học sinh thì cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng gần gủi với họ, còn cờ vàng ba sọc đỏ là một cái gì xa lạ. Nếu không muốn nói thêm, du học sinh đã được nhồi sọ “cờ vàng ba sọc đỏ là tàn dư xấu xa của Mỹ - Ngụy”!!!...

* Đặng thiên Sơn (09 tháng 7/2009)

>> Xem Tiếp!

Thursday, July 23, 2009

Phá hoại sự đoàn kết cộng đồng là tiếp tay với tội ác, có tội với quốc gia dân tộc

Là người Việt lưu vong sống trên những phần đất tự do của thế giới, chúng ta được hưởng nhiều quyền làm người mà nhiều dân tộc khác không được hưởng. Trong số những dân tộc kém may mắn này, có hơn 80 mươi triệu đồng bào của chúng ta tại quê nhà.

Sống ở nước tự do - một nơi mà nhân vị con người được tôn trọng. Chúng ta được tự do đi lại và tạo sự nghiệp ở bất cứ nơi nào mình muốn, mình thấy thoải mái về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta còn được tự do phát biểu ý kiến công khai trước chính quyền. Và đi xa hơn nữa còn được quyền tự do lập hội, lập đoàn, lập đảng và tụ tập biểu tình để đạo đạt nguyện vọng lên chính quyền cũng như phản đối những điều mà chúng ta cho rằng bất công, thối nát, thiếu dân chủ. Và nhiều thứ khác chúng ta được hưởng trong khuôn khổ luật định.

Những hình thức tự do vừa nói, là sự biểu lộ bản năng phản kháng ôn hòa trong một thể chế tôn trọng nhân bản. Phù hợp với sự phát triển tự nhiên của con người trong đời sống. Những biểu lộ này là điều kiện cần thiết trong tiến trình tạo nhịp cầu thông cảm, đồng thuận, hài hòa giữa người dân và chính quyền.

Ở những nước theo chủ nghĩa tự do, người dân và chính quyền coi những sự kiện nêu trên là cơ hội để mọi người từ bình dân tới trí thức, từ giàu sang đến nghèo khó. Giai cấp nào cũng có dịp đóng góp phần trí tuệ của mình vào việc xây dựng đời sống, phát triển xã hội, phát triển đất nước. Nhưng ngược lại, đối với các nước theo chủ nghĩa độc tài, chuyên chính vô sản, thì những hiện tượng phản kháng biểu lộ tự do, nhân quyền của con người được xem là một thứ “xa xí phẩm” ảnh hưởng đến đường lối cai trị của nhà nước. Tập đoàn Cộng Sản Việt Nam đang thực hiện điều này qua việc khủng bố tư tưởng, làm khó dễ, bắt bớ giam cầm những nhà đấu tranh cho quyền làm người. Cũng như Tàu Cộng đang áp dụng qua các cuộc đàn áp đẩm máu chết người tại Tân Cương, liên tục trong những ngày đầu tháng 7 năm 2009 vừa qua.

Sau ngày đau thương 30 tháng 4 năm 1975, người Việt hải ngoại có được cuộc sống tự do hôm nay không phải tự nhiên mà có. Mà đây là sự đơm hoa, kết trái của một quá trình đánh đổi bằng mồi hôi, nước mắt lẫn máu xương của những người đã nằm xuống, mà mỗi cá nhân và gia đình người Việt hải ngoại đã trả khi phải rời xa nơi chôn nhau cắt rún, xa nơi có quá nhiều kỷ niệm thân thương của một đời người.

Nhìn lại hoàn cảnh đất nước VN ngày nay, người Việt hải ngoại không ai tránh khỏi những xót xa, lo sợ cho vận mệnh đất nước trước hiểm họa xâm lăng của Tàu Cộng. Người ta không khỏi oán hờn tập đoàn CSVN chỉ vì quyền lợi cá nhân, mà bọn chúng đã khiếp nhược làm ngơ để cho Tàu Cộng mặc sức hoành hành.

Một sự thật người Việt hải ngoại cần hiểu, cần biết, là chúng ta sở dĩ biết được nhiều chuyện xảy ra trong nước đều nhờ vào các hãng thông tấn ngoại quốc và nhờ hệ thống mạn lưới toàn cầu do những tổ chức, cá nhân đấu tranh trong nước lén lút chuyển tải ra ngoài. Sự kiện này, đã cho thấy 80 triệu đồng bào trong nước có miệng mà không nói được, có mắt mà như không thấy gì. Vì sự thật đã bị tập đoàn Việt Cộng bưng bít.

Tàu Cộng đã đưa hàng chục ngàn lính chiến đấu ngụy trang trong lớp áo công nhân khai thác quặng Bauxite tại vùng Tây Nguyên, đã cho thấy dã tâm chiếm đất của họ. Sự bắt bớ, bắn giết bừa bãi các ngư phủ Việt Nam trên Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam đã cho thấy hành vi ngang ngược và tàn bạo của Tàu Cộng.

Trước những hành động trắng trợn này, người Việt hải ngọai nghĩ thế nào về sự im lặng, sự khiếp nhược của tập đoàn CSVN?

Người ta có thể hiểu được phần nào về sự thờ ơ, không quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng của nhiều người Việt hải ngoại là do lòng ích kỷ, ham mê vật chất, nên họ muốn thoát ly với quá khứ. Nhưng đối với những vấn đề liên quan tới tiền đồ đất nước, thì không ai chấp nhận được thái độ bàng quang này. Bởi vì một người bình thường có lương tri, không thể làm ngơ trước những biến chuyển dẫn tới sự sinh tồn của dân tộc mình.

Người ta có thể làm ngơ trước những sinh hoạt trong phạm vi của một hội đoàn, nhưng người ta không thể làm ngơ đến những sinh hoạt liên quan đến sự vinh nhục, mất còn của đất nước. Người Việt hải ngoại chúng ta có thể làm ngơ trước một cuộc gặp gở mùa hè để hàn huyên tâm sự của một hội ái hữu. Nhưng không nên bỏ qua sự quan tâm đến những sinh hoạt đấu tranh phơi bày tội ác Việt Cộng và vấn đề sôi bỏng như hiện nay là Tàu Cộng đang chiếm đất, chiếm biển, chiếm tài sản nước Việt trước sự hèn nhát của tập đoàn buôn dân, bán nước Việt Cộng.

Để đối phó với tình hình nguy kịch trước viển ảnh xâm lăng của tàu Cộng. Tại hải ngoại cộng đồng người Việt đã tái phối trí nhiều hình thức hoạt động. Như cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose , Bắc California đã thành lập một tổ chức mang tên là Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali. Với danh xưng của nó, người ta có thể hình dung ra được sức mạnh của những lá phiếu mà người Việt có trong tay đối với các cuộc bầu cử, ứng cử.

Một cộng đồng có sức mạnh là cộng đồng có tiếng nói được chính quyền lắng nghe và nể trọng. Khi tiếng nói được lắng nghe, chắc chắn việc làm của cộng đồng đó không nhiều thì ít sẽ đem lại những kết quả mong muốn. Điều này, được Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh nói đến trong buổi ra mắt Hội Đồng Cố Vấn Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali vào ngày 19 tháng 6 năm 2009. Ông cũng đã đặc biệt hy vọng Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali là mô thức mẫu mực sẽ phát triển và được áp dụng nhiều nơi.

Không ai biết được sự đoàn kết dưới hình thứ này hay hình thức kia, sẽ đạt được kết quả như thế nào. Nhưng chắc chắn một điều mọi người không thể phủ nhận, nếu chúng ta biết rõ những điều mình muốn làm thì chúng ta sẽ không lo lắng những chuyện xảy ra chung quanh trong hiện tại. Việc biết rõ mục đích sẽ khuyến khích chúng ta can đảm vượt qua những trở ngại, khó khăn.

Người ta có thể tha thứ, bỏ qua những dị biệt để cùng ngồi bàn một giải pháp đối phó với bất công xã hội, chà đạp dân chủ. Nhưng người ta không thể ngồi đối diện với những kẻ chủ trương sẳn sàng làm nô lệ cho ngoại bang, làm tay sai cho đảng Việt Cộng hại dân, bán nước trong lúc quyền định đoạt vận mệnh đất nước phải là tiếng nói của toàn dân.

Chúng ta có thể khẳng định, không một người Việt quốc gia hải ngoại nào sợ sự “đoàn kết chân chính”. Chỉ có bọn Việt Cộng, Việt gian và đón gió trở cờ mới sợ điều này. Do đó, những kẻ có ý đồ và đang đánh phá sức mạnh cộng đồng người Việt hải ngoại là tiếp tay với tội ác, sẽ có tội với quốc gia dân tộc.

>> Xem Tiếp!