(Bản Việt-ngữ tự dịch từ bài WINNER AND LOSER đăng trong Đặc-San Anh-Ngữ THE VIETS của Hội Văn-Hóa Việt tại San José City College số Mùa Xuân năm 1996)
ĐỖ DOÃN QUẾ
Ở đời, trong bất cứ cuộc tranh-chấp nào nếu chung cuộc không hòa thì thế nào
cũng có kẻ thắng người bại.
Kẻ thắng, theo định-nghĩa, là người, là bên , đã vượt trội đối-phương và chiếm đoạt được bất cứ cái gì là đối-tượng của cuộc tranh-chấp. Đối-tượng ấy có thể là một ngôi nhà, một món tiền, một cái xe, hay ngay cả quyền-bính của một quốc-gia hoặc bất cứ vật gì có thể quan-niệm được
Thường thường thì bên thắng không những chiếm hưởng được đối-tượng của cuộc tranh chấp mà còn được thiên-hạ ngưỡng-mộ và thán-phục vì được coi là người
can-đảm, tài-ba, khôn-khéo, và đặc-biệt là đức-độ và có chính-nghĩa trong khi bên bại thì bị coi thường xem khinh như đồ hèn-nhát, ngu-đần, vụng-dại và cuối-cùng nhưng tệ hơn cả là xấu-xa, tà-ngụy.
Khổ thay, cái lối suy-xét thông-thường, phổ-biến này lại không phải lúc nào cũng đúng. Thực vậy, trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể thấy cơ man là những
trường hợp trong đó kẻ thắng không phải là người có chính-nghĩa. Đúng thế, ngoài cái việc bọn này khỏe hơn (được trang-bị đầy đủ hơn, có nhiều tiền bạc hơn v.v...) chúng còn có thể đã dùng những phương-cách đê-hèn đáng khinh bỉ để thắng đối phương. Các thí-dụ về chuyện này thì không hề hiếm thiếu, chúng ta hãy xem thử vài trường-hợp.
Một ngày nọ, vào buổi sáng, có hai tên côn-đồ trang-bị súng tiểu-liên UZI tối-tân đột-nhập một lớp mẫu-giáo trong một khu phố khang-trang. Bọn lưu-manh bắt tất
cả các em học-sinh làm con tin và đòi được nạp một số tiền là 1 triệu Mỹ-kim và một chiếc trực-thăng. Sau 2 ngày thương-lượng giòng-giã Cảnh-Sát đành phải chịu nhận điều-kiện của lũ cướp để cứu sinh-mạng các em bé. Thế là lũ côn-đồ được ngang-nhiên rời khỏi ngôi trường nhỏ với món tiền kếch-sù và 2 em bé bị chúng bắt đem theo để làm khiên che đạn cho chúng, ngay trước mắt
- 3 -
Cảnh-Sát. Chiếc máy bay rỗng và 2 em học-sinh được tìm thấy vài ngày sau trong một vùng núi non hiểm trở hoang-vu. Ai đã là kẻ thắng trong vụ này, và họ có phải là những vị anh-hùng hay không?
Trong một chuyện khác có hai anh em nhà nọ tranh giành nhau di-sản của cha mẹ, đó là một ngôi nhà do tổ-tiên xây cất lên từ đã lâu đời lắm rồi. Không những ngôi nhà này có những đồ trang-trí vô giá gắn bên trong do các vị tổ-tiên vốn là những nghệ-sĩ tài danh sáng-tác ra, mà nó còn là ngôi từ-đường nơi đặt bàn thờ, bài-vị tổ-tiên. Trong hai anh em thì một là người đức-độ, lương-hảo, đã cố gắng hết sức mình để coi sóc di-sản tiền nhân và chăm nom họ hàng quyến thuộc. Chiếu theo luật pháp quốc-gia, phong-tục địa-phương và di-chúc của cha mẹ thì người này được thừa hưởng di-sản vì không những anh ta là trưởng-nam mà lại còn là người hiếu hạnh nhất trong đám anh em. Ngược lại, người con kia thì là một tên vô-lại, một mối ô-nhục của gia-đình. Bởi vì y kết bè, kết đảng với lũ lưu manh và làm nhiều điều phi-
- 4 -
pháp nên y bị cha mẹ truất quyền thừa-hưởng di-sản. Cái động cơ duy nhất khiến cho y nhất quyết chiếm cho bằng
được ngôi từ-đường chỉ là cái giá-trị bằng tiền bạc của nó, và nếu y thắng được trong cuộc tranh chấp này thì y đã có sẵn một kế-hoạch bán phăng nó đi để lấy tiền tiêu sài
thỏa-thích . Sau bao nbiêu phen thất bại ê-chề cả về lý lẫn về lực tên lưu-manh giơ ngón đòn tận-mạng cuối cùng: y dọa rằng y sẽ đốt tiêu ngôi nhà nếu y không chiếm được nó. Và thủ-đoạn đê-tiện đáng khinh-bỉ này quả-nhiên đã có hiệu-lực bởi vì, không thể nào chấp nhận việc ngôi từ-đường thân yêu bị phá-hủy, người anh lương hảo đành gạt lệ rút lui, nhường ngôi nhà lại cho thằng em bất-lương. Trong xâu thẳm của đáy lòng mình người anh hiếu-hạnh thừa biết rằng thằng em côn-đồ của mình sẽ không ngần ngại gì mà không thực-hiện lời đe dọa của nó,
còn về phần mình thì anh ta không thể nào chịu nổi cái cảnh tượng nhìn thấy cơ-nghiệp của tổ-tiên bốc thành mây khói.
Anh ta ý-thức được rằng thôi thì cách tốt hơn cả là anh ta đành buông khí-giới chịu thua để cứu-vãn lấy ngôi từ-đường yêu-dấu . Người anh đức-hạnh có thể chấp-
- 5 -
nhận bất cứ sự đau khổ nào của cuộc tranh-chấp để bảo-vệ di-sản của tổ-tiên, nhưng nếu cuộc chiến chỉ đưa đến sự tàn-phá của di-sản này thì anh ta đành phải chấp nhận một sự hy-sinh còn to lớn hơn gấp bao nhiêu lần thế: đó là sự hy-sinh danh-dự. sự hy-sinh ưu-thế của mình, anh ta đành chịu đầu hàng. Trong trường hợp này ai là người thắng ?
Và y có xứng đáng để thắng không?
Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy nhưng tôi được nghe nói có một tác-phẩm nghệ-thuật rất nổi tiếng tên là “Kẻ Chiến Thắng” do một nghệ-sĩ tài danh mà tôi không biết hay đúng hơn đã quên mất tên sáng-tác ra. Bức tượng này nổi tiếng khắp hoàn vũ không phải vì cái vẻ đẹp của nó mà là vì cái tính cách độc-đáo của nó. Thật vậy, ai
cũng tưởng rằng bức tượng tạc một chiến-sĩ tươi cười bên những cành hoa khải-hoàn .
Nhưng thưa không, trái lại, đó là tượng một người bị dầy vò bởi hối-hận vì đã dùng những thủ-đoạn đáng khinh bỉ để chiến-thắng thành ra thay vì kiêu-hãnh với chiến-
tích của mình thì y lại xấu-hổ vì nó. Thật không có gì phải
- 6 -
lạ khi mà tác-phẩm nghệ-thuật này được vang lừng danh tiếng khắp hoàn-cầu kể từ khi nó ra đời cách đây mấy
trăm năm.
Nhưng ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều người đã dùng những thủ-đoạn đê-tiện để thắng nhưng vẫn không xấu-hổ về hành-vi của mình. Thay vì ngậm miệng lặng thinh thì lũ người này lại khua chiêng gõ mõ huênh-hoang khoe khoang thành tích của họ, thí-dụ như cứ mỗi ngày 30 tháng Tư thì lũ Việt Cộng lại vẫn rùm beng tổ-chức lễ mừng “chiến-thắng” của chúng, một thứ chiến thắng mà chúng không tài nào đạt đuoc nếu chúng không ngang nhiên vi-phạm Hiệp-Định Đình-Chiến Paris, một
Hiệp-định mà chúng đã long-trọng ý-kết cùng với Viêt-Nam Cộng-Hòa và nhiều quốc-gia khác.
Nhưng xin đừng lấy làm lạ! Bọn cộng-sản có một lối kiêu-hãnh riêng của chúng, đó la sự kiêu-hãnh là sát-nhân, lừa bịp và phản-quốc.
LS DO DOAN QUE
Thursday, March 4, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment