Sunday, November 22, 2009

Phương thức đấu tranh của thánh Gandhi là bất bạo động, tẩy chay và bất hợp tác với nhà cầm quyền Anh

Nguyễn vạn Bình (BNS. Ý Dân)
BAI HOC THANH GANDHI DUNG VAO CUOC DAU TRANH CHONG CONG‏
Thánh Mahatma Gandhi là một lãnh tụ đáng kính, được xem là cha già của dân Ấn Độ, vì ông đã có công giành lại nền độc lập cho Ấn Độ từ tay đế quốc Anh vào những năm đầu của thế kỷ thứ 20.

Tuy tốt nghiệp luật sư tại Anh quốc, nhưng ông đã từ chối việc làm từ nhà cầm quyền Anh với lương bỗng cao để hòa mình với nhân dân Ấn nhằm đấu tranh cho nhân quyền và nền độc lập của Ấn Độ.

Phương thức đấu tranh của thánh Gandhi là bất bạo động, tẩy chay và bất hợp tác với nhà cầm quyền Anh . Ông kêu gọi nhân dân Ấn không làm việc với nhà cầm quyền Anh, không cho con em đến trường của Anh, không đóng thuế, không hợp tác trên mọi phương diện và từ chối mọi ân thưởng từ nhà cầm quyền bảo hộ Anh quốc.

Để làm gương, thánh Gandhi đã mặc đơn sơ bằng vải nội địa Ấn Độ và không dùng bất cứ vật dụng nào được sản xuất từ Anh quốc.

Cuộc chiến đấu của thánh Gandhi đã phải trải qua nhiều giai đoạn gay go và thử thách. Ông đã bị nhà cầm quyền Anh cầm tù nhiều lần. Ông tuyệt thực gần như kiệt sức nhiều lần để hổ trợ cho cuộc đấu tranh của mình. Vào ngày 13-4-1947, trong một cuộc biểu tình diễn hành qui tụ trên 10 ngàn người do ông cầm đầu nhằm lên án

nhà cầm quyền Anh, đoàn biểu tình đã bị quân đội Anh nả súng bắn chết 379 người và làm bị thương 1137 người.

Máu của nhân dân Ấn đã đổ, nhưng thánh Gandhi vẫn tiếp tục đấu tranh bằng phương thức bất bạo động đã làm cho nhà cầm quyền Anh phải điêu đứng và làm nhân dân thế giới ngưỡng mộ. Năm 1930, thánh Gandhi đã được nhận lãnh giải Nobel Hòa Bình.



Sau cùng trước sự đấu tranh kiên cường của thánh Gandhi và của nhân dân Ấn, nhà cầm quyền Anh buộc lòng tuyên bố trao trả nền độc lập cho Ấn Độ vào ngày 14-7-1947.

Nhìn lại cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia, nếu chúng ta biết áp dụng phương thức đấu tranh của thánh Gandhi một cách đứng đắn, kiên trì và cùng đoàn kết đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ chắc hẳn chúng ta đã đạt được những thành quả khả quan hơn so như với kết quả hiện nay.

Hãy nhìn số tiền khổng lồ mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại hàng năm đã gởi về Việt Nam lên đến hàng 4 hay 5 tỷ mỹ kim đã là một cản trở to lớn cho cuộc đấu tranh vì lý tưởng tự do, dân chủ của khối người Việt Quốc Gia.Đây chính là một sự mâu thuẩn khó có thể chấp nhận, khi chúng ta đấu tranh chống CSVN mà lại đem tiền về nuôi guồng máy lãnh đạo của CSVN. Vì chính với số tiền to lớn nầy, nhà cầm quyền CSVN sử dụng lực lượng công an đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước , đồng thời đem ra hải ngoại dùng để dụ dỗ, mua chuộc những kẻ ham tiền, những kẻ phản bội để làm lủng đoạn hàng ngũ của người Việt Quốc Gia.

Nay đã đến lúc nếu muốn cho cuộc đấu tranh vì nền dân chủ, tự do sớm thành công và cũng để tránh cho Việt Nam trở thành một tỉnh lỵ của Trung Cộng và trên 80 triệu đồng bào không bị Trung Cộng đồng hóa, khối người Việt Quốc Gia cần bày tỏ bằng một hành động cương quyết tẩy chay và bất hợp tác với nhà cầm quyền CSVN. Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại cũng cần bày tỏ thái độ quyết liệt tẩy chay đối với những bọn tay sai Việt gian. Chúng ta cần phải yểm trợ những đoàn thể, cá nhân và những cơ quan truyền thông có lập trường Quốc Gia rõ ràng. Chúng ta cũng chỉ yểm trợ cho các ứng cử viên Việt Nam nào có quá trình đấu tranh, lập trường Quốc Gia vững mạnh và không bị nhà cầm quyền CSVN mua chuộc bằng đồng tiền.


Ba mươi năm đã trôi qua, nhiều anh hùng của người Việt Quốc Gia nay đã ra người thiên cổ hay đã vào tuổi xế chiều. Vận mệnh của đất nước , sự hạnh phúc của trên 80 triệu dân Việt Nam , sự vẹn toàn lãnh thổ trước nạn xâm lăng của Trung Cộng đang rất cần sự ý thức đấu tranh của hàng triệu người Việt ở hải ngoại. Nếu chúng ta thất bại lần nầy, thì chúng ta sẽ làm thất vọng 80 triệu đồng bào ở trong nước, phụ lòng các tử sĩ QLVNCH cùng đồng bào nạn nhân của chế độ CSVN và nhất là sẽ phải đắc tội với bao bậc tiền nhân anh hùng của dân tộc Việt./.
Ý DÂN


No comments:

Post a Comment