Thursday, March 4, 2010

Câu Chuyện Đầu Năm

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
Chờ đợi trong nôn nóng, băn khoăn, trăn trở, lo âu, rồi những ngày xuân cũng phải trôi đi theo thời gian. Tuy vậy, dư vị của ngày xuân vẫn còn tồn đọng và những buồn phiền, lo lắng, băn khoăn tiếp tục cuộc hành trình trên dòng đời. Riêng về sinh hoạt xã hội, ngoài giai tầng cán bộ các cấp và một số người làm ăn khá giả, có lẽ hương xuân vẫn còn man mác đâu đó, kể cả vật chất lẫn tinh thần của họ. Còn lại, đại đa số người dân thì tất cả những trăn trở lo âu, bương trải chỉ tạm lắng đọng, nín thở để tạm tìm một chít sinh khí trong ba ngày tết để khỏi áy náy với ông bà, tổ tiên , rồi sau đó khi trở lại, hoàn cảnh càng trở nên khó khăn hơn bởi những tồn đọng còn lại từ ngày tết. Sau tết, thị trường vật giá chưa được ổn định, làm ăn buôn bán khó khăn hơn, thậm chí còn phải thanh toán những nợ nần thiếu hụt của năm cũ, chỉ vì muốn có một chút không khí mùa xuân trong gia đình. Đây mới là điều lo lắng, trăn trở của xã hội bình dân.
Riêng trong những ngày tết, một vài hiện tượng xẩy ra tại một số thành phố lớn như Saigòn, Hànội,v,v... Câu chuyện “cải tạo hạ tầng cơ sở” tránh lụt bằng cách đào cống, sửa đường của nhà nước CSVN đã được thực hiện ngay trong những ngày sát tết. Sự kiện này cũng tạo ra một số câu chuyện vui buồn ”cười ra nước mắt” trong sinh hoạt, không những chỉ ảnh hưởng đời sống vật chất mà còn liên quan, ảnh hưởng đến cả phần tâm linh của đại đa số ngưòi dân trong xã hội. Theo một số tin trong nước cho hay, một số con đường lớn đã đuợc đào lên để kiểm tra sự “ùn tắc” của hệ thống cống rãnh. Chỗ này đào lên, chỗ kia lấp lại loạn cả lên, nhưng cũng chẳng thấy sửa chữa được gì, ngược lại chỉ làm môi sinh thêm ô nhiễm, tạo thêm sự khó thở đến cùng cực cho người dân trong những ngày bương trải với xuân.
Từ lâu lắm rồi, không biết xuất phát từ bao giờ, theo thói quen của người dân miền Nam, họ thường bày mâm cúng đầu năm với những loại trái cây như măng cầu, dừa, đu đủ và xoài và đọc trại âm đi là “Cầu Vừa Đủ Xài”, một ước nguyên rất khiêm nhường, mộc mạc đơn sơ, mâm cúng tượng trưng cho lời khấn, họ chỉ “cầu vừa đủ ăn, uống, chi dùng” trong cuộc sống, không cần mơ ước xa hoa, nhưng trong xã hội Việt Nam dưới chế độ CS thì dù chỉ đơn sơ như vậy thôi, có lẽ cũng đã trở thành xa hoa lắm rồi, làm sao có thể mơ ước điều gì xa xăm hơn nữa bây giờ. Riêng trong những ngày tết vừa qua, nhiều nơi bị đào đường lấp hố, khiến thành phố rất nhiều bụi bẩn đến khó thở khi trời nắng và bùn đất bẩn thỉu khi trời mưa. Đồng thời tạo ra rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt giao thông, buôn bán của ngày tết. Vì vậy, năm nay một số nơi không còn “Cầu vừa đủ xài” nưã, mà họ đã phải rút gọn lời khấn, với những mâm cúng mang ý nghĩa mới thực tiễn hơn với một bó hành, một qủa dưa, một quả dừa. Mân cúng này mang ý nghĩa kêu gọi đảng và nhà nước ơi “Hành vừa vừa thôi”. Thôi thì đói khổ cũng chai rồi, bớt hành hạ di cho chúng tôi nhờ. Cái đau khổ của người dân dưới chế độ CS là khi bị uất ức điều gì, họ cũng chỉ có thể bày tỏ qua sự châm biếm bằng một cách “hợp pháp” như thế thôi. Không thể làm gì khác hơn nếu không muồn đầu xuân được đảng thỉnh đi ngồi gỡ vài cuốn lịch.
Trong cuộc sống khó khăn của xã hội Việt Nam dưới chế độ CS. Thực tế không thể “khắc phục”, một ngày như mọi ngày, cứ mãi phải lay lứt lê thê, một năm như mọi năm, nó tựa như một chu kỳ tất định và bất biến. Tuy nhiên, ngoài cái chu kỳ tất định đấy đảng và nhà nước vẫn có những đổi mới, mang tính “đột phá” đến độ khủng khiếp, khó có ai có thể ngờ được lại có thể xẩy ra trên thế gian, nhất là trong thế kỷ văn minh tiến bộ hôm nay.
Duyệt lại những đổi mới của đảng và nhà nước từ thập niên qua, có lẽ không ai có thể phủ nhận đảng và nhà nước mỗi ngày một “sáng suốt hơn” trong đối nội cũng như đối ngoại... Về mặt đối nội, đảng và nhà nước đã khôn khéo quy hoạch loanh quanh để cướp được một số bất động sản từ một số cơ sở Tôn giáo và cá nhân trên kắp nẻo đường đất nước. Phương pháp đàn áp dân cũng tinh vi hơn, không còn dùng lực lượng công an, bộ đội trực tiếp bắn giết như xưa, để phải lộ ra cái thú tính và mang tiếng một hình ảnh xấu như một quái thai của thế kỷ trước nhãn quan quốc tế, vì thế đảng và nhà nước đã nghĩ ra thượng sách là cho công an mặc thường phục, liên kết với một đám du đãng đầu trộm, đuôi cướp tấn công hành hung dân như đã từng xẩy ra tại Thái Hà, Bát Nhã, Đồng Chiêm hay đối với “dân oan” khiếu kiện nhà đất... Làm như thế sẽ tránh được tiếng là dã man đểu cáng, nếu quốc tế có trách thì cũng chỉ trách hệ thống trật tự xã hội qúa kém, không đủ sức giữa gìn trật tự an ninh cho xã hội, điều này đảng và nhà nước hứa sẽ “khắc phục” để chuyển hoá sang một hình thức khác tốt đẹp hơn.
Riêng mặt đối ngoại, đảng và nhà nước CSVN cũng tỏ ra “Trí tuệ” hơn để thực hiện câu tục ngữ “Dĩ HoàVi Qúy” rộng rãi hơn.... Vừa có lợi cho đảng mà không sợ thất lễ với quan thầy Trung cộng, dù chỉ là lời nói xuông mang tính đãi bôi.
Duyệt lại một năm vừa qua, sau khi Trung cộng khoanh vùng biển đông hầu như lấy gần hết lãnh hải của đất nước, nhưng đảng và nhà nước CSVN vẫn một mực kính cẩn tung hô cái tình hữu nghị “mội hở răng lạnh” với tinh thần ”bốn tốt và mười sáu chữ vàng”. Cũng vì vậy trong năm 2009 vừa qua ngư dân Trung cộng đã xâm phạm phần lãnh hải còn lại của Việt Nam là 130 lần, nhưng hầu như đảng và nhà nước ta cũng chỉ có lên tiếng chút đỉnh năn nỉ “dừng vi phạm vậy nữa khó xử lắm”. Ngược lại, ngư dân mình lở có vi phạm chút đỉnh, hang bị ghép vào vi phạm lãnh hải của họ thì coi như “Đời tàn trong ngõ hẹp”. Không những mất của còn mất cả mạng, hay ít nhất khi được thả về thì cũng đã trở thành một loại “èo uột khó nuôi”.
Câu chuyện vất vả, ngược xuôi với một cái tết chưa xong, người dân lại nhận được một cái tin như sét đánh ngang đầu, khiến những ai quan tâm đến đất nước đều cảm thấy choáng váng, từ người bình dân đến trí thức, kể cả thành phần đĩ diếm ma cô, dù là được liệt kê vào thành phần cặn bã của xã hội. Nhưng rất tiếc thành phần cốt cán trong guồng máy đảng và nhà nước lại cho đây là một sự “đột phá’ siêu việt mà có lẽ chỉ có những “Đỉnh cao trí tuệ” như đảng và nhà nước CSVN mới đủ khả năng suy nghĩ và thực hiện một cách rất tinh vi như thế này. Không tặng, không nhượng, Trung cộng không cần xâm lăng, chỉ ký hợp đồng thuê một số tỉnh biên giới phía Bắc với thời gian là 50 năm là xong. Sự kiện này có lẽ đã xẩy ra từ lâu, đến nay bị bại lộ, thì đám Trung ương lại tỏ ra ngây thơ không biết gì, họ cho đây chỉ là những hành động đơn lẽ của các tỉnh. Do đó, đảng và nhà nước cũng đã “kêu gọi các tỉnh nên ngưng việc cho mướn đất”. Và cũng chẳng thấy có một hành động nào hay biện pháp chế tào nào với tội trạng nghiêm trọng này. Như vậy cái guồng máy CSVN là cái giống gì, luật pháp ở đâu sao không đem ra áp dụng trong trường hợp này mà chỉ biết dùng luật để bịt miệng dân. Một việc hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của đất nước mà đảng coi như chuyện vui chơi, chỉ khuyến cáo vài lời là xong hay sao? Một điều vô lý hơn nữa, khi đại diện chính quyền cho ngoại kiều mướn đất mà bộ ngoại giao cũng không biết. Như thế, nguyên tắc và hệ thống bang giao nằm ở đâu, hay vì sự liên hệ chủ và tớ nên phải khác, đại khái sao cũng được. Điều này chứng tỏ đã có sự thoả thuận từ trung ương đến địa phương, nếu không thì đảng và nhà nước CSVN chỉ là một đám thổ phỉ ô hợp, thuộc loại “Quân Hồi Vô Phèng” chẳng ra cái gì cả, như thế xét ra còn tện hơn một bọn ma cô trong làng chơi.
Cung trong sự kiện cho Trung cộng mướn đất, đại đa số nhận định, chẳng qua đây chỉ là một sự đổi mới, đột phá về đường lối và tư tưởng, cống hiến đất đai và tài nguyên cho quan thầy cách tinh vi hơn, cùng lắm chỉ cần cách chức vài tên Tỉnh Ủy lấy lệ, nhưng hợp đồng đã ký rồi, không thể thay đổi. Như vậy đất nước sẽ ra sao?... Có lẽ ai cũng biết một khi thuê mướn đất như vậy, Trung công sẽ có toàn quyền khai thác mọi mặt, họ có quyền thiết lập hệ thống hành chánh, quân sự, tình báo, giáo dục, y tế ... Nó cũng tưạ như người Anh mướn Hồng Kông 99 năm trước đây mà thôi.
Cũng trong vấn đề này, một số người lo xa, không biết sau 50 năm Trung cộng có trả lại hay không, và trả như thế nào?... Tuy nhiên, một số người khác thực tế hơn nêu ra vấn đề, không biết trong vòng 50 năm tới đây, với tham vọng bành trướng cuả Trung cộng và bản chất tay sai của CSVN, không biết đất nước có còn không, nói gì đến chuyện trả lại hay không.
Song song với sự kiện này, một số cơ quan truyền thông Việt ngữ đưa tin, ngay ngày mồng một tết xuất hiện một số truyền đơn kêu gọi dân chủ của một vài đảng phái chinh trị tại hải ngoại, hiện tượng này cũng là một đề tài bàn tán, và cũng nhiều người cho rằng đây cũng có thể là một trái khói mù, tập trung dư luận để làm nhạt dần sự kiện bán nước cuả CSVN qua hình thức cho trung cộng thuê đất một số tỉnh biên giới phiá bắc, không có gì để lạc quan trong đấu tranh đòi tự do dân chủ và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Xoay quanh trong câu chuyện đầu năm, tại một số tổ chức trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng bị một số thành phần đảng phái tả khuynh lũng đoạn, tạo ra nhiều những biến động nhiêu khê, gây phân hóa hầu giảm thiểu niền tin trong đấu tranh từ nhiều giới đồng bào trong cũng như ngoài nước. Hiện tượng mới nhất gây nhiễu loạn và phân hoá là một cuộc biểu tình tại Pháp, cũng mang ý nghĩa chống CSVN, nhưng Ban Tổ Chức không cho mang cờ Vàng và giải thích “vì có thành phần du sinh tham dự nên sợ họ dị ứng với lá cờ vàng mà không tham gia”. Như vậy, thử hỏi du sinh là gì ? Và cộng đồng người Việt tại hải ngoại nghĩ sao về vị trí và thân phận, để lại phải chối bỏ căn cước tỵ nạn của mình chỉ vì một nhóm du sinh CSVN. Trước sự kiện này, đa số lại nhớ đến chủ trương nối kết du sinh, hoà đồng, cùng canh tân đất nước của đảng Việt Tân. Để chứng minh cho điều này, đi ngược dòng thời gian khi hiện tượng Trung cộng chính thức lấy Hoàng Sa, Bs Đoàn Trọng Việt và Gs Nguyễn Ngọc Bích thuộc đảng Việt Tân đã từng lên đài phát thanh Tiếng Nước Tôi, thảo luận và đồng kêu gọi, vì hoà đổng vơi du sinh, đi biểu tình chống Trung cộng không mang cờ gì cũng được hay mang cờ đỏ, vàng gì cũng được... Và tại Úc Châu, luận điệu này cũng được tung ra vận động vận động, nhưng rất tiếc họ không thành công bởi sự sáng suốt của đồng hương và Ban Chấp Hành Cộng Đồng sở tại... Bây giờ nhân việc CSVN cho Trung cộng “thuê đất” thì những trái hoả mù lại được tung ra.
Đầu năm, duyệt qua một số sự kiện chung như một tạp ghi để mong chia sẻ và cảnh giác cùng độc giả trong tinh thần đoàn kết đi tìm một muà xuân thực sự cho quê hương dân tộc. Do đó, trước tình hình mỗi ngày một bi đát của đất nước nói cung và cộng cuộc đấu tranh nói riêng. Mong rằng, chúng ta nên cảnh giác đi vào điểm chính trực diện với những hiện tượng hay sự kiện buôn dân, bán nước của CSVN. Đồng thời cảnh giác với những trận hỏa mù của đám việt gian, nằm vùng đang cố gắng tập trung dư luận vào nhũng điểm nhỏ nhặt mà quên đi mục tiêu lớn trong cái cảnh “Tham một bát, bỏ cả mâm” vậy.
• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

No comments:

Post a Comment