Sunday, September 27, 2009
Tang lễ của Annie Le, Mẹ đọc thơ tiễn biệt người con gái thân yêu
Khoảng 600 người, gồm gia đình và thân hữu đã tham dự lễ cầu nguyện và tiễn đưa Annie Le sáng hôm nay thứ Bảy 26 tháng 9 2009.
“Con sinh ra trong vòng tay thương yêu của mẹ. Là món quà quý giá nhất mà Chúa đã ban cho. Con qua đời khi tuổi còn quá trẻ. Buổi bắt đầu của những thành tựu lớn lao. Nhưng những ước mơ và hy vọng hôm nay đã theo con về nơi yên nghỉ.”
Đó là những câu mở đầu của bài thơ bà Vivan Van Le, mẹ của Annie đã viết bằng tiếng Việt trong cầu nguyện tại nhà thờ Công Giáo Holy Trinity tại El Dorado Hills, California sáng nay. Con trai của bà và cũng là anh của Annie Le đã dịch bài thơ sang Anh Ngữ trong thánh lễ trang nghiêm và cảm động.
Annie Lê được an táng gần thành phố nhỏ, Placerville, nơi những ngày còn nhỏ cô đã mơ ước tìm được thuốc có thể chửa trị được các bịnh nan y. Hôn phu của Annie Le, Jonathan Widawsky, có mặt và là một trong những người đưa quan tài của Annie Le.
Đại học Yale, trong một thông cáo báo chí cho biết trường sẽ tổ chức lễ tưởng niệm và thiết lập một học bỗng mang tên Annie Le để vinh dự cô.
NguoiVietBoston
(Những câu thơ được dịch theo ý từ bản tin Anh Ngữ của CNN)
Nguồn: http://nguoivietboston.com/?p=15721
>> Xem Tiếp!
Hãy Giữ Vững Phòng Tuyến Bắc Cali ơi!
Ngày 28-09-2009, giờ 00:43
Có thể sau khi nghiên cứu chiến trường chống cộng của NVHN, đảng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị đánh lớn ở San Francisco . Tại sao San Francisco ? Đây là một thành phố nổi tiếng về du lịch , một thương cảng lớn ở Bắc Cali, hơn nữa SF nằm gần các cộng đồng Bắc Cali như San Jose, Tri-City, Oakland, Sacramento... "Dùng nông thôn bao vây thành thị, dùng tỉnh thành bao vây thành phố" Kế hoạch VC xưa nay là dùng các nơi gần đó nhộm đỏ trước rồi tới các thành trì của NVHN chung quanh .
Năm 1994 với sự trợ giúp của Vũ Đức Vượng một Việt kiều thân cộng ở Bắc Cali đã đưa phái đoàn CSVN tổ chức 3 ngày Viet Expo tại Ford Mason San Francisco . Lúc đó đồng bào Bắc Cali đoàn kết như một khối sắt. Với sự yểm trợ ngày đêm của 4 tờ báo, 3 đài phát thanh đưa tin liên tục gần như 24/24 vận động cho cuộc biểu tình . Các tổ chức trong Liên Hội Bắc Califonia họp hành liên tục cùng chung với các hội đoàn khác để vận động tổ chức biểu tình . Các hội sinh viên trong vùng, Hội phụ nữ, Bô Lão đứng chung với các hội đoàn cựu quân nhân Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến , Không Quân , Hải Quân có mặt đầy đủ không thiếu người nào .
Tinh thần người Việt Quốc Gia tại Bắc Cali lúc đó là một tinh thần rèn trui bằng thép, đoàn kết như keo sơn đã dựng lên một trường thành vững chắc để ngăn chận sự xâm nhập của thế lực đỏ . Để chứng tỏ khả năng mình trong 3 ngày số đồng bào biểu tình chống VietExpo-94 lên trên 10,000 người . Đây là một cuộc biểu dương lớn nhất chưa từng có của cộng đồng Bắc California . Cờ Vàng đã dương cao ở các ngọn đồi chung quanh khu vực trải dài tới cảng Ford Mason và tràn ngập khu vực VietExpo CSVN . Sinh viên học sinh NVQG xâm nhập vào bên trong hội trường tố cáo tội ác CS đã làm cho 3 ngày triển lãm tuyên truyền CSVN bị thất bại hoàn toàn .
Từ năm 1994 trở về sau cộng đồng Bắc Cali tan rã ! Sự chia rẽ trầm trọng giữa Liên Hội Bắc Cali và Hội cựu tù nhân chính trị . Đài phát thanh, báo chí cộng đồng thay vì chống cộng lại đưa mũi dùi chống đối nhau . Đài phát thanh quê hương và Hội cựu tù nhân chính trị tổ chức biểu tình chống Liên Hội Bắc Cali, chống ông Vũ Văn Lộc , IRCC . Liên Hội Bắc Cali lùi vào bóng tối và sau đó tự giải tán . Hội cựu tù nhân chính trị với Đài Phát Thanh Quê Hương đã trở thành biểu tượng chống cộng giữ vững thành trì Bắc Cali một thời gian từ 1997-2001 . Sau năm 2001 bên trong nội bộ Cộng Đồng Bắc Cali xung đột để rồi chia thành 2,3 lực lượng chống đối nhau .
Sau năm 2001 Cộng Đồng Bắc Cali không còn là biểu tượng của thành trì Chống Cộng vững chắc như thời gian trước đây . Sự chia rẽ ngày càng thêm trầm trọng đã làm lợi cho sự xâm nhập của CSVN .
Năm 2006 CSVN trở lại Ford Mason tổ chức Vietnam's Day lần nữa tuy không còn vững như trước nhưng cộng đồng Bắc California cố gắng vận động đè bẹp chương trình Vietnam's Day .
Ngày 15-16 tháng 11 sắp tới , thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị tấn công thành trì Bắc Cali bằng một VietExpo mang tên "Meet Vietnam" được tổ chức ngay tại City Hall của San Francisco . Phó Thủ Tướng CSVN Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân đích thân chỉ huy trận đánh nầy .
Trong khi bọn Việt Gian và các tổ chức thân cộng ngày đêm hung hăng vận động cho tổ chức của chúng qua văn thư, email tràn ngập thì Cộng Đồng Bắc Cali giữ yên lặng . Sự yên lặng vì không đủ sức chống giữ thành trì hay sự yên lặng vì chấp nhận đầu hàng ?
"Bọn CSVN chưa dám tổ chức VietExpo "Meet Vietnam" ở Houston hay Nam Cali vì chúng nó sợ bị vỡ mặt" Đây là một lời nói tôi ghi nhận được từ một người bạn . Bắc Cali không khác gì Cao Nguyên năm xưa nếu Cao Nguyên bị thất thủ thì Sàigòn sẽ bị thất thủ . Muốn giữ vững Bắc Cali trong lúc nầy cần phải cầu viện sự đổ quân của Nam Cali và các cộng đồng lân cận là một sự việc làm cần thiết. "Meet Vietnam" do phó Thủ Tướng CSVN Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân chỉ huy nên chúng ta không thể xem thường .
Tôi là một phụ nữ ở Bắc Cali trong một thành trì gần như bị thất thủ tôi mong các cộng đồng Bắc Cali hãy bỏ qua mọi dị biệt trong lúc nầy để cùng nhau chống lại sự xâm nhập của thế lực đỏ CSVN . Chúng ta không thể ngồi yên để bọn CSVN tung hoàng ngay trên mãnh đất chúng ta đang ở .
Nguyễn Thị Sông Hương
===================================
Ngày 28-09-2009, giờ 06:35
Chào chị Nguyễn thị Sông Hương,
Đọc bài viết của chị, tôi không khỏi thấm nghẹn và chua sót cho tinh thần chống Cộng của mọi người Việt ly hương có lòng trăn trở với nỗi đau của đồng bào & tình hình thảm hại của đất nước do tập đoàn Việt gian cộng sản gây ra .
Thưa chị, những điều chị trình bày như là ý kiến của một người Việt ở xa cộng đồng Bắc Cali, nhưng cuối cùng chị cho biết chị là một cư dân sống trong vùng Bắc Cali, nên tôi cũng muốn chia xẻ những điều tôi suy nghĩ .
Nếu ai đã từng quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng của người Việt Bắc Cali, chắc chắn sẽ thấy rõ: bọn gian xảo chẳng thể nào "chui sâu vào quần chúng" -ta được . Không chóng thì chày, bọn "chó ghẻ" đó cũng phải rơi rớt mặt nạ để mọi người nhìn thấy rõ bộ mặt thật của chúng nó .
Chị nói đến Liên Hội Người Việt Bắc Cali tự tan rã, đó chẳng qua vì những việc làm không vì chính nghia mà chỉ vì lợi nhuận . IRCC VVL bị đài phát thanh QH, do bà Đoan Trang làm "dám" đốc, một thời đòi "sống mái" với ông VVL, bao nhiêu tội "tham tiền" cuả VVL bị khui ra, người Việt đều ngao ngán . VVL bán mất danh dự cũng chỉ vỏn vẹn là con số nhỏ ... Đài phát thanh QH, Đoan Trang phất lên như diều gặp gió vì đi theo đúng con đường - hợp lòng dân -
Bao lần đài phát thanh QH kêu gọi đồng bào ủng hộ anh Lý Tống trong trại tù Thái Lan, chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh trong nhà tù Dublin, Cali, biểu tình chống văn công VC ... đều được đồng bào khắp nơi hưởng ứng . Khí thế chống cộng, sôi nổi, và thật là một thành trì chống cộng tưởng như là kiên cố .
Thế nhưng, chỉ vì những "phân" của tài phiệt, "phân" của thành phố (qua tay bà nghị viên Madison" mà tất cả những kẻ từng coi nhau như tử thù, từng rủa xả nhau là Việt gian, tay sai của VC, đặt cho nhau cái tên để đời như gọi Cao Són là "ký giả đi bằng đầu gối", gặp ký giả ở đâu là đồng bào khinh bỉ, đòi tát, đòi cú đầu, phù mỏ ... Nhất là một thời đài phát thanh QH, bà Đoan Trang đã rỉ rả hết ngày này qua ngày nọ thách thức đối thoại với Mặt Trận (tức đảng Việt Tân) về những hành vi "Khiến cháng" và cái chết của Hoàng Cơ Minh cùng những chiến sĩ kháng chiến tử trận tại biên giới Lào ...
Ngày nay tất cả bọn người kia lại ngồi chung, công kênh nhau, cùng chịu hợp tác cầm loa cho bà nghị viên Madison Nguyễn để bà nghị viên đủ sức ngang bướng, hống hách xem thường cư dân người Việt tại Bắc Cali ...
Tôi nói, quí vị nào chưa tin, hãy tìm kiếm tất cả những bài báo, đoạn video liên quan đến vấn đề đặt tên cho khu thương mại thì sẽ hiểu rõ hết .
Như vậy rõ mặt của bọn con buôn chính trị, đấu tranh chống cộng vì Đô La! Cư dân người Việt tại Bắc Cali chỉ bị mắc lừa một lần, chứ làm sao có thể bị chúng lừa lần thứ hai, thứ ba ?...
Bỏ qua mọi dị biệt ư ? dị biệt có chăng là sự chênh lệch của những đống "phân" mà tài phiệt và Việt cộng hứa hẹn nhả ra . Chắc chắn chúng không quay đầu lại với Cộng Đồng Người Việt vì "con chó đã lỡ ngoạm phải cục xương thì làm sao còn hơi sức để sủa nữa hả chị Sông Hương?
Còn lại Cộng Đồng người Việt Bắc Cali chỉ có tấm lòng, tiền bạc ít ỏi, quyên góp rất khó khăn - nhưng không vì thế mà Cộng Đồng Người Việt bỏ ngõ để VC tung hoành .
Phú Yên
=====================================
*nguồn: http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=9083
>> Xem Tiếp!
Lật chồng báo cũ: Ký giả Der Spiegel phỏng vấn Cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
*Trương Nhân post( Ngày 27-09-2009, giờ 12:08)
(tài liệu lịch sử: Tác giả: Der Spiegel – Vô Thường dịch)
SPIEGEL: Thưa ông Thiệu, trong suốt 5 năm từ 1968 đến 1973, Hoa Kỳ đã nổ lực đàm phán hòa bình cho Việt Nam. Trưởng đàm phán của Mỹ, Henry Kissinger đã mô tả chi tiết trong hồi ký của mình về ông, với tư cách là Tổng thống Nam Việt Nam, đã phá hoại những nỗ lực của ông ta như thế nào nhằm mang hòa bình cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm, tổn thất hàng triệu nhân mạng và như muốn “bóp nát trái tim Hoa Kỳ” như lời của Kissinger nói. Tại sao ông lại cản trở như vậy?
Ông Thiệu: Điều đó hoàn toàn vô lý. Nếu như tôi ngăn cản thì đã không thể có chuyện dàn xếp hòa bình trong năm 1973. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp khi chứng kiến những hậu quả xảy ra tại Việt Nam. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ. Với tư cách là tổng thống Việt Nam, tôi có nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.
Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng Thống Nixon và Tiến Sĩ Kissinger rằng rũ bỏ vài vị thế không mấy quan trọng tại một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam có thể không có nhiều ý nghĩa đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, nhưng đối với chúng tôi đó là vấn để giữa sự sống và cái chết của toàn bộ một đất nước.
SPIEGEL: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đã đồng ý dàn xếp hòa bình. Nhưng ông ta nói lý do chính khiến phải mất nhiều thời gian vì ông đã cản trở quyết liệt và lý do thực chất ông không bao giờ phản đối các đề xuất của Mỹ vì ông tính toán rằng tất cả những đề xuất đó sẽ bị Hà Nội bác bỏ.
Ông Thiệu: Không đúng như vậy. Chỉ mất thêm hơn 2 hoặc 3 ngày hay 2 hoặc 3 tháng để chấm dứt cuộc chiến đã diễn ra gần 30 năm. Tôi nhận ra cuôc chiến này là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, trong đó họ là người đã viện trợ cho chúng tôi. Có thể vì vậy mà người Mỹ tỏ ra vội vàng như thế. Tuy nhiên, chúng tôi cần một nền hòa bình vững chắc.
SPIEGEL: Kissinger ám chỉ rằng ông không thật sự muốn có một giàn xếp hòa bình và hy vọng Bắc Việt cũng sẽ ngoan cố giống như ông. Vì vậy, ông ấy quả quyết dù ông đã đồng ý nhiều đề nghị của phía Mỹ nhưng không bao giờ muốn phải tuân thủ những đề xuất đó, vì trong bất cứ trường hợp nào ông không tin là thỏa thuận sẽ đạt được. Ông có lừa bịp trong đàm phán với hy vọng ông sẽ không bao giờ phải nói rõ hết ý định của mình?
Ông Thiệu: Không. Một quốc gia phải chịu đựng nhiều như thế trong suốt hơn 30 năm không thể nào bị kết tội là muốn kéo dài cuộc chiến. Kissinger muốn tiến hành nhanh để lính Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được phóng thích. Và có thể vì chính phủ Mỹ muốn vội vã thoát ra, “cắt và chạy”.
Họ có thể thoát khỏi cuộc chiến. Chúng tôi phải ở lại Nam Việt Nam. Chúng tôi có đủ mọi quyền để đòi hỏi một sự giàn xếp hòa bình toàn diện, không phải chỉ là một nền hòa bình trong 2 hoặc 3 năm rồi sau đó lại thêm một cuộc chiến 30 năm khác.
SPIEGEL: Vậy tại sao ông dự tính trước Hoa Kỳ theo như Kissinger báo cáo, bằng việc tự mình đề nghị Hoa Kỳ rút quân tại cuộc họp ở Midway tại Thái Bình Dương vào tháng 6 năm 1969?
Ông Thiệu: Thậm chí trước cuộc họp ở Midway, việc Hoa Kỳ có ý định rút quân là không có gì bí mật. Tôi muốn nhắc cho anh nhớ rằng tin tức về kế hoạch rút một số lượng quân Mỹ đã loan tải trên toàn thế giới trước cuộc họp Midway. Tại sao? Tôi cho đó là vì chính phủ Mỹ muốn thăm dò dư luận, tiết lộ thông tin cho báo chí và đưa chúng tôi vào sự việc đã rồi.
SPIEGEL: Như thế ông đã hiểu rõ được sự việc?
Ông Thiệu: Vâng đúng vậy. Cuộc họp Midway nhằm hai mục đích. Nó mang đến cho hai tân tổng thống một cơ hội để hiểu về nhau và đàm phán về vấn đề Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rỏ trong nghị trình đó là kế hoạch rút quân Mỹ đầu tiên. Tôi không hề ảo tưởng và tôi nắm bắt được tình hình. Không có gì phải lo lắng và tôi cảm thấy rất tự tin.
SPIEGEL: Khi đề xuất việc rút quân, ông có thật sự nghĩ rằng ông có thể tự tiến hành chiến tranh và cuối cùng giành thắng lợi trong cuộc chiến – một cuộc chiến tranh mà hơn 540.000 quân Mỹ và bộ máy quân sự hùng mạnh của Hoa Kỳ đã không thể thắng nổi? Thật khó để tin vào điều đó.
Ông Thiệu: Không. Thật ra tôi không phải là người đề nghị. Tôi chỉ đơn giản là chấp thuận. Tôi đồng ý đợt rút quân Mỹ đầu tiên vì Tổng Thống Nixon đã nói với tôi rằng ông ấy có một số vấn đề quốc nội và việc rút quân chỉ hoàn toàn mang tính tượng trưng. Ông ta phải có ý kiến công chúng và Quốc Hội phía sau. Nhưng tôi cũng nói với ông ấy rằng ông ta phải chắc chắn Hà Nội không xem đợt rút quân đầu tiên như là một dấu hiệu yếu kém của Hoa Kỳ.
SPIEGEL: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?
Ông Thiệu: Không. Tôi có thể hình dung đó có thể là bước đầu tiên trong biện pháp giảm quân số. Tôi khổng thể nào tưởng tượng nổi Hoa Kỳ sẽ vứt hết tất cả và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã đề xuất với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm nên được tiến hành từng bước, đến khi khả năng chiến đấu và sự cũng cố quân đội Nam Việt Nam cho phép Việt Nam có thể đứng trên đôi chân của chính mình, tùy thuộc vào viện trợ kinh tế và quân sự.
Quan trọng hơn, tôi đã kiến nghị ông ta có thể yêu cầu Hà Nội đổi lại cũng có hành động tương tự. Người Mỹ hoàn toàn đồng ý với tôi về…. …
SPIEGEL: ….và rút quân tượng trưng?
Ông Thiệu: Tôi nhận ra cuộc chiến Việt Nam cũng gây ra những vấn đề bên trong nước Mỹ. Và Tổng thống Nixon nói ông cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó.
Khi tôi ở Hán Thành và Đài Loan một tuần trước đó, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân mà tôi bàn bạc với Tổng thống Nixon trong cuộc đàm phán tại Midway chỉ mang tính tượng trưng. Nhưng tôi đã chỉ ra rằng chúng tôi không thể ngăn ngừa việc Hoa Kỳ rút toàn bộ quân nếu họ muốn. Vì vậy sẽ là khôn ngoan hơn khi yêu cầu Mỹ rút quân từng bước và cùng lúc đó cung cấp viện trợ để chúng tôi xây dựng một quân đội Nam Việt Nam vững mạnh và hiện đại để thay thế người Mỹ. Tôi không bao giờ yêu cầu quân đội Mỹ ở lại Việt Nam mãi mãi.
SPIEGEL: Quân Mỹ đã đặt tại Nam Hàn và Tây Đức.
Ông Thiệu: Nhưng chúng tôi là những người rất tự trọng. Chúng tôi đã nói với họ chúng tôi cần cấp viện và vũ khí nhưng chúng tôi có đầy nhiệt huyết trong huyết quản và thừa binh lính.
SPIEGEL: Ông mô tả thế nào về tình cảnh của mình khi đó? Chỉ vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Melvin Laird đã đề ra “Việt Nam hoá”. Người Mỹ trước đó đã nói về cuộc chiến “phi Mỹ hóa”. Không phải chỉ tên gọi này thôi cũng đã nói rõ ràng là Hoa Kỳ có ý định rút quân một cách nhanh chóng?
Ông Thiệu: Khi ông Nixon đến Sài Gòn vào tháng 7 năm 1969, ông ta nhắc lại rằng ông cần có công chúng Mỹ phía sau. Tôi hiểu vị thế của ông ta. Nhưng ông ấy không bao giờ lý giải rút quân có nghĩa là cắt giảm nghị trình có hệ thống và theo sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói về những khó khăn trong nước tại Mỹ và đề nghị tôi giúp. Ông nói “giúp chúng tôi để giúp các anh”. Tôi trả lời “Tôi sẽ giúp các ông để có thể giúp chúng tôi”. Tại cuộc họp chúng tôi lại bàn về vấn đề rút quân từng phần.
SPIEGEL: Nhưng không đặt ra lịch trình?
Ông Thiệu: Không. Và Ông Nixon lại hứa là bất kỳ đợt rút quân nào cũng sẽ tương xứng với những biện pháp tương tự của phía Bắc Việt và sẽ phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như đi kèm với những viện trợ thêm vể quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.
SPIEGEL: Tại thời điểm đó ông có nhận ra Hoa Kỳ đã sẵn sàng đơn phương rút quân nếu cần thiết?
Ông Thiệu: Có, tôi có nghi ngờ điều đó. Nhưng khi đó tôi vẫn rất tự tin và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.
SPIEGEL: Có thể ông đúng khi nhận định như vậy. Rỏ ràng trong cuốn sách của Kissinger, chính quyền Nixon không thể “chiến thắng một cách dễ dàng một chiến dịch có liên can đến hai chính quyền, năm quốc gia đồng minh và ba mươi mốt ngàn người chết như thể chúng ta chuyển một đài truyền hình”.
Người Mỹ rỏ ràng muốn thoát ra khỏi Việt Nam bằng đàm phán. Họ không muốn đơn phương rút quân trừ khi họ buộc phải làm điều đó. Ông có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về các cuộc đàm phán giữa Washington và Hà Nội?
Ông Thiệu: Chiến tranh đã quá đủ với chúng tôi và chúng tôi quyết định chấm dứt cuộc chiến bằng đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những lực lượng đã xâm chiếm đất nước phải rút quân. Tất cả chỉ có vậy.
SPIEGEL: Ông oán trách sự sụp đổ của Nam Việt Nam trong năm 1975 chủ yếu được quy cho thực tế rằng quân đội Bắc Việt được phép ở lại miền Nam thậm chí sau khi Hiệp định Hòa bình Paris đã ký kết. Ông khẳng định ông chỉ bỏ qua sự hiện hiện của Bắc Việt trong khi hiệp định đang đàm phán và họ phải rút quân khi đàm phán kết thúc.
Nhưng Kissinger khẳng định trong cuốn sách của mình: ông không hề đưa ra phản đối với đề xuất của Mỹ về vấn đề này cho đến tháng 10 năm 1972.
Ông Thiệu: Đó là lời dối trá vô giáo dục nhất từ phía Kissinger khi nói tôi đồng ý cho quân Bắc Việt lưu lại miền Nam. Nếu tôi đồng ý ngay từ đầu như Kissinger đã nói, thì tôi đã không phản đối kịch liệt khi ông ta cho tôi xem bản dự thảo hiệp định, trong đó không hề chứa đựng bất kỳ điều khoản nào về vấn đề rút quân của Bắc Việt.
Đó là điểm quan trọng nhất mà tôi đã đấu tranh trong suốt quá trình đàm phán hoà bình. Từ đầu đến cuối, tôi yêu cầu Kissinger buộc Hà Nội rút quân và giải thích cho ông ta rằng sẽ chẳng có hiệp định nào hết trừ khi Bắc Việt thực thi điều đó.
Sau nhiều ngày tranh luận quyết liệt, Kissinger cuối cùng thú nhận với tôi:
“Thưa ngài Tổng thống, điều đó không thể thực hiện được. Nếu được tôi đã làm. Vấn đề đã được đặt ra cách đấy 3 năm nhưng Liên Xô sẽ không chấp nhận”. Sau đó tôi nhận ra Chính phủ Hoa Kỳ đã nhượng bộ yêu cầu của Liên Xô và đó là điều làm tôi thất vọng nhất.
SPIEGEL: Có thể Liên Xô không có lựa chọn khác, vì Bắc Việt phủ nhận xem Nam Việt Nam như là một ngoại quốc và thậm chí có khi họ phủ nhận Bắc Việt có quân đội thường trực tại Nam Việt Nam.
Ông Thiệu: Chúng tôi đã ở trong chiến tranh hơn 20 năm và chúng tôi biết không bao giờ tin vào những gì Nga Xô và Bắc Việt nói. Bắc Việt có quân đội tại Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Tôi nghĩ thậm chí một người mù cũng có thể nhìn thấy điều đó. Để chấm dứt chiến tranh, chúng ta phải nhìn vào thực tế, chứ không phải nghe những gì kẻ thù đang nói.
SPIEGEL: Ông có đặt ra những điểm này với Kissinger?
Ông Thiệu: Tất nhiên và cả với Tướng Haig. Tôi hỏi ông ta: “Tướng Haig, ông là một vị tướng và tôi cũng là một vị tướng. Vậy ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép lực lượng kẻ thù lưu lại trên đất nước mà họ đã xâm chiếm?”. Tôi hỏi ông ta: “Liệu ông có cho quân Liên Xô đóng trên lãnh thổ Mỹ và nói rằng ông đã đạt được dàn xếp hòa bình với Liên Xô?”.
SPIEGEL: Ông ấy nói thế nào?
Ông Thiệu: Ông ta không nói gì cả. Làm sao ông ta có thể nói gì – điều đó thật phi lý. Ông ta nói gì đây?
SPIEGEL: Kissinger đã đưa ra câu trả lời trong cuốn sách của mình. Ông ấy nói Bắc Việt sẽ không thực hiện rút quân, vì Hà Nội sẽ không nhượng bộ trên bàn đàm phán những gì họ không bị buộc phải từ bỏ trên chiến trường.
Nhưng ông ta nói thêm, Hiệp định Hòa bình Paris chứa đựng một điều khoản nghiêm cấm bất kỳ việc xâm lấn thêm nào và kế luận: “điều này sẽ làm cho lực lượng Bắc Việt tại miền Nam hao mòn, làm tiêu hao sinh lực một cách tự nhiên”.
Ông Thiệu: Khi đàm phán với Cộng Sản, tôi cảm giác như Chính phủ Hoa Kỳ và cụ thể là tiến sĩ Kissinger hoàn toàn không biết gì về những trải nghiệm không mấy ngọt ngào của Pháp với Cộng Sản vào năm 1954 hoặc từ cuộc chiến Triều Tiên. Họ không biết gì về những cuộc hội đàm với Lào và Campuchia. Họ không biết làm thế nào để đối phó với Cộng Sản và làm thế nào để lý giải chiến lược và chiến thuật của họ.
Do đó chúng ta trở lại vấn đề làm sao tiến sĩ Kissinger, người đại diện cho một nước lớn và khoe khoang rằng ông ta là thương thuyết gia tài ba nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt sẽ không xâm chiếm Nam Việt Nam. Làm sao ông ta có thể tin như vậy?
Liệu ông ta có thể canh gác trên tất cả chốt biên phòng dọc biên giới của Campuchia, Lào và Nam Việt Nam. Thậm chí nếu chúng tôi có một triệu lính canh gác quốc tế, chúng tôi cũng không thể chứng minh là không hề có sự xâm chiếm nào. Làm sao ông ta có thể tin vào những gì Bắc Việt nói. Ông ta có thể tin vào Cộng Sản nhưng chúng tôi thì không. Đó là vì sao tôi khăng khăng yêu cầu Bắc Việt rút quân. Nếu Bắc Việt thật sự muốn có hòa bình, tại sao họ muốn ở lại?
SPIEGEL: Kissinger nói gì về điều đó?
Ông Thiệu: Ông ta có thể nói gì đây? Điều mà ông ta và Chính phủ Hoa Kỳ thật sự muốn là rút quân càng sớm càng tốt và đảm bảo tù binh Mỹ được phóng thích. Họ nói với chúng tôi họ muốn một giải pháp danh dự, nhưng họ thật sự muốn giải quyết mọi việc và thoát ra càng nhanh càng tốt mà không bị người dân Việt Nam và phần còn lại của thế giới lên án vì đã bỏ rơi chúng tôi trong cơn hoạn nạn. Đó là vấn đề của họ.
Nền hòa bình giả tạo
Spiegel: Kissinger viết ngay sau cuộc tiến công mùa Xuân của Bắc Việt năm 1972, vai trò có vẻ như đã bị đảo ngược. Bắc Việt bất ngờ muốn nối lại đàm phán, trong khi Nam Việt Nam lại muốn chiến đấu đến khi giành thắng lợi cuối cùng.
Ông Thiệu: Hoàn toàn vô lý! Tiến sĩ Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng?
Bắc Việt đã gây ra chiến tranh tại Nam Việt Nam. Chúng tôi muốn họ rút quân. Đó gọi là chiến thắng sao? Tôi không bao giờ yêu cầu người của Bắc Việt được xem là tù binh chiến tranh tại Nam Việt Nam. Tôi không bao giờ đòi hỏi Bắc Việt trả bồi thường chiến tranh. Tôi không bao giờ đòi hỏi Bắc Việt nhượng bộ lãnh thổ. Tôi không bao giờ yêu cầu có ghế trong chính phủ tại Hà Nội. Vậy Kissinger hiểu chiến thằng và chiến thằng toàn diện là gì?
Spiegel: Về vấn đề rút quân của Bắc Việt, theo Kissinger ngày 31 tháng 5 năm 1971 là một ngày quan trọng. Đó là thời điểm trong các cuộc đàm phán bí mật, Hoa Kỳ đã từ bỏ yêu cầu hai bên cùng rút quân. Tiến sĩ Kissinger nói ít nhất ba lần trong cuốn sách rằng ông đã được thông báo trước và ông đã đồng ý.
Ông Thiệu: Tôi không bao giờ đồng ý việc đơn phương rút quân. Sau cuộc họp Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng phần và cả hai bên cùng rút quân. Mỹ đã thay đổi lập trường và sử dụng chiến thuật thông thường nhằm ép buộc chúng tôi để chiếm lấy và đặt thanh gươm Damocles lên đầu chúng tôi, trích dần dư luận Mỹ với những nhận xét như: “ Bây giờ ông đang có một hình ảnh rất xấu tại Mỹ!”, hoặc: “Quốc hội sẽ cắt giảm viện trợ.”… Họ sử dụng lại chiến thuật cũ, tiết lộ cho báo chí và đặt chúng tôi vào việc đã rồi.
Nếu tôi từ chối dư luận sẽ quay sang chống đối tôi: “Ông ta đòi hỏi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ để Mỹ rút quân, ông ta sẽ không bao giờ để tù binh Mỹ trở về nhà”. Vì vậy tôi phải nhượng bộ. Không tự nguyện nhưng miễn cưỡng. Làm sao tôi có thể phản đối khi họ sẽ nói ngay rằng: “viện trợ sẽ bị cắt nếu ông không tuân theo”.
Spiegel: Kissinger nói ông luôn được tham vấn trước về tất cả mọi quyết định của Hoa Kỳ, dưới bất kỳ hình thức nào.
Ông Thiệu: Đúng, họ có bàn bạc với tôi, nhưng tất nhiên họ không muốn nghe tôi nói “không” đối các quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp áp lực đem lại cho họ hầu hết những gì họ muốn.
Spiegel: Kissinger giờ đây chỉ trích một cách cay đắng về cuộc tiến công Lào năm 1971. Ông ấy nói ông cho rằng cuộc tiến công mùa khô là rất cấp thiết. Vậy ý tưởng ban đầu là của ai?
Ông Thiệu: Đó là ý tưởng của họ. Trước đó rất lâu chúng tôi đã từng muốn tiến hành cuộc tấn công, nhưng chúng tôi không thể thực hiện một mình. Bây giờ Hoa Kỳ đề xuất nên chúng tôi vui vẻ đồng ý để chấm dứt cuộc chiến nhanh hơn. Đó là một chiến dịch liên quân Việt-Mỹ với các nhiệm vụ qui định rất rõ ràng: quân đội Nam Việt Nam có nhiệm vụ tiến hành chiến dịch tại Lào và lính Mỹ sẽ hỗ trợ tiếp tế bên ngoài Việt Nam, từ biên giới đến nơi giao chiến.
Spiegel:Tại sao? Vì quốc hội Mỹ rõ ràng đã cấm đoán quân Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?
Ông Thiệu: Tôi tin là vậy. Nhưng cũng bởi vì chúng tôi không có phương tiện tiếp tế cho binh lính và quan trọng nhất là chuyên chở thương binh ra ngoài. Điều đó chỉ có thể tiến hành bằng trực thăng và Hoa Kỳ là bên duy nhất có đầy đủ trực thăng. Không có trực thăng, chúng tôi không bao giờ đồng ý tiến hành chiến dịch tại Lào.
Spiegel: Kissinger nói binh lính của ông gặp vấn đề khi đưa ra yêu cầu không quân hỗ trợ, vì các đơn vị Việt Nam gần như không có những chuyên viên kiểm soát mặt đất được huấn luyện có thể nói được tiếng Anh.
Ông Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì đối với việc hỗ trợ của không quân. Chúng tôi không hề lo lắng nếu thỉnh thoảng không có không quân hỗ trợ, chúng tôi đã có pháo binh. Vấn đề là người Mỹ đã mất nhiều phi công trực thăng trong ba ngày đầu tiên của chiến dịch. Vì thế họ không sẳng sàng cất cánh theo lịch trình và với số lượng cần thiết. Điều đó đã trở thành một vấn đề lớn đối với quân đội Nam Việt Nam.
Spiegel: Có phải tinh thần binh lính đã suy sụp?
Ông Thiệu: Chúng tôi không thể chuyên chở binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả đến việc tiến hành chiến dịch.
Spiegel: Kissinger đưa ra một lý do khác giải thích tại sao chiến dịch thất bại. Ông ta nói ông đã ra lệnh cho binh sĩ của mình phải thận trọng khi di chuyển về phía Tây và ra lệnh chấm dứt chiến dịch toàn bộ ngay khi chịu tổn thất 3.000 binh lính. Kissinger cho rằng người Mỹ sẽ không bao giờ chấp thuận kế hoạch có hạn chế này và đã được thông báo đến cho họ.
Ông Thiệu: Đối với một quân nhân, ý tưởng đặt ra một giới hạn về số thương vong trước là rất vô lý. Tiến sĩ Kissinger phải là một người rất giàu trí tưởng tượng khi nói như thế. Chúng tôi chỉ có thể di chuyển về phía Tây xa đến mức mà trực thăng di tản có thể bay đến. Kissinger nói chúng tôi rút quân mà không hề thông báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái hơn 10.000 quân mà không hề thông báo cho người Mỹ?
Spiegel: Vậy là ông đã thông báo cho họ biết?
Ông Thiệu: Ồ tất nhiên. Và hãy để tôi kể cho anh nghe một câu chuyện. Khi đó tờ Time hay Newsweek gì đó đã đăng tải bức hình một binh sĩ Nam Việt Nam đang cố bám vào bộ phận hạ cánh của một chiếc trực thăng với chú thích “kẻ hèn nhát”. Tôi chỉ cười. Tôi thấy điều đó thật kinh khủng. Không thể nào ngăn cản một binh sĩ bị bỏ rơi khỏi những hành động như thế. Nhưng tờ báo đã nhục mạ binh lính Nam Việt Nam như là những kẻ hèn nhát và cùng lúc đó hoàn toàn che dấu một sự thật là phi công trực thăng Hoa Kỳ không có tinh thần chiến đấu trong chiến dịch này.
Spiegel: Một điểm cốt lỏi trong sự tranh cãi giữa Nam Việt Nam và Hoa Kỳ là vấn đề ngừng bắn. Theo Kissinger, Chính phủ Mỹ đã quyết định đề xuất một cuộc ngưng bắn trên chiến tuyến hiện hữu ngay đầu mùa hè năm 1970. Kissinger nói ông không những đồng ý mà còn chấp thuận đề xuất đó.
Ông Thiệu: Đúng vậy. Tôi cũng cho rằng ngưng bắn là một bước đầu tiên rất quan trọng để hoàn thành những nghĩa vụ của một thoả thuận hoà bình. Nhưng về vấn đề là ngay lặp tức – tôi nhắc lại một cuộc ngưng bắn ngay lặp tức thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi nói chúng ta phải xem xét điều đó một cách cẩn trọng. Không thể tuyên bố ngưng bắn cho đến khi đã có những suy xét cẩn thận về việc ai sẽ là người giám sát cuộc ngưng bắn và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có vi phạm, binh lính sẽ đóng ở đâu…
Spiegel: Kissinger viết: “Chúng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi đang cùng làm việc với Thiệu”. Người Mỹ không hiểu rằng ông đang áp dụng “chiến thuật lãng tránh của người Việt Nam đối với người nước ngoài”.
Ông Thiệu: Điều đó không bao giờ xảy ra với một nước nhỏ như chúng tôi, một nước nợ gần như tất cả mọi thứ của đồng minh lớn và vẫn đang yêu cầu cấp viện lâu dài, lại có thể chơi trò bịp bợm.
Spiegel: Nhưng ông phải nghĩ rằng cuộc chiến cuối cùng cũng thất bại khi Mỹ rút quân và Bắc Việt được phép duy trì quân đội tại Nam Việt Nam?
Ông Thiệu: Không hẳn như vậy, nếu chúng tôi tiếp tục nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ và Chính phủ Hoa Kỳ giữ lời hứa khi chúng tôi ký vào bản hiệp định. Thậm chí khi ký kết hiệp định, tôi vẫn nghĩ đó chỉ là một drôle de paix – một nền hòa bình giả mạo.
Nhưng chúng tôi vẫn tin chúng tôi có thể chống cự lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt nếu họ vi phạm các điều khoản của dàn xếp hòa bình. Chúng tôi có hai lý do để tin tưởng: thứ nhất, chúng tôi có một bảo đảm bằng văn bản từ Tổng thống Nixon, rằng Mỹ sẽ đáp trả bằng tất cả lực lượng nếu thoả thuận bị vi phạm.
Spiegel: Mặc dù ông ta không bao giờ nói là đáp trả như thế nào.
Ông Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được nhận đầy đủ viện trợ kinh tế và quân sự đến khi nào chúng tôi cần để chống lại sự xâm lăng của Bắc Việt. Liệu Chính phủ Mỹ có giữ đúng lời hứa đó? Cuộc chiến có thể tiếp tục nhưng Bắc Việt sẽ không thể lật đổ Nam Việt Nam.
Spiegel: Ông và Kissinger ít nhiều đồng ý về điểm này. Ông ta viết, toàn bộ chiến lược có thể thành công nếu Hoa Kỳ ở vào vị thế có thể hành động với tất cả những vi phạm giàn xếp hoà bình của Bắc Việt và tiếp tục cầp viện đầy đủ cho Nam Việt Nam. Cái gì đã sai? Kissinger đổ lỗi cho vụ Watergate và sự xói mòn của chính quyền hành pháp. Ông có thật sự nghĩ vụ Watergate phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại?
Ông Thiệu: Xin lỗi nhưng tôi không phải là một người Mỹ. Tôi không có trách nhiệm phải dọn dẹp trước hàng rào của họ. Nhưng nếu họ giữ lời hứa, đó sẽ là một cản trở tốt nhất đối với những sự xâm lăng thêm của Bắc Việt và có thể kết thúc chiến tranh.
Spiegel: Nếu Mỹ giữ lời hứa, ông có nghĩ bản hiệp định có thể dẫn đến một kết quả thành công toàn diện?
Ông Thiệu: Tôi tin có thể sẽ là như vậy.
Spiegel: Vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không phải quá tệ?
Ông Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một thỏa thuận tốt đẹp đối với chúng tôi. Đó là một thảo thuận giả tạo. Nhưng đó là phương kế cuối cùng. Anh phải hiểu là chúng tôi chỉ ký kết, như tôi đã nói, bởi vì chúng tôi có đảm bảo từ phía Chính phủ Hoa Kỳ và Hiệp định được bảo đảm bởi 12 quốc gia và Liên Hiệp Quốc.
Spiegel: Kissinger đưa ra bình luận một cách chua cay trong cuốn sách của mình về nhiều chính trị gia lớn. Nhưng ông ta có vẻ giành nhiều sự miệt thị đối với ông. Mặc dù ông ta ngưỡng mộ sự “thông minh”, “lòng dũng cảm” và “nền tảng văn hoá” của ông. Ôn ta chăm chú đến “sự điều hành tàn bạo”, “xấc láo”, “sự ích kỷ độc ác” và “ thủ đoạn gần như điên cuồng” của ông khi làm việc với người Mỹ. Ông nói gì về những gán gép này trong hồi ký của Kissinger?
Ông Thiệu: Tốt hơn là tôi không trả lời. Tôi thà không nói gì về ông ta. Ông ấy có thể nghĩ bất cứ điều gì ông ta thích về tôi, tốt hoặc xấu. Tôi thích nói về những gì đã thật sự xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.
Spiegel: Phải chăng ông đã đem đến cho ông ta một lý do nào đó để viết về ông theo một cách coi thường như thế này?
Ông Thiệu: Có thể ông ta ngạc nhiên vì phải làm việc với một người quá thông minh và tài giỏi. Cũng có thể có vài điều phải làm với tính phức cảm tự tôn của một người quá tự phụ. Có thể ông ta không thể tin rằng một người đối thoại Việt Nam lại bình đẳng với một người tự cho rằng mình rất quan trọng.
Để tôi kể anh nghe một chuyện khác, tôi cảm thấy thật buổn cười tại đảo Midway vì tôi không thể nào tưởng tượng nỗi những người như thế lại cực kỳ đê tiện. Trong dịp đó, ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi họp tại nhà của một sỹ quan hải quân Mỹ. Có ba cái ghế thấp và một cái cao hơn. Ông Nixon đã ngồi ở ghế cao hơn.
Spiegel: Giống như phim “Nhà độc tài vĩ đại” của Chaplin? Trong đó, Hitler đã ngồi ở một cái ghế cao để ông ta có thể nhìn xuống Mussolini đang ngồi tại ghế thấp hơn.
Ông Thiệu: Nhưng tôi đã tìm một cái ghế khác cao ngang bằng cho tôi trong giờ nghỉ để cùng cấp với Nixon. Sau cuộc họp Midway, tôi nghe từ vài người bạn Mỹ của tôi rằng Kissinger không bao giờ trông đợi Tổng thống Thiệu trở thành một người như ông ta.
Spiegel: Kinssinger phàn nàn trong cuốn sách của mình rằng ông đã đối đãi với ông ta thật tệ hại trong cách cư xử cá nhân của mình, rằng ông đã bỏ cuộc hẹn lướt ván, Nixon thậm chí còn nói thêm, theo Kissinger, ông ta nói ông là “một thằng chó đẻ” và nói: “tính tàn bạo là tầm thường, anh sẽ không bao giờ được nhìn thấy, nếu…không đi cùng”.
Ông Thiệu: Xin lỗi nhưng tôi không có gì để nói về điều đó. Tôi được giáo dục đầy đủ và tôi từ chối trả lời những lời bình phẩm mất lịch sự và khiếm nhã như vậy.
Nếu tôi không tiếp đãi Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker, đó đơn giản là vì chúng tôi chưa đạt đến một điểm để có thể tiếp tục thảo luận với họ. Họ mất 4 năm vậy tại sao tôi buộc phải trả lời trong một giờ. Nếu người Mỹ có thể bỏ ra thời gian thì tại sao tôi lại không thể? Chúng tôi có thể phù hợp với họ nếu chúng tôi là những người ba phải, cái gì cũng đồng ý. Nhưng tôi không phải là một người ba phải và người miền Nam không phải là một quốc gia của những người ba phải, Quốc hội chúng tôi không phải là một Quốc hội của những người ba phải. Tôi phải bàn bạc với họ.
Spiegel: Tiến sĩ Kissinger viết rằng thái độ của ông đối với ông ta về cơ bản được xác định là “căm thù một cách độc đia”.
Ông Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Chắc chắn là có những cuộc tranh luận nảy lửa nhưng thái độ của tôi luôn luôn kềm chế bởi động cơ yêu nước.
Spiegel: Kissinger viết ông có vài điều kiện để đạt được “vị thế gần như là không thể”, trong đó ông tự nhận thấy. Ông có nhận ra dấu hiệu nào của điều kiện đó?
Ông Thiệu: Không. Tất cả những gì tôi nhận thấy là áp lực từ Chính phủ Mỹ.
Spiegel: Kissinger viết ông không bao giờ tham gia vào một cuộc đàm phán dựa trên khái niệm. Ông ấy nói ông “đấu tranh theo cách của người Việt Nam: gián tiếp, giản lượt, bằng phương pháp nhằm làm cạn kiệt hơn là làm sáng tỏ, luôn luôn chăm chọc nhưng không bao giờ giải quyết vấn đề thực tệ”
Ông Thiệu: Hãy đặt anh vào vị trí của tôi. Tôi đồng ý ngay từ đầu rằng: Chính phủ Mỹ nên tham gia đàm phán bí mật với Hà Nội. Kissinger nói tôi sẽ luôn luôn được thông báo. Đúng, tôi đã được thông báo. Tôi được nghe những gì ông ta chọn để nói với tôi. Nhưng tôi tin đồng minh của tôi sẽ không bao giờ lừa gạt tôi, dàn xếp thỏa thuận trên đầu tôi và bí mật bán đất nước tôi.
Nhưng, anh có thể tưởng tượng được không, chỉ bốn ngày trước khi ông ta ra Bắc Việt vào tháng 10 năm 1972, ông ta đưa tôi bản dự thảo hiệp định sẽ được ký tắt tại Paris bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải thẩm tra bản thảo bằng tiếng Anh từng điểm một.
Và bản thảo không phải được đưa ra bởi Nam Việt Nam và Hoa Kỳ mà là bởi Bắc Việt và Hoa Kỳ. Anh có tưởng tượng nỗi điều đó không? Theo logic thông thường Nam Việt Nam và Hoa Kỳ phải thỏa thuận về những điều kiện của dàn xếp hòa bình trước và sau đó Kissinger quay lại với chúng tôi nếu Bắc Việt đưa ra bất kỳ đề xuất trái ngược nào. Nhưng ông ta đã không làm như thế.
Thay vào đó, ông ta soạn thảo những điều khoản của hiệp định chung với Bắc Việt và đưa cho tôi xem bằng tiếng Anh. Hiệp định hoà bình sẽ quyết định số phận chúng tôi. Anh có tưởng tượng được tôi cảm thấy như thế nào khi chúng tôi thậm chí không thể nhìn thấy nguyên bản bằng chính ngôn ngữ của chúng tôi?
Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng nhận được bản tiếng Việt?
Ông Thiệu: Chúng tôi khăng khăng đòi hỏi, đòi hỏi và đòi hỏi và cuối cùng ông ta đồng ý, dù tất nhiên là miễn cưỡng. Và chúng tôi đã phát hiện ra nhiều cạm bẫy. Tôi hỏi Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker: “Ai đưa ra bản tiếng Việt?”. Họ trả lời “một người Mỹ rất giỏi từ trường Đại học Ngôn ngữ học Quốc tế tại Hoa Kỳ cộng tác với Bắc Việt”. Nhưng không người Mỹ nào có thể hiểu và viết tiếng Việt tốt hơn một người Việt Nam. Và không người Mỹ nào có thể làm việc với Cộng Sản Việt Nam bằng tiếng Việt giỏi hơn chúng tôi. Liệu đó có phải là cách ứng xử danh dự và ngay thằng của phía đồng minh?
Spiegel: Các giới chức cấp cao tại Mỹ nói đã từng nghĩ rằng tất cả những gì mà Kissinger theo đuổi là một khoảng thời gian hợp lý giữa việc rút quân Mỹ và sự sụp đổi cuối cùng của Sài Gòn. Kissinger nói trong cuốn sách của mình là điều đó không đúng. Ông nghĩ thế nào?
Ông Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của Chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.
Spiegel: Kissinger đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy điều đó không đúng.
Ông Thiệu: Người Mỹ cố gắng ép buộc chúng tôi đồng ý bản hiệp định. Nếu chúng tôi đồng ý, họ có thể hãnh diện là đã giải quyết mọi việc bằng một “thoả thuận danh dự”. Họ có thể nói với dân chúng tại quê nhà rằng: “Chúng tôi đang rút quân, chúng tôi đảm bảo tù binh sẽ được phóng thích”. Và có thể nói với phần còn lại của thế giới rằng: “Chúng tôi đã mang lại hoà bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ thì tuỳ thuộc vào người dân Nam Việt Nam. Nếu chính phủ liên hiệp có bị Cộng Sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự.”
Spiegel: Kissinger viết: “Chúng tôi có một nguyên tắc trong đàm phán đó là người Mỹ không phản bội những người bạn của mình”.
Ông Thiệu: Thôi được, vậy hãy nhìn vào vị thế hiện nay tại Nam Việt Nam, Campuchia và tất cả Đông Dương. Khi chúng tôi đàm phán thỏa thuận hòa bình với những đại diện của Chính phủ Mỹ, chúng tôi thường có cảm giác họ không chỉ chơi trò xỏ lá, mà họ còn thật sự là người đáng bị lên án trong hành động.
Spiegel: Ông có bao giờ cảm thấy biết ơn về những gì mà người Mỹ đã giúp đỡ cho đất nước ông? Kissinger nói trong cuốn sách của mình: “đánh giá cao về những gì được giúp đỡ không phải là một đặc điểm của người Việt Nam”.
Ông Thiệu: [Cười] Về những gì mà Kissinger viết trong sách, tôi nghĩ chỉ có người với một tinh thần bị méo mó mới có thể nghĩ như vậy, chỉ có thể xảy ra với một người có tính khí không bình thường. Ông ta ám chỉ trong cuốn sách của mình rằng ông ta sợ người Việt Nam sẽ trả thù những người Mỹ còn ở lại sau khi Washington đã bỏ rơi chúng tôi. Bây giờ và không bao giờ chúng tôi làm điều đó.
Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy biết ơn gì không?
Ông Thiệu: Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn. Sau khi chúng tôi có một cuộc bàn luận căng thẳng với Kissinger về từ ngữ của hiệp định hòa bình, vài thành viên của chính phủ tôi nói rằng sẽ là một ngày may mắn cho chúng tôi nếu Kissinger làm cho Nam Việt Nam bằng như những gì mà ông ta đã làm cho Bắc Việt. Tôi nói với họ nếu ông ta đàm phán một nền hoà bình đích thực với Bắc Việt, ông ta sẽ có cho riêng mình một đài kỷ niệm tại Nam Việt Nam giống như tượng của tướng McArthur tại Nam Hàn. Tiếc thay mọi chuyện đã không diễn ra như vậy.
Về hậu quả của hòa bình, tôi nghĩ tốt nhất là để tự người Mỹ phán quyết về những gì mà Kissinger đã làm cho Nam Việt Nam: những trại tập trung, nạn đói kém, hành hạ tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân mất tích trên Thái Bình Dương và nạn diệt chủng còn khủng khiếp và được tiến hành có hệ thống hơn cả nạn diệt chủng tại Campuchia. Kissinger không có lý do gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ta đã mang đến. Đó là mồ chôn của hòa bình.
SPIEGEL: Cảm ơn ông Thiệu đã giành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Nguồn: Der Spiegel
>> Xem Tiếp!
(tài liệu lịch sử: Tác giả: Der Spiegel – Vô Thường dịch)
SPIEGEL: Thưa ông Thiệu, trong suốt 5 năm từ 1968 đến 1973, Hoa Kỳ đã nổ lực đàm phán hòa bình cho Việt Nam. Trưởng đàm phán của Mỹ, Henry Kissinger đã mô tả chi tiết trong hồi ký của mình về ông, với tư cách là Tổng thống Nam Việt Nam, đã phá hoại những nỗ lực của ông ta như thế nào nhằm mang hòa bình cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm, tổn thất hàng triệu nhân mạng và như muốn “bóp nát trái tim Hoa Kỳ” như lời của Kissinger nói. Tại sao ông lại cản trở như vậy?
Ông Thiệu: Điều đó hoàn toàn vô lý. Nếu như tôi ngăn cản thì đã không thể có chuyện dàn xếp hòa bình trong năm 1973. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp khi chứng kiến những hậu quả xảy ra tại Việt Nam. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ. Với tư cách là tổng thống Việt Nam, tôi có nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.
Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng Thống Nixon và Tiến Sĩ Kissinger rằng rũ bỏ vài vị thế không mấy quan trọng tại một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam có thể không có nhiều ý nghĩa đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, nhưng đối với chúng tôi đó là vấn để giữa sự sống và cái chết của toàn bộ một đất nước.
SPIEGEL: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đã đồng ý dàn xếp hòa bình. Nhưng ông ta nói lý do chính khiến phải mất nhiều thời gian vì ông đã cản trở quyết liệt và lý do thực chất ông không bao giờ phản đối các đề xuất của Mỹ vì ông tính toán rằng tất cả những đề xuất đó sẽ bị Hà Nội bác bỏ.
Ông Thiệu: Không đúng như vậy. Chỉ mất thêm hơn 2 hoặc 3 ngày hay 2 hoặc 3 tháng để chấm dứt cuộc chiến đã diễn ra gần 30 năm. Tôi nhận ra cuôc chiến này là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, trong đó họ là người đã viện trợ cho chúng tôi. Có thể vì vậy mà người Mỹ tỏ ra vội vàng như thế. Tuy nhiên, chúng tôi cần một nền hòa bình vững chắc.
SPIEGEL: Kissinger ám chỉ rằng ông không thật sự muốn có một giàn xếp hòa bình và hy vọng Bắc Việt cũng sẽ ngoan cố giống như ông. Vì vậy, ông ấy quả quyết dù ông đã đồng ý nhiều đề nghị của phía Mỹ nhưng không bao giờ muốn phải tuân thủ những đề xuất đó, vì trong bất cứ trường hợp nào ông không tin là thỏa thuận sẽ đạt được. Ông có lừa bịp trong đàm phán với hy vọng ông sẽ không bao giờ phải nói rõ hết ý định của mình?
Ông Thiệu: Không. Một quốc gia phải chịu đựng nhiều như thế trong suốt hơn 30 năm không thể nào bị kết tội là muốn kéo dài cuộc chiến. Kissinger muốn tiến hành nhanh để lính Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được phóng thích. Và có thể vì chính phủ Mỹ muốn vội vã thoát ra, “cắt và chạy”.
Họ có thể thoát khỏi cuộc chiến. Chúng tôi phải ở lại Nam Việt Nam. Chúng tôi có đủ mọi quyền để đòi hỏi một sự giàn xếp hòa bình toàn diện, không phải chỉ là một nền hòa bình trong 2 hoặc 3 năm rồi sau đó lại thêm một cuộc chiến 30 năm khác.
SPIEGEL: Vậy tại sao ông dự tính trước Hoa Kỳ theo như Kissinger báo cáo, bằng việc tự mình đề nghị Hoa Kỳ rút quân tại cuộc họp ở Midway tại Thái Bình Dương vào tháng 6 năm 1969?
Ông Thiệu: Thậm chí trước cuộc họp ở Midway, việc Hoa Kỳ có ý định rút quân là không có gì bí mật. Tôi muốn nhắc cho anh nhớ rằng tin tức về kế hoạch rút một số lượng quân Mỹ đã loan tải trên toàn thế giới trước cuộc họp Midway. Tại sao? Tôi cho đó là vì chính phủ Mỹ muốn thăm dò dư luận, tiết lộ thông tin cho báo chí và đưa chúng tôi vào sự việc đã rồi.
SPIEGEL: Như thế ông đã hiểu rõ được sự việc?
Ông Thiệu: Vâng đúng vậy. Cuộc họp Midway nhằm hai mục đích. Nó mang đến cho hai tân tổng thống một cơ hội để hiểu về nhau và đàm phán về vấn đề Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rỏ trong nghị trình đó là kế hoạch rút quân Mỹ đầu tiên. Tôi không hề ảo tưởng và tôi nắm bắt được tình hình. Không có gì phải lo lắng và tôi cảm thấy rất tự tin.
SPIEGEL: Khi đề xuất việc rút quân, ông có thật sự nghĩ rằng ông có thể tự tiến hành chiến tranh và cuối cùng giành thắng lợi trong cuộc chiến – một cuộc chiến tranh mà hơn 540.000 quân Mỹ và bộ máy quân sự hùng mạnh của Hoa Kỳ đã không thể thắng nổi? Thật khó để tin vào điều đó.
Ông Thiệu: Không. Thật ra tôi không phải là người đề nghị. Tôi chỉ đơn giản là chấp thuận. Tôi đồng ý đợt rút quân Mỹ đầu tiên vì Tổng Thống Nixon đã nói với tôi rằng ông ấy có một số vấn đề quốc nội và việc rút quân chỉ hoàn toàn mang tính tượng trưng. Ông ta phải có ý kiến công chúng và Quốc Hội phía sau. Nhưng tôi cũng nói với ông ấy rằng ông ta phải chắc chắn Hà Nội không xem đợt rút quân đầu tiên như là một dấu hiệu yếu kém của Hoa Kỳ.
SPIEGEL: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?
Ông Thiệu: Không. Tôi có thể hình dung đó có thể là bước đầu tiên trong biện pháp giảm quân số. Tôi khổng thể nào tưởng tượng nổi Hoa Kỳ sẽ vứt hết tất cả và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã đề xuất với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm nên được tiến hành từng bước, đến khi khả năng chiến đấu và sự cũng cố quân đội Nam Việt Nam cho phép Việt Nam có thể đứng trên đôi chân của chính mình, tùy thuộc vào viện trợ kinh tế và quân sự.
Quan trọng hơn, tôi đã kiến nghị ông ta có thể yêu cầu Hà Nội đổi lại cũng có hành động tương tự. Người Mỹ hoàn toàn đồng ý với tôi về…. …
SPIEGEL: ….và rút quân tượng trưng?
Ông Thiệu: Tôi nhận ra cuộc chiến Việt Nam cũng gây ra những vấn đề bên trong nước Mỹ. Và Tổng thống Nixon nói ông cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó.
Khi tôi ở Hán Thành và Đài Loan một tuần trước đó, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân mà tôi bàn bạc với Tổng thống Nixon trong cuộc đàm phán tại Midway chỉ mang tính tượng trưng. Nhưng tôi đã chỉ ra rằng chúng tôi không thể ngăn ngừa việc Hoa Kỳ rút toàn bộ quân nếu họ muốn. Vì vậy sẽ là khôn ngoan hơn khi yêu cầu Mỹ rút quân từng bước và cùng lúc đó cung cấp viện trợ để chúng tôi xây dựng một quân đội Nam Việt Nam vững mạnh và hiện đại để thay thế người Mỹ. Tôi không bao giờ yêu cầu quân đội Mỹ ở lại Việt Nam mãi mãi.
SPIEGEL: Quân Mỹ đã đặt tại Nam Hàn và Tây Đức.
Ông Thiệu: Nhưng chúng tôi là những người rất tự trọng. Chúng tôi đã nói với họ chúng tôi cần cấp viện và vũ khí nhưng chúng tôi có đầy nhiệt huyết trong huyết quản và thừa binh lính.
SPIEGEL: Ông mô tả thế nào về tình cảnh của mình khi đó? Chỉ vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Melvin Laird đã đề ra “Việt Nam hoá”. Người Mỹ trước đó đã nói về cuộc chiến “phi Mỹ hóa”. Không phải chỉ tên gọi này thôi cũng đã nói rõ ràng là Hoa Kỳ có ý định rút quân một cách nhanh chóng?
Ông Thiệu: Khi ông Nixon đến Sài Gòn vào tháng 7 năm 1969, ông ta nhắc lại rằng ông cần có công chúng Mỹ phía sau. Tôi hiểu vị thế của ông ta. Nhưng ông ấy không bao giờ lý giải rút quân có nghĩa là cắt giảm nghị trình có hệ thống và theo sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói về những khó khăn trong nước tại Mỹ và đề nghị tôi giúp. Ông nói “giúp chúng tôi để giúp các anh”. Tôi trả lời “Tôi sẽ giúp các ông để có thể giúp chúng tôi”. Tại cuộc họp chúng tôi lại bàn về vấn đề rút quân từng phần.
SPIEGEL: Nhưng không đặt ra lịch trình?
Ông Thiệu: Không. Và Ông Nixon lại hứa là bất kỳ đợt rút quân nào cũng sẽ tương xứng với những biện pháp tương tự của phía Bắc Việt và sẽ phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như đi kèm với những viện trợ thêm vể quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.
SPIEGEL: Tại thời điểm đó ông có nhận ra Hoa Kỳ đã sẵn sàng đơn phương rút quân nếu cần thiết?
Ông Thiệu: Có, tôi có nghi ngờ điều đó. Nhưng khi đó tôi vẫn rất tự tin và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.
SPIEGEL: Có thể ông đúng khi nhận định như vậy. Rỏ ràng trong cuốn sách của Kissinger, chính quyền Nixon không thể “chiến thắng một cách dễ dàng một chiến dịch có liên can đến hai chính quyền, năm quốc gia đồng minh và ba mươi mốt ngàn người chết như thể chúng ta chuyển một đài truyền hình”.
Người Mỹ rỏ ràng muốn thoát ra khỏi Việt Nam bằng đàm phán. Họ không muốn đơn phương rút quân trừ khi họ buộc phải làm điều đó. Ông có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về các cuộc đàm phán giữa Washington và Hà Nội?
Ông Thiệu: Chiến tranh đã quá đủ với chúng tôi và chúng tôi quyết định chấm dứt cuộc chiến bằng đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những lực lượng đã xâm chiếm đất nước phải rút quân. Tất cả chỉ có vậy.
SPIEGEL: Ông oán trách sự sụp đổ của Nam Việt Nam trong năm 1975 chủ yếu được quy cho thực tế rằng quân đội Bắc Việt được phép ở lại miền Nam thậm chí sau khi Hiệp định Hòa bình Paris đã ký kết. Ông khẳng định ông chỉ bỏ qua sự hiện hiện của Bắc Việt trong khi hiệp định đang đàm phán và họ phải rút quân khi đàm phán kết thúc.
Nhưng Kissinger khẳng định trong cuốn sách của mình: ông không hề đưa ra phản đối với đề xuất của Mỹ về vấn đề này cho đến tháng 10 năm 1972.
Ông Thiệu: Đó là lời dối trá vô giáo dục nhất từ phía Kissinger khi nói tôi đồng ý cho quân Bắc Việt lưu lại miền Nam. Nếu tôi đồng ý ngay từ đầu như Kissinger đã nói, thì tôi đã không phản đối kịch liệt khi ông ta cho tôi xem bản dự thảo hiệp định, trong đó không hề chứa đựng bất kỳ điều khoản nào về vấn đề rút quân của Bắc Việt.
Đó là điểm quan trọng nhất mà tôi đã đấu tranh trong suốt quá trình đàm phán hoà bình. Từ đầu đến cuối, tôi yêu cầu Kissinger buộc Hà Nội rút quân và giải thích cho ông ta rằng sẽ chẳng có hiệp định nào hết trừ khi Bắc Việt thực thi điều đó.
Sau nhiều ngày tranh luận quyết liệt, Kissinger cuối cùng thú nhận với tôi:
“Thưa ngài Tổng thống, điều đó không thể thực hiện được. Nếu được tôi đã làm. Vấn đề đã được đặt ra cách đấy 3 năm nhưng Liên Xô sẽ không chấp nhận”. Sau đó tôi nhận ra Chính phủ Hoa Kỳ đã nhượng bộ yêu cầu của Liên Xô và đó là điều làm tôi thất vọng nhất.
SPIEGEL: Có thể Liên Xô không có lựa chọn khác, vì Bắc Việt phủ nhận xem Nam Việt Nam như là một ngoại quốc và thậm chí có khi họ phủ nhận Bắc Việt có quân đội thường trực tại Nam Việt Nam.
Ông Thiệu: Chúng tôi đã ở trong chiến tranh hơn 20 năm và chúng tôi biết không bao giờ tin vào những gì Nga Xô và Bắc Việt nói. Bắc Việt có quân đội tại Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Tôi nghĩ thậm chí một người mù cũng có thể nhìn thấy điều đó. Để chấm dứt chiến tranh, chúng ta phải nhìn vào thực tế, chứ không phải nghe những gì kẻ thù đang nói.
SPIEGEL: Ông có đặt ra những điểm này với Kissinger?
Ông Thiệu: Tất nhiên và cả với Tướng Haig. Tôi hỏi ông ta: “Tướng Haig, ông là một vị tướng và tôi cũng là một vị tướng. Vậy ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép lực lượng kẻ thù lưu lại trên đất nước mà họ đã xâm chiếm?”. Tôi hỏi ông ta: “Liệu ông có cho quân Liên Xô đóng trên lãnh thổ Mỹ và nói rằng ông đã đạt được dàn xếp hòa bình với Liên Xô?”.
SPIEGEL: Ông ấy nói thế nào?
Ông Thiệu: Ông ta không nói gì cả. Làm sao ông ta có thể nói gì – điều đó thật phi lý. Ông ta nói gì đây?
SPIEGEL: Kissinger đã đưa ra câu trả lời trong cuốn sách của mình. Ông ấy nói Bắc Việt sẽ không thực hiện rút quân, vì Hà Nội sẽ không nhượng bộ trên bàn đàm phán những gì họ không bị buộc phải từ bỏ trên chiến trường.
Nhưng ông ta nói thêm, Hiệp định Hòa bình Paris chứa đựng một điều khoản nghiêm cấm bất kỳ việc xâm lấn thêm nào và kế luận: “điều này sẽ làm cho lực lượng Bắc Việt tại miền Nam hao mòn, làm tiêu hao sinh lực một cách tự nhiên”.
Ông Thiệu: Khi đàm phán với Cộng Sản, tôi cảm giác như Chính phủ Hoa Kỳ và cụ thể là tiến sĩ Kissinger hoàn toàn không biết gì về những trải nghiệm không mấy ngọt ngào của Pháp với Cộng Sản vào năm 1954 hoặc từ cuộc chiến Triều Tiên. Họ không biết gì về những cuộc hội đàm với Lào và Campuchia. Họ không biết làm thế nào để đối phó với Cộng Sản và làm thế nào để lý giải chiến lược và chiến thuật của họ.
Do đó chúng ta trở lại vấn đề làm sao tiến sĩ Kissinger, người đại diện cho một nước lớn và khoe khoang rằng ông ta là thương thuyết gia tài ba nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt sẽ không xâm chiếm Nam Việt Nam. Làm sao ông ta có thể tin như vậy?
Liệu ông ta có thể canh gác trên tất cả chốt biên phòng dọc biên giới của Campuchia, Lào và Nam Việt Nam. Thậm chí nếu chúng tôi có một triệu lính canh gác quốc tế, chúng tôi cũng không thể chứng minh là không hề có sự xâm chiếm nào. Làm sao ông ta có thể tin vào những gì Bắc Việt nói. Ông ta có thể tin vào Cộng Sản nhưng chúng tôi thì không. Đó là vì sao tôi khăng khăng yêu cầu Bắc Việt rút quân. Nếu Bắc Việt thật sự muốn có hòa bình, tại sao họ muốn ở lại?
SPIEGEL: Kissinger nói gì về điều đó?
Ông Thiệu: Ông ta có thể nói gì đây? Điều mà ông ta và Chính phủ Hoa Kỳ thật sự muốn là rút quân càng sớm càng tốt và đảm bảo tù binh Mỹ được phóng thích. Họ nói với chúng tôi họ muốn một giải pháp danh dự, nhưng họ thật sự muốn giải quyết mọi việc và thoát ra càng nhanh càng tốt mà không bị người dân Việt Nam và phần còn lại của thế giới lên án vì đã bỏ rơi chúng tôi trong cơn hoạn nạn. Đó là vấn đề của họ.
Nền hòa bình giả tạo
Spiegel: Kissinger viết ngay sau cuộc tiến công mùa Xuân của Bắc Việt năm 1972, vai trò có vẻ như đã bị đảo ngược. Bắc Việt bất ngờ muốn nối lại đàm phán, trong khi Nam Việt Nam lại muốn chiến đấu đến khi giành thắng lợi cuối cùng.
Ông Thiệu: Hoàn toàn vô lý! Tiến sĩ Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng?
Bắc Việt đã gây ra chiến tranh tại Nam Việt Nam. Chúng tôi muốn họ rút quân. Đó gọi là chiến thắng sao? Tôi không bao giờ yêu cầu người của Bắc Việt được xem là tù binh chiến tranh tại Nam Việt Nam. Tôi không bao giờ đòi hỏi Bắc Việt trả bồi thường chiến tranh. Tôi không bao giờ đòi hỏi Bắc Việt nhượng bộ lãnh thổ. Tôi không bao giờ yêu cầu có ghế trong chính phủ tại Hà Nội. Vậy Kissinger hiểu chiến thằng và chiến thằng toàn diện là gì?
Spiegel: Về vấn đề rút quân của Bắc Việt, theo Kissinger ngày 31 tháng 5 năm 1971 là một ngày quan trọng. Đó là thời điểm trong các cuộc đàm phán bí mật, Hoa Kỳ đã từ bỏ yêu cầu hai bên cùng rút quân. Tiến sĩ Kissinger nói ít nhất ba lần trong cuốn sách rằng ông đã được thông báo trước và ông đã đồng ý.
Ông Thiệu: Tôi không bao giờ đồng ý việc đơn phương rút quân. Sau cuộc họp Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng phần và cả hai bên cùng rút quân. Mỹ đã thay đổi lập trường và sử dụng chiến thuật thông thường nhằm ép buộc chúng tôi để chiếm lấy và đặt thanh gươm Damocles lên đầu chúng tôi, trích dần dư luận Mỹ với những nhận xét như: “ Bây giờ ông đang có một hình ảnh rất xấu tại Mỹ!”, hoặc: “Quốc hội sẽ cắt giảm viện trợ.”… Họ sử dụng lại chiến thuật cũ, tiết lộ cho báo chí và đặt chúng tôi vào việc đã rồi.
Nếu tôi từ chối dư luận sẽ quay sang chống đối tôi: “Ông ta đòi hỏi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ để Mỹ rút quân, ông ta sẽ không bao giờ để tù binh Mỹ trở về nhà”. Vì vậy tôi phải nhượng bộ. Không tự nguyện nhưng miễn cưỡng. Làm sao tôi có thể phản đối khi họ sẽ nói ngay rằng: “viện trợ sẽ bị cắt nếu ông không tuân theo”.
Spiegel: Kissinger nói ông luôn được tham vấn trước về tất cả mọi quyết định của Hoa Kỳ, dưới bất kỳ hình thức nào.
Ông Thiệu: Đúng, họ có bàn bạc với tôi, nhưng tất nhiên họ không muốn nghe tôi nói “không” đối các quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp áp lực đem lại cho họ hầu hết những gì họ muốn.
Spiegel: Kissinger giờ đây chỉ trích một cách cay đắng về cuộc tiến công Lào năm 1971. Ông ấy nói ông cho rằng cuộc tiến công mùa khô là rất cấp thiết. Vậy ý tưởng ban đầu là của ai?
Ông Thiệu: Đó là ý tưởng của họ. Trước đó rất lâu chúng tôi đã từng muốn tiến hành cuộc tấn công, nhưng chúng tôi không thể thực hiện một mình. Bây giờ Hoa Kỳ đề xuất nên chúng tôi vui vẻ đồng ý để chấm dứt cuộc chiến nhanh hơn. Đó là một chiến dịch liên quân Việt-Mỹ với các nhiệm vụ qui định rất rõ ràng: quân đội Nam Việt Nam có nhiệm vụ tiến hành chiến dịch tại Lào và lính Mỹ sẽ hỗ trợ tiếp tế bên ngoài Việt Nam, từ biên giới đến nơi giao chiến.
Spiegel:Tại sao? Vì quốc hội Mỹ rõ ràng đã cấm đoán quân Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?
Ông Thiệu: Tôi tin là vậy. Nhưng cũng bởi vì chúng tôi không có phương tiện tiếp tế cho binh lính và quan trọng nhất là chuyên chở thương binh ra ngoài. Điều đó chỉ có thể tiến hành bằng trực thăng và Hoa Kỳ là bên duy nhất có đầy đủ trực thăng. Không có trực thăng, chúng tôi không bao giờ đồng ý tiến hành chiến dịch tại Lào.
Spiegel: Kissinger nói binh lính của ông gặp vấn đề khi đưa ra yêu cầu không quân hỗ trợ, vì các đơn vị Việt Nam gần như không có những chuyên viên kiểm soát mặt đất được huấn luyện có thể nói được tiếng Anh.
Ông Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì đối với việc hỗ trợ của không quân. Chúng tôi không hề lo lắng nếu thỉnh thoảng không có không quân hỗ trợ, chúng tôi đã có pháo binh. Vấn đề là người Mỹ đã mất nhiều phi công trực thăng trong ba ngày đầu tiên của chiến dịch. Vì thế họ không sẳng sàng cất cánh theo lịch trình và với số lượng cần thiết. Điều đó đã trở thành một vấn đề lớn đối với quân đội Nam Việt Nam.
Spiegel: Có phải tinh thần binh lính đã suy sụp?
Ông Thiệu: Chúng tôi không thể chuyên chở binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả đến việc tiến hành chiến dịch.
Spiegel: Kissinger đưa ra một lý do khác giải thích tại sao chiến dịch thất bại. Ông ta nói ông đã ra lệnh cho binh sĩ của mình phải thận trọng khi di chuyển về phía Tây và ra lệnh chấm dứt chiến dịch toàn bộ ngay khi chịu tổn thất 3.000 binh lính. Kissinger cho rằng người Mỹ sẽ không bao giờ chấp thuận kế hoạch có hạn chế này và đã được thông báo đến cho họ.
Ông Thiệu: Đối với một quân nhân, ý tưởng đặt ra một giới hạn về số thương vong trước là rất vô lý. Tiến sĩ Kissinger phải là một người rất giàu trí tưởng tượng khi nói như thế. Chúng tôi chỉ có thể di chuyển về phía Tây xa đến mức mà trực thăng di tản có thể bay đến. Kissinger nói chúng tôi rút quân mà không hề thông báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái hơn 10.000 quân mà không hề thông báo cho người Mỹ?
Spiegel: Vậy là ông đã thông báo cho họ biết?
Ông Thiệu: Ồ tất nhiên. Và hãy để tôi kể cho anh nghe một câu chuyện. Khi đó tờ Time hay Newsweek gì đó đã đăng tải bức hình một binh sĩ Nam Việt Nam đang cố bám vào bộ phận hạ cánh của một chiếc trực thăng với chú thích “kẻ hèn nhát”. Tôi chỉ cười. Tôi thấy điều đó thật kinh khủng. Không thể nào ngăn cản một binh sĩ bị bỏ rơi khỏi những hành động như thế. Nhưng tờ báo đã nhục mạ binh lính Nam Việt Nam như là những kẻ hèn nhát và cùng lúc đó hoàn toàn che dấu một sự thật là phi công trực thăng Hoa Kỳ không có tinh thần chiến đấu trong chiến dịch này.
Spiegel: Một điểm cốt lỏi trong sự tranh cãi giữa Nam Việt Nam và Hoa Kỳ là vấn đề ngừng bắn. Theo Kissinger, Chính phủ Mỹ đã quyết định đề xuất một cuộc ngưng bắn trên chiến tuyến hiện hữu ngay đầu mùa hè năm 1970. Kissinger nói ông không những đồng ý mà còn chấp thuận đề xuất đó.
Ông Thiệu: Đúng vậy. Tôi cũng cho rằng ngưng bắn là một bước đầu tiên rất quan trọng để hoàn thành những nghĩa vụ của một thoả thuận hoà bình. Nhưng về vấn đề là ngay lặp tức – tôi nhắc lại một cuộc ngưng bắn ngay lặp tức thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi nói chúng ta phải xem xét điều đó một cách cẩn trọng. Không thể tuyên bố ngưng bắn cho đến khi đã có những suy xét cẩn thận về việc ai sẽ là người giám sát cuộc ngưng bắn và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có vi phạm, binh lính sẽ đóng ở đâu…
Spiegel: Kissinger viết: “Chúng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi đang cùng làm việc với Thiệu”. Người Mỹ không hiểu rằng ông đang áp dụng “chiến thuật lãng tránh của người Việt Nam đối với người nước ngoài”.
Ông Thiệu: Điều đó không bao giờ xảy ra với một nước nhỏ như chúng tôi, một nước nợ gần như tất cả mọi thứ của đồng minh lớn và vẫn đang yêu cầu cấp viện lâu dài, lại có thể chơi trò bịp bợm.
Spiegel: Nhưng ông phải nghĩ rằng cuộc chiến cuối cùng cũng thất bại khi Mỹ rút quân và Bắc Việt được phép duy trì quân đội tại Nam Việt Nam?
Ông Thiệu: Không hẳn như vậy, nếu chúng tôi tiếp tục nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ và Chính phủ Hoa Kỳ giữ lời hứa khi chúng tôi ký vào bản hiệp định. Thậm chí khi ký kết hiệp định, tôi vẫn nghĩ đó chỉ là một drôle de paix – một nền hòa bình giả mạo.
Nhưng chúng tôi vẫn tin chúng tôi có thể chống cự lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt nếu họ vi phạm các điều khoản của dàn xếp hòa bình. Chúng tôi có hai lý do để tin tưởng: thứ nhất, chúng tôi có một bảo đảm bằng văn bản từ Tổng thống Nixon, rằng Mỹ sẽ đáp trả bằng tất cả lực lượng nếu thoả thuận bị vi phạm.
Spiegel: Mặc dù ông ta không bao giờ nói là đáp trả như thế nào.
Ông Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được nhận đầy đủ viện trợ kinh tế và quân sự đến khi nào chúng tôi cần để chống lại sự xâm lăng của Bắc Việt. Liệu Chính phủ Mỹ có giữ đúng lời hứa đó? Cuộc chiến có thể tiếp tục nhưng Bắc Việt sẽ không thể lật đổ Nam Việt Nam.
Spiegel: Ông và Kissinger ít nhiều đồng ý về điểm này. Ông ta viết, toàn bộ chiến lược có thể thành công nếu Hoa Kỳ ở vào vị thế có thể hành động với tất cả những vi phạm giàn xếp hoà bình của Bắc Việt và tiếp tục cầp viện đầy đủ cho Nam Việt Nam. Cái gì đã sai? Kissinger đổ lỗi cho vụ Watergate và sự xói mòn của chính quyền hành pháp. Ông có thật sự nghĩ vụ Watergate phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại?
Ông Thiệu: Xin lỗi nhưng tôi không phải là một người Mỹ. Tôi không có trách nhiệm phải dọn dẹp trước hàng rào của họ. Nhưng nếu họ giữ lời hứa, đó sẽ là một cản trở tốt nhất đối với những sự xâm lăng thêm của Bắc Việt và có thể kết thúc chiến tranh.
Spiegel: Nếu Mỹ giữ lời hứa, ông có nghĩ bản hiệp định có thể dẫn đến một kết quả thành công toàn diện?
Ông Thiệu: Tôi tin có thể sẽ là như vậy.
Spiegel: Vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không phải quá tệ?
Ông Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một thỏa thuận tốt đẹp đối với chúng tôi. Đó là một thảo thuận giả tạo. Nhưng đó là phương kế cuối cùng. Anh phải hiểu là chúng tôi chỉ ký kết, như tôi đã nói, bởi vì chúng tôi có đảm bảo từ phía Chính phủ Hoa Kỳ và Hiệp định được bảo đảm bởi 12 quốc gia và Liên Hiệp Quốc.
Spiegel: Kissinger đưa ra bình luận một cách chua cay trong cuốn sách của mình về nhiều chính trị gia lớn. Nhưng ông ta có vẻ giành nhiều sự miệt thị đối với ông. Mặc dù ông ta ngưỡng mộ sự “thông minh”, “lòng dũng cảm” và “nền tảng văn hoá” của ông. Ôn ta chăm chú đến “sự điều hành tàn bạo”, “xấc láo”, “sự ích kỷ độc ác” và “ thủ đoạn gần như điên cuồng” của ông khi làm việc với người Mỹ. Ông nói gì về những gán gép này trong hồi ký của Kissinger?
Ông Thiệu: Tốt hơn là tôi không trả lời. Tôi thà không nói gì về ông ta. Ông ấy có thể nghĩ bất cứ điều gì ông ta thích về tôi, tốt hoặc xấu. Tôi thích nói về những gì đã thật sự xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.
Spiegel: Phải chăng ông đã đem đến cho ông ta một lý do nào đó để viết về ông theo một cách coi thường như thế này?
Ông Thiệu: Có thể ông ta ngạc nhiên vì phải làm việc với một người quá thông minh và tài giỏi. Cũng có thể có vài điều phải làm với tính phức cảm tự tôn của một người quá tự phụ. Có thể ông ta không thể tin rằng một người đối thoại Việt Nam lại bình đẳng với một người tự cho rằng mình rất quan trọng.
Để tôi kể anh nghe một chuyện khác, tôi cảm thấy thật buổn cười tại đảo Midway vì tôi không thể nào tưởng tượng nỗi những người như thế lại cực kỳ đê tiện. Trong dịp đó, ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi họp tại nhà của một sỹ quan hải quân Mỹ. Có ba cái ghế thấp và một cái cao hơn. Ông Nixon đã ngồi ở ghế cao hơn.
Spiegel: Giống như phim “Nhà độc tài vĩ đại” của Chaplin? Trong đó, Hitler đã ngồi ở một cái ghế cao để ông ta có thể nhìn xuống Mussolini đang ngồi tại ghế thấp hơn.
Ông Thiệu: Nhưng tôi đã tìm một cái ghế khác cao ngang bằng cho tôi trong giờ nghỉ để cùng cấp với Nixon. Sau cuộc họp Midway, tôi nghe từ vài người bạn Mỹ của tôi rằng Kissinger không bao giờ trông đợi Tổng thống Thiệu trở thành một người như ông ta.
Spiegel: Kinssinger phàn nàn trong cuốn sách của mình rằng ông đã đối đãi với ông ta thật tệ hại trong cách cư xử cá nhân của mình, rằng ông đã bỏ cuộc hẹn lướt ván, Nixon thậm chí còn nói thêm, theo Kissinger, ông ta nói ông là “một thằng chó đẻ” và nói: “tính tàn bạo là tầm thường, anh sẽ không bao giờ được nhìn thấy, nếu…không đi cùng”.
Ông Thiệu: Xin lỗi nhưng tôi không có gì để nói về điều đó. Tôi được giáo dục đầy đủ và tôi từ chối trả lời những lời bình phẩm mất lịch sự và khiếm nhã như vậy.
Nếu tôi không tiếp đãi Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker, đó đơn giản là vì chúng tôi chưa đạt đến một điểm để có thể tiếp tục thảo luận với họ. Họ mất 4 năm vậy tại sao tôi buộc phải trả lời trong một giờ. Nếu người Mỹ có thể bỏ ra thời gian thì tại sao tôi lại không thể? Chúng tôi có thể phù hợp với họ nếu chúng tôi là những người ba phải, cái gì cũng đồng ý. Nhưng tôi không phải là một người ba phải và người miền Nam không phải là một quốc gia của những người ba phải, Quốc hội chúng tôi không phải là một Quốc hội của những người ba phải. Tôi phải bàn bạc với họ.
Spiegel: Tiến sĩ Kissinger viết rằng thái độ của ông đối với ông ta về cơ bản được xác định là “căm thù một cách độc đia”.
Ông Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Chắc chắn là có những cuộc tranh luận nảy lửa nhưng thái độ của tôi luôn luôn kềm chế bởi động cơ yêu nước.
Spiegel: Kissinger viết ông có vài điều kiện để đạt được “vị thế gần như là không thể”, trong đó ông tự nhận thấy. Ông có nhận ra dấu hiệu nào của điều kiện đó?
Ông Thiệu: Không. Tất cả những gì tôi nhận thấy là áp lực từ Chính phủ Mỹ.
Spiegel: Kissinger viết ông không bao giờ tham gia vào một cuộc đàm phán dựa trên khái niệm. Ông ấy nói ông “đấu tranh theo cách của người Việt Nam: gián tiếp, giản lượt, bằng phương pháp nhằm làm cạn kiệt hơn là làm sáng tỏ, luôn luôn chăm chọc nhưng không bao giờ giải quyết vấn đề thực tệ”
Ông Thiệu: Hãy đặt anh vào vị trí của tôi. Tôi đồng ý ngay từ đầu rằng: Chính phủ Mỹ nên tham gia đàm phán bí mật với Hà Nội. Kissinger nói tôi sẽ luôn luôn được thông báo. Đúng, tôi đã được thông báo. Tôi được nghe những gì ông ta chọn để nói với tôi. Nhưng tôi tin đồng minh của tôi sẽ không bao giờ lừa gạt tôi, dàn xếp thỏa thuận trên đầu tôi và bí mật bán đất nước tôi.
Nhưng, anh có thể tưởng tượng được không, chỉ bốn ngày trước khi ông ta ra Bắc Việt vào tháng 10 năm 1972, ông ta đưa tôi bản dự thảo hiệp định sẽ được ký tắt tại Paris bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải thẩm tra bản thảo bằng tiếng Anh từng điểm một.
Và bản thảo không phải được đưa ra bởi Nam Việt Nam và Hoa Kỳ mà là bởi Bắc Việt và Hoa Kỳ. Anh có tưởng tượng nỗi điều đó không? Theo logic thông thường Nam Việt Nam và Hoa Kỳ phải thỏa thuận về những điều kiện của dàn xếp hòa bình trước và sau đó Kissinger quay lại với chúng tôi nếu Bắc Việt đưa ra bất kỳ đề xuất trái ngược nào. Nhưng ông ta đã không làm như thế.
Thay vào đó, ông ta soạn thảo những điều khoản của hiệp định chung với Bắc Việt và đưa cho tôi xem bằng tiếng Anh. Hiệp định hoà bình sẽ quyết định số phận chúng tôi. Anh có tưởng tượng được tôi cảm thấy như thế nào khi chúng tôi thậm chí không thể nhìn thấy nguyên bản bằng chính ngôn ngữ của chúng tôi?
Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng nhận được bản tiếng Việt?
Ông Thiệu: Chúng tôi khăng khăng đòi hỏi, đòi hỏi và đòi hỏi và cuối cùng ông ta đồng ý, dù tất nhiên là miễn cưỡng. Và chúng tôi đã phát hiện ra nhiều cạm bẫy. Tôi hỏi Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker: “Ai đưa ra bản tiếng Việt?”. Họ trả lời “một người Mỹ rất giỏi từ trường Đại học Ngôn ngữ học Quốc tế tại Hoa Kỳ cộng tác với Bắc Việt”. Nhưng không người Mỹ nào có thể hiểu và viết tiếng Việt tốt hơn một người Việt Nam. Và không người Mỹ nào có thể làm việc với Cộng Sản Việt Nam bằng tiếng Việt giỏi hơn chúng tôi. Liệu đó có phải là cách ứng xử danh dự và ngay thằng của phía đồng minh?
Spiegel: Các giới chức cấp cao tại Mỹ nói đã từng nghĩ rằng tất cả những gì mà Kissinger theo đuổi là một khoảng thời gian hợp lý giữa việc rút quân Mỹ và sự sụp đổi cuối cùng của Sài Gòn. Kissinger nói trong cuốn sách của mình là điều đó không đúng. Ông nghĩ thế nào?
Ông Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của Chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.
Spiegel: Kissinger đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy điều đó không đúng.
Ông Thiệu: Người Mỹ cố gắng ép buộc chúng tôi đồng ý bản hiệp định. Nếu chúng tôi đồng ý, họ có thể hãnh diện là đã giải quyết mọi việc bằng một “thoả thuận danh dự”. Họ có thể nói với dân chúng tại quê nhà rằng: “Chúng tôi đang rút quân, chúng tôi đảm bảo tù binh sẽ được phóng thích”. Và có thể nói với phần còn lại của thế giới rằng: “Chúng tôi đã mang lại hoà bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ thì tuỳ thuộc vào người dân Nam Việt Nam. Nếu chính phủ liên hiệp có bị Cộng Sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự.”
Spiegel: Kissinger viết: “Chúng tôi có một nguyên tắc trong đàm phán đó là người Mỹ không phản bội những người bạn của mình”.
Ông Thiệu: Thôi được, vậy hãy nhìn vào vị thế hiện nay tại Nam Việt Nam, Campuchia và tất cả Đông Dương. Khi chúng tôi đàm phán thỏa thuận hòa bình với những đại diện của Chính phủ Mỹ, chúng tôi thường có cảm giác họ không chỉ chơi trò xỏ lá, mà họ còn thật sự là người đáng bị lên án trong hành động.
Spiegel: Ông có bao giờ cảm thấy biết ơn về những gì mà người Mỹ đã giúp đỡ cho đất nước ông? Kissinger nói trong cuốn sách của mình: “đánh giá cao về những gì được giúp đỡ không phải là một đặc điểm của người Việt Nam”.
Ông Thiệu: [Cười] Về những gì mà Kissinger viết trong sách, tôi nghĩ chỉ có người với một tinh thần bị méo mó mới có thể nghĩ như vậy, chỉ có thể xảy ra với một người có tính khí không bình thường. Ông ta ám chỉ trong cuốn sách của mình rằng ông ta sợ người Việt Nam sẽ trả thù những người Mỹ còn ở lại sau khi Washington đã bỏ rơi chúng tôi. Bây giờ và không bao giờ chúng tôi làm điều đó.
Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy biết ơn gì không?
Ông Thiệu: Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn. Sau khi chúng tôi có một cuộc bàn luận căng thẳng với Kissinger về từ ngữ của hiệp định hòa bình, vài thành viên của chính phủ tôi nói rằng sẽ là một ngày may mắn cho chúng tôi nếu Kissinger làm cho Nam Việt Nam bằng như những gì mà ông ta đã làm cho Bắc Việt. Tôi nói với họ nếu ông ta đàm phán một nền hoà bình đích thực với Bắc Việt, ông ta sẽ có cho riêng mình một đài kỷ niệm tại Nam Việt Nam giống như tượng của tướng McArthur tại Nam Hàn. Tiếc thay mọi chuyện đã không diễn ra như vậy.
Về hậu quả của hòa bình, tôi nghĩ tốt nhất là để tự người Mỹ phán quyết về những gì mà Kissinger đã làm cho Nam Việt Nam: những trại tập trung, nạn đói kém, hành hạ tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân mất tích trên Thái Bình Dương và nạn diệt chủng còn khủng khiếp và được tiến hành có hệ thống hơn cả nạn diệt chủng tại Campuchia. Kissinger không có lý do gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ta đã mang đến. Đó là mồ chôn của hòa bình.
SPIEGEL: Cảm ơn ông Thiệu đã giành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Nguồn: Der Spiegel
>> Xem Tiếp!
Cuốn sách bị cộng sản nguyền rủa
*Tuấn Nguyễn post (BTQ)
Cách đây không lâu, qua sự giới thiệu của một người bà con đang sống tại Pháp, tôi đã đặt mua cuốn sách Le Livre Noir Du Communisme từ Pháp.
Sau khi đọc cuốn sách này, ý nghĩ đầu tiên của tôi là dịch nó ra tiếng Việt để gọi là góp phần đánh đổ cái “rác rưởi” được mệnh danh là chủ nghĩa cộng sản, đang hàng ngày hàng giờ gây ô nhiễm và tàn phá trên quê hương tôi. Nhưng sau cùng, khi cân nhắc đến quỹ thời gian và cả đến khả năng của mình, tôi đã phải từ bỏ ý định đó, cuốn sách quá dày! Nhưng khi có thể được tôi vẫn không quên giới thiệu cho những người quen, bạn bè về cuốn sách này, chỉ tiếc là những người mà tôi giới thiệu đều hạn chế về tiếng Pháp mà lúc đó lại chưa có bản dịch tiếng Anh. Nhưng nay thì ấn bản tiếng Anh, do 2 dịch giả Jonathan Murphy và Mark Kramer thực hiện, đã được ấn hành, nên đã đến lúc tôi xin được trân trọng giới thiệu đến quý vị cuốn sách rất hay này dựa theo lời giới thiệu trên trang web của Đại học Havard (The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression, Harvard University Press, 1999, hardcover, 858 pages, ISBN 0-674-07608-7).
Cuốn sách cung cấp nhiều tài liệu quý và các nhân chứng sống, đã là một sự tố cáo không thể chối cãi về sự tàn ác và phi nhân của cái gọi là chủ nghĩa cộng sản. Những tài liệu được tham khảo để xây dựng nên cuốn sách là của chính các “tác giả” cộng sản, do đó không thể cho rằng đó là sự “bịa đặt với dụng ý xấu” mà các chế độ cộng sản (nhất là tập đoàn cộng sản Vietnam) thường hay chối cãi! Đây là cuốn sách xứng đáng chiếm một chỗ trang trọng trong tủ sách của quý vị!
Vào cuối năm 1997, nhà xuất bản danh tiếng của Pháp, Robert Laffont, đã ấn hành cuốn sách Le Livre Noir Du Communisme (Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản), một cuốn sách khảo cứu dày 850 trang bao quát toàn bộ về chủ nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20. Đóng góp vào cuốn sách này là những học giả nổi tiếng nhất của Đông và Tây Âu, những người đã dày công nghiên cứu trong các tài liệu vừa mới phát hiện được.
Những quốc gia đã từng sống (hoặc vẫn đang còn sống) dưới chủ nghĩa Cộng sản ‒ Liên Sô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cambodia, Lào, Cuba, Mông Cổ, v.v… ‒ đều được nhắc đến trong cuốn sách này. Cuốn sách cũng đề cập đến rất nhiều chi tiết rợn người được trích từ những tài liệu chưa hề được công bố trong các nước cựu cộng sản.
Le Livre Noir Du Communisme mở đầu bằng bài viết giới thiệu dài 38 trang, Les Crimes Du Communisme (Tội Ác Của Chủ Nghĩa Cộng Sản), của biên tập viên Stephane Courtois. Bài giới thiệu này và kết luận của nó (cũng của Stephane Courtois) đã là nguyên nhân của nhiều cuộc bút chiến dữ dội tại Pháp. Một vài nhà trí thức và chính trị gia hàng đầu của Pháp, đặc biệt với những người có mối quan hệ hoặc có cảm tình với đảng Cộng Sản Pháp, đã cho rằng Courtois đã đi quá xa khi khẳng định chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Nazi là những hệ thống quyền lực dựa trên sự khủng bố bạo lực. Một số người khác lại cho rằng Courtois đã phóng đại quá lố những sự kiện trấn áp bằng bạo lực với người dân trong các chế độ cộng sản. Courtois và nhiều nhà trí thức khác đã trả lời bằng nhiều loạt bài bút chiến nảy lửa trên báo chí Pháp và các tập san nghiên cứu hàn lâm.
800 trang sách còn lại được chia thành 5 chương.
Chương đầu tiên gồm 250 trang được viết bởi sử gia danh tiếng của Pháp Nicolas Werth, Un Etat Contre Son Peuple: Violences, Repressions, Terreurs En Union Sovietique (Một Quốc Gia Chống Lại Chính Nhân Dân Của Mình: Bạo Lực, Đàn Áp Và Khủng Bố Tại Liên Bang Soviet), dựa vào rất nhiều những dữ kiện mới được bạch hóa gần đây. Chương này được chia thành 15 phần mở đầu với bài viết Paradoxes Et Malentendus D’Octobre (Những Nghịch Lý Và Ngộ Nhận Về Tháng Mười) tường thuật toàn bộ mọi giai đoạn khủng bố khốc liệt của người Bolshevik, các đao phủ của Stalin và cả các biến cố xảy ra sau cái chết của Josef Stalin.
Chương thứ hai dày 100 trang đã đào sâu nghiên cứu về khối Komintern và vai trò của Liên Sô trong các phong trào cộng sản thế giới, Revolution Mondiale, Guerre Civile Et Terreur (Cuộc Cách Mạng Thế Giới, Nội Chiến Và Khủng Bố), do Stephane Courtois, Jean Louis Panne và Remi Kauffer cùng viết. Chương này được chia làm 3 phần, Le Komintern De L’Action (Những Hoạt Động Của Khối Komintern) của Courtois và Panne, L’Ombre Portee Du NKVD En L’Espagne (Cái Bóng Của NKVD Tại Tây Ban Nha) của Courtois và Panne và Communisme Et Terrorisme (Chủ Nghĩa Cộng Sản Và Chủ Nghĩa Khủng Bố) của Kauffer.
Chương thứ 3, L’Autre Europe: Victime Du Communisme (Một Châu Âu khác: Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản), dày 100 trang cung cấp một cái nhìn về chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu. Tác giả phần thứ nhất chuyên khảo về Ba Lan, là một sử gia nổi tiếng nhất của Ba Lan, Andrzej Paczkowski, người đã giúp rất nhiều cho các học giả Tây Phương tiếp cận được với kho lưu trữ tài liệu của Ba Lan. Phần thứ hai, dày gần 70 trang do một sử gia danh tiếng khác của Tiệp Khắc, Karel Bartooek, viết về phần còn lại của các nước cựu cộng sản ở Trung Âu và vùng Balkans. Hai phần này đã cung cấp cho độc giả một lượng định phong phú và đa dạng về phong trào tập thể hóa và Soviet hóa tại các nước Đông Âu, dựa trên những tài liệu mới được bạch hóa.
Chương thứ tư, Communismes D’Asie: Entre Reeducation Et Masacre (Chủ Nghĩa Cộng Sản Tại Châu Á: Giữa Sự Cải Tạo Và Tàn Sát), tập trung vào các nước Đông Á (Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Cambodia). Chương này được chia thành 3 phần. Phần đầu dày khoảng 100 trang, tác giả là một sử gia danh tiếng của Pháp, Jean-Louis Margolin, khảo cứu về Trung Quốc dưới triều đại Mao Trạch Đông. Phần này cũng đề cập đến cuộc nội chiến ở Trung Quốc cũng như các sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc diễn ra sau năm 1949 (Cuộc Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách Mạng Văn Hóa, v.v…) và sự xâm lăng Tây Tạng. 30 trang kế tiếp, cũng do Margolin viết, tập trung vào Bắc Hàn, Việt Nam và Lào. Phần thứ 3, tác giả là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Cambodia, Pierre Rigoulot, giới thiệu một toàn cảnh về Cambodia dưới ách Khmer Đỏ.
Chương cuối cùng, Le Tiers Monde (Thế Giới Thứ Ba), bàn về các chế độ cộng sản ở các vùng lãnh thổ khác thuộc thế giới thứ 3. Chương này cũng được chia thành 3 phần. Phần đầu, do Pascal Fontaine viết, dày 35 trang khảo sát về Cuba, Nicaragua (dưới chế độ Sandinista) và phong trào Sendero Luminoso (Con Đường Sáng) tại Peru. Phần thứ 2, dày 30 trang viết về các nước cộng sản (hoặc cựu cộng sản) tại Châu Phi ‒ Ethiopia, Angola và Mozambique ‒ do nhà nghiên cứu hàng đầu về Châu Phi của Pháp, Yves Santamariabe, viết. Phần thứ 3, dày 25 trang phân tích về Afghanistan từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 90; tác giả là Sylvain Boulouque.
Cuốn sách chấm dứt bằng 30 trang kết luận của Stephane Courtois với tựa đề Pourquoi? (Tại Sao?), là một cố gắng để thấu hiểu về những tàn phá và khủng bố được hệ thống hóa trong 800 trang trước đó. Courtois cho rằng mặc dù được giải tỏa rất nhiều do sự phanh phui các tài liệu mật dưới thời cộng sản (vốn vẫn giữ bí mật mãi cho đến gần đây) đã dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về các sự kiện phức tạp… Câu hỏi căn bản của vấn đề vẫn còn y nguyên: Tại Sao? Tại sao chủ nghĩa cộng sản hiện đại, khi xuất hiện vào năm 1917, lại ngay tức khắc trở thành một ách độc tài khát máu và một thể chế của tội phạm? Phải chăng các cứu cánh mà chủ nghĩa này hướng tới chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực tối đa?
Với sự phân tích chi tiết về vấn đề làm thế nào các phương cách khủng bố bạo lực lại trở thành một lối sống dưới thời Lenin và Stalin, Courtois kết luận rằng “động cơ thực sự của sự khủng bố cực độ này chính là tư tưởng của Lenin, và ý chí ngông cuồng của một thiểu số cầm quyền muốn áp đặt cho dân chúng một học thuyết hoàn toàn xa lạ với thực tiễn.” Tư tưởng toàn trị này, Courtois khẳng định, đã gây nên sự tàn sát không thương tiếc tất cả những ai được cho là sự cản trở cho sự hình thành chế độ mới “… Những người đối địch đầu tiên được dán cái nhãn kẻ thù của nhân dân, sau đó là cái nhãn tội phạm, và phải được loại bỏ khỏi xã hội. Sự loại bỏ nhanh chóng được hiểu là sự thủ tiêu.” Quan điểm căn bản này, ông viết, đã hiện diện “dưới những múc độ khác nhau, trong tất cả các chế độ tự xung là cộng sản.”
Ngoài bài giới thiệu, 5 chương sách và bài kết luận, cuốn sách còn cung cấp các bản văn hoặc các tài liệu mới được bạch hóa (và, đặc biệt có vài tài liệu chưa hề được ấn hành) như là nguồn tham khảo. Những tài liệu được trích dẫn đều dưới dạng bản dịch qua tiếng Pháp, nhưng nhà xuất bản Pháp cũng cung cấp các bản copy bằng ngôn ngữ nguyên bản để cho phép dịch chúng ra tiếng Anh.
Những tài liệu này bao gồm như chỉ thị về cuộc đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của Tambov năm 1921, thư từ trao đổi giữa Stalin và nhà văn Mikhail Sholokhov, biên bản về các cuộc hỏi cung trong thời Đại Thanh Trừng của Liên Sô, bảo cáo về vài cuộc xử án tiêu biểu tại Liên Sô và các nước Đông Âu, chỉ thị về sự xử tử các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn năm 1940, nghị quyết về sự trục xuất các chủng tộc thiểu số tại Liên Sô, báo cáo từ các trưởng trại tù khổ sai ở Siberia, nhiều tài liệu về các hoạt động của đảng Cộng Sản Pháp, tài liệu về sự đối xử với các tù binh tại Liên Sô, các báo cáo về các hoạt động của du kích cộng sản trong cuộc nội chiến tại Hy Lạp, tài liệu về sự dính líu của cơ quan an ninh Đông Đức với tên trùm khủng bố Carlos, các báo cáo về sự áp chế cưỡng bức đối với các tín đồ tôn giáo, các chỉ thị được cơ quan mật vụ các nước Đông Âu ban hành, báo cáo về sự đàn áp chính trị tại Romania và Trung Quốc, các tài liệu về các nhà tù và trại lao động khổ sai ở Trung Quốc, báo cáo và chỉ thị trong cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, và còn nhiều nữa.
>> Xem Tiếp!
Cách đây không lâu, qua sự giới thiệu của một người bà con đang sống tại Pháp, tôi đã đặt mua cuốn sách Le Livre Noir Du Communisme từ Pháp.
Sau khi đọc cuốn sách này, ý nghĩ đầu tiên của tôi là dịch nó ra tiếng Việt để gọi là góp phần đánh đổ cái “rác rưởi” được mệnh danh là chủ nghĩa cộng sản, đang hàng ngày hàng giờ gây ô nhiễm và tàn phá trên quê hương tôi. Nhưng sau cùng, khi cân nhắc đến quỹ thời gian và cả đến khả năng của mình, tôi đã phải từ bỏ ý định đó, cuốn sách quá dày! Nhưng khi có thể được tôi vẫn không quên giới thiệu cho những người quen, bạn bè về cuốn sách này, chỉ tiếc là những người mà tôi giới thiệu đều hạn chế về tiếng Pháp mà lúc đó lại chưa có bản dịch tiếng Anh. Nhưng nay thì ấn bản tiếng Anh, do 2 dịch giả Jonathan Murphy và Mark Kramer thực hiện, đã được ấn hành, nên đã đến lúc tôi xin được trân trọng giới thiệu đến quý vị cuốn sách rất hay này dựa theo lời giới thiệu trên trang web của Đại học Havard (The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression, Harvard University Press, 1999, hardcover, 858 pages, ISBN 0-674-07608-7).
Cuốn sách cung cấp nhiều tài liệu quý và các nhân chứng sống, đã là một sự tố cáo không thể chối cãi về sự tàn ác và phi nhân của cái gọi là chủ nghĩa cộng sản. Những tài liệu được tham khảo để xây dựng nên cuốn sách là của chính các “tác giả” cộng sản, do đó không thể cho rằng đó là sự “bịa đặt với dụng ý xấu” mà các chế độ cộng sản (nhất là tập đoàn cộng sản Vietnam) thường hay chối cãi! Đây là cuốn sách xứng đáng chiếm một chỗ trang trọng trong tủ sách của quý vị!
Vào cuối năm 1997, nhà xuất bản danh tiếng của Pháp, Robert Laffont, đã ấn hành cuốn sách Le Livre Noir Du Communisme (Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản), một cuốn sách khảo cứu dày 850 trang bao quát toàn bộ về chủ nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20. Đóng góp vào cuốn sách này là những học giả nổi tiếng nhất của Đông và Tây Âu, những người đã dày công nghiên cứu trong các tài liệu vừa mới phát hiện được.
Những quốc gia đã từng sống (hoặc vẫn đang còn sống) dưới chủ nghĩa Cộng sản ‒ Liên Sô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cambodia, Lào, Cuba, Mông Cổ, v.v… ‒ đều được nhắc đến trong cuốn sách này. Cuốn sách cũng đề cập đến rất nhiều chi tiết rợn người được trích từ những tài liệu chưa hề được công bố trong các nước cựu cộng sản.
Le Livre Noir Du Communisme mở đầu bằng bài viết giới thiệu dài 38 trang, Les Crimes Du Communisme (Tội Ác Của Chủ Nghĩa Cộng Sản), của biên tập viên Stephane Courtois. Bài giới thiệu này và kết luận của nó (cũng của Stephane Courtois) đã là nguyên nhân của nhiều cuộc bút chiến dữ dội tại Pháp. Một vài nhà trí thức và chính trị gia hàng đầu của Pháp, đặc biệt với những người có mối quan hệ hoặc có cảm tình với đảng Cộng Sản Pháp, đã cho rằng Courtois đã đi quá xa khi khẳng định chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Nazi là những hệ thống quyền lực dựa trên sự khủng bố bạo lực. Một số người khác lại cho rằng Courtois đã phóng đại quá lố những sự kiện trấn áp bằng bạo lực với người dân trong các chế độ cộng sản. Courtois và nhiều nhà trí thức khác đã trả lời bằng nhiều loạt bài bút chiến nảy lửa trên báo chí Pháp và các tập san nghiên cứu hàn lâm.
800 trang sách còn lại được chia thành 5 chương.
Chương đầu tiên gồm 250 trang được viết bởi sử gia danh tiếng của Pháp Nicolas Werth, Un Etat Contre Son Peuple: Violences, Repressions, Terreurs En Union Sovietique (Một Quốc Gia Chống Lại Chính Nhân Dân Của Mình: Bạo Lực, Đàn Áp Và Khủng Bố Tại Liên Bang Soviet), dựa vào rất nhiều những dữ kiện mới được bạch hóa gần đây. Chương này được chia thành 15 phần mở đầu với bài viết Paradoxes Et Malentendus D’Octobre (Những Nghịch Lý Và Ngộ Nhận Về Tháng Mười) tường thuật toàn bộ mọi giai đoạn khủng bố khốc liệt của người Bolshevik, các đao phủ của Stalin và cả các biến cố xảy ra sau cái chết của Josef Stalin.
Chương thứ hai dày 100 trang đã đào sâu nghiên cứu về khối Komintern và vai trò của Liên Sô trong các phong trào cộng sản thế giới, Revolution Mondiale, Guerre Civile Et Terreur (Cuộc Cách Mạng Thế Giới, Nội Chiến Và Khủng Bố), do Stephane Courtois, Jean Louis Panne và Remi Kauffer cùng viết. Chương này được chia làm 3 phần, Le Komintern De L’Action (Những Hoạt Động Của Khối Komintern) của Courtois và Panne, L’Ombre Portee Du NKVD En L’Espagne (Cái Bóng Của NKVD Tại Tây Ban Nha) của Courtois và Panne và Communisme Et Terrorisme (Chủ Nghĩa Cộng Sản Và Chủ Nghĩa Khủng Bố) của Kauffer.
Chương thứ 3, L’Autre Europe: Victime Du Communisme (Một Châu Âu khác: Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản), dày 100 trang cung cấp một cái nhìn về chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu. Tác giả phần thứ nhất chuyên khảo về Ba Lan, là một sử gia nổi tiếng nhất của Ba Lan, Andrzej Paczkowski, người đã giúp rất nhiều cho các học giả Tây Phương tiếp cận được với kho lưu trữ tài liệu của Ba Lan. Phần thứ hai, dày gần 70 trang do một sử gia danh tiếng khác của Tiệp Khắc, Karel Bartooek, viết về phần còn lại của các nước cựu cộng sản ở Trung Âu và vùng Balkans. Hai phần này đã cung cấp cho độc giả một lượng định phong phú và đa dạng về phong trào tập thể hóa và Soviet hóa tại các nước Đông Âu, dựa trên những tài liệu mới được bạch hóa.
Chương thứ tư, Communismes D’Asie: Entre Reeducation Et Masacre (Chủ Nghĩa Cộng Sản Tại Châu Á: Giữa Sự Cải Tạo Và Tàn Sát), tập trung vào các nước Đông Á (Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Cambodia). Chương này được chia thành 3 phần. Phần đầu dày khoảng 100 trang, tác giả là một sử gia danh tiếng của Pháp, Jean-Louis Margolin, khảo cứu về Trung Quốc dưới triều đại Mao Trạch Đông. Phần này cũng đề cập đến cuộc nội chiến ở Trung Quốc cũng như các sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc diễn ra sau năm 1949 (Cuộc Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách Mạng Văn Hóa, v.v…) và sự xâm lăng Tây Tạng. 30 trang kế tiếp, cũng do Margolin viết, tập trung vào Bắc Hàn, Việt Nam và Lào. Phần thứ 3, tác giả là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Cambodia, Pierre Rigoulot, giới thiệu một toàn cảnh về Cambodia dưới ách Khmer Đỏ.
Chương cuối cùng, Le Tiers Monde (Thế Giới Thứ Ba), bàn về các chế độ cộng sản ở các vùng lãnh thổ khác thuộc thế giới thứ 3. Chương này cũng được chia thành 3 phần. Phần đầu, do Pascal Fontaine viết, dày 35 trang khảo sát về Cuba, Nicaragua (dưới chế độ Sandinista) và phong trào Sendero Luminoso (Con Đường Sáng) tại Peru. Phần thứ 2, dày 30 trang viết về các nước cộng sản (hoặc cựu cộng sản) tại Châu Phi ‒ Ethiopia, Angola và Mozambique ‒ do nhà nghiên cứu hàng đầu về Châu Phi của Pháp, Yves Santamariabe, viết. Phần thứ 3, dày 25 trang phân tích về Afghanistan từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 90; tác giả là Sylvain Boulouque.
Cuốn sách chấm dứt bằng 30 trang kết luận của Stephane Courtois với tựa đề Pourquoi? (Tại Sao?), là một cố gắng để thấu hiểu về những tàn phá và khủng bố được hệ thống hóa trong 800 trang trước đó. Courtois cho rằng mặc dù được giải tỏa rất nhiều do sự phanh phui các tài liệu mật dưới thời cộng sản (vốn vẫn giữ bí mật mãi cho đến gần đây) đã dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về các sự kiện phức tạp… Câu hỏi căn bản của vấn đề vẫn còn y nguyên: Tại Sao? Tại sao chủ nghĩa cộng sản hiện đại, khi xuất hiện vào năm 1917, lại ngay tức khắc trở thành một ách độc tài khát máu và một thể chế của tội phạm? Phải chăng các cứu cánh mà chủ nghĩa này hướng tới chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực tối đa?
Với sự phân tích chi tiết về vấn đề làm thế nào các phương cách khủng bố bạo lực lại trở thành một lối sống dưới thời Lenin và Stalin, Courtois kết luận rằng “động cơ thực sự của sự khủng bố cực độ này chính là tư tưởng của Lenin, và ý chí ngông cuồng của một thiểu số cầm quyền muốn áp đặt cho dân chúng một học thuyết hoàn toàn xa lạ với thực tiễn.” Tư tưởng toàn trị này, Courtois khẳng định, đã gây nên sự tàn sát không thương tiếc tất cả những ai được cho là sự cản trở cho sự hình thành chế độ mới “… Những người đối địch đầu tiên được dán cái nhãn kẻ thù của nhân dân, sau đó là cái nhãn tội phạm, và phải được loại bỏ khỏi xã hội. Sự loại bỏ nhanh chóng được hiểu là sự thủ tiêu.” Quan điểm căn bản này, ông viết, đã hiện diện “dưới những múc độ khác nhau, trong tất cả các chế độ tự xung là cộng sản.”
Ngoài bài giới thiệu, 5 chương sách và bài kết luận, cuốn sách còn cung cấp các bản văn hoặc các tài liệu mới được bạch hóa (và, đặc biệt có vài tài liệu chưa hề được ấn hành) như là nguồn tham khảo. Những tài liệu được trích dẫn đều dưới dạng bản dịch qua tiếng Pháp, nhưng nhà xuất bản Pháp cũng cung cấp các bản copy bằng ngôn ngữ nguyên bản để cho phép dịch chúng ra tiếng Anh.
Những tài liệu này bao gồm như chỉ thị về cuộc đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của Tambov năm 1921, thư từ trao đổi giữa Stalin và nhà văn Mikhail Sholokhov, biên bản về các cuộc hỏi cung trong thời Đại Thanh Trừng của Liên Sô, bảo cáo về vài cuộc xử án tiêu biểu tại Liên Sô và các nước Đông Âu, chỉ thị về sự xử tử các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn năm 1940, nghị quyết về sự trục xuất các chủng tộc thiểu số tại Liên Sô, báo cáo từ các trưởng trại tù khổ sai ở Siberia, nhiều tài liệu về các hoạt động của đảng Cộng Sản Pháp, tài liệu về sự đối xử với các tù binh tại Liên Sô, các báo cáo về các hoạt động của du kích cộng sản trong cuộc nội chiến tại Hy Lạp, tài liệu về sự dính líu của cơ quan an ninh Đông Đức với tên trùm khủng bố Carlos, các báo cáo về sự áp chế cưỡng bức đối với các tín đồ tôn giáo, các chỉ thị được cơ quan mật vụ các nước Đông Âu ban hành, báo cáo về sự đàn áp chính trị tại Romania và Trung Quốc, các tài liệu về các nhà tù và trại lao động khổ sai ở Trung Quốc, báo cáo và chỉ thị trong cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, và còn nhiều nữa.
>> Xem Tiếp!
Thực trạng miền Nam Việt Nam sau ngày 30-4-75 qua ca dao
* Bán nguyệt san Ý Dân
Biến cố 30-4-1975 qua việc Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam đã thành một ngày Quốc Hận đau thương cho quân dân cán chính VNCH và hàng triệu người dân lành tại miền Nam Việt Nam. Toàn dân Việt bị mất đi các quyền tự do căn bản và lâm vào cảnh sống bần cùng.
Để nói lên thực trạng bi thương nầy, nhiều câu ca dao do người dân làm ra đã được truyền tụng rộng rãi khắp cả nước.
Như việc đổi tên hai con đường Tự Do và Công Lý tại Sàigòn, người dân Việt đã có hai câu thơ:
Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Đứng trước nạn bắt giam các quân dân cán chính VNCH và ba lần đổi tiền chỉ cho mỗi gia đình được tối đa 200 đồng, một biện pháp tước đoạt trắng trợn tài sản người dân của nhà cầm quyền Hà Nội. Người dân miền Nam đã có hai câu thơ sau:
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy.
Đối với vật giá leo thang. Lương các công nhân viên hàng tháng chỉ được 60 đồng giá trị cho 30 bó rau muống. Thật đúng với các câu thơ sau:
Anh Đồng, anh Duẫn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn, bố nhịn, đau lòng thằng dân.
Vì không đủ tiền mua gạo, người dân phải ăn độn với khoai mì, thế nên đã có các câu thơ:
Ai sinh ra cái củ mì?
Hỏi: để làm gì? Đáp: để mà ăn !
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Sau việc ăn độn với sắn cũng không đủ no, người dân đã phải ăn bo bo, là thực phẩm dành cho ngựa. Vì thế, đã có các câu thơ:
Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm
Ăn uống không no, không đủ chất bổ dưỡng, người dân miền Nam cũng không có đủ vải may mặc. Mỗi năm, người dân chỉ được cấp cho vài thước vải xấu. Bởi vậy, trong dân gian đã có các câu thơ châm biếm như sau:
Một năm hai thước vải thô
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra
May áo thì hở lá đa
Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ
Vội đem cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm
Trước tệ nạn tham nhũng của các cán bộ,người dân đã phải than thở như sau:
Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân
Ngày nay, trước nạn xã hội suy đồi, các quyền tự do bị ngăn cấm và trước nạn dâng đất , dâng biển cho Trung Cộng, người dân Việt chờ mong một sự thay đồi chế độ vàø hy vọng rằng ngày ấy không còn xa nữa:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách , cơ đồ mới yên
Ngày Võ Nguyễn Giáp sắp ra đi,chắc sẽ không còn xa. Tương lai tốt đẹp hơn chắc sẽ về với toàn dân Việt vậy ./.
BNS. Ý Dân
>> Xem Tiếp!
Biến cố 30-4-1975 qua việc Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam đã thành một ngày Quốc Hận đau thương cho quân dân cán chính VNCH và hàng triệu người dân lành tại miền Nam Việt Nam. Toàn dân Việt bị mất đi các quyền tự do căn bản và lâm vào cảnh sống bần cùng.
Để nói lên thực trạng bi thương nầy, nhiều câu ca dao do người dân làm ra đã được truyền tụng rộng rãi khắp cả nước.
Như việc đổi tên hai con đường Tự Do và Công Lý tại Sàigòn, người dân Việt đã có hai câu thơ:
Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Đứng trước nạn bắt giam các quân dân cán chính VNCH và ba lần đổi tiền chỉ cho mỗi gia đình được tối đa 200 đồng, một biện pháp tước đoạt trắng trợn tài sản người dân của nhà cầm quyền Hà Nội. Người dân miền Nam đã có hai câu thơ sau:
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy.
Đối với vật giá leo thang. Lương các công nhân viên hàng tháng chỉ được 60 đồng giá trị cho 30 bó rau muống. Thật đúng với các câu thơ sau:
Anh Đồng, anh Duẫn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn, bố nhịn, đau lòng thằng dân.
Vì không đủ tiền mua gạo, người dân phải ăn độn với khoai mì, thế nên đã có các câu thơ:
Ai sinh ra cái củ mì?
Hỏi: để làm gì? Đáp: để mà ăn !
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Sau việc ăn độn với sắn cũng không đủ no, người dân đã phải ăn bo bo, là thực phẩm dành cho ngựa. Vì thế, đã có các câu thơ:
Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm
Ăn uống không no, không đủ chất bổ dưỡng, người dân miền Nam cũng không có đủ vải may mặc. Mỗi năm, người dân chỉ được cấp cho vài thước vải xấu. Bởi vậy, trong dân gian đã có các câu thơ châm biếm như sau:
Một năm hai thước vải thô
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra
May áo thì hở lá đa
Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ
Vội đem cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm
Trước tệ nạn tham nhũng của các cán bộ,người dân đã phải than thở như sau:
Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân
Ngày nay, trước nạn xã hội suy đồi, các quyền tự do bị ngăn cấm và trước nạn dâng đất , dâng biển cho Trung Cộng, người dân Việt chờ mong một sự thay đồi chế độ vàø hy vọng rằng ngày ấy không còn xa nữa:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách , cơ đồ mới yên
Ngày Võ Nguyễn Giáp sắp ra đi,chắc sẽ không còn xa. Tương lai tốt đẹp hơn chắc sẽ về với toàn dân Việt vậy ./.
BNS. Ý Dân
>> Xem Tiếp!
Wednesday, September 23, 2009
Từ “Little Sàigòn” đến “Vietnamese-American Community Center”.
•Đặng thiên Sơn
Cách nay vài năm, khi người đàn bà trẻ người Mỹ gốc Việt đắc cử vào chức vụ nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose. Chẳng những người Việt trong khu vực này vui mừng, mà người Việt khắp thành phố cũng vui lây. Nhưng một năm, sau ngày đắc cử, bà nghị viên đã tạo ra sự khủng hoảng giữa Cộng Đồng Việt Nam và chính quyền vì việc đặt tên “Little Sàigòn” cho một khu thương mại. Ngày nay, thêm một lần nữa, bà lại tạo ra sự nghi kỵ giữa chính quyền và CĐVN về cái gọi là “Vietnamese-American Community Center”.
Ngày trước, bà nghị viên chống tên “ Little Sàigòn” vì tên này có “âm hưởng chống cộng”. Hành động và lời nói đầy trịch thượng của bà như: “Những người biểu tình đi vòng vòng trước City Hall giống như gánh xiệc...” Hay “Đó chỉ là thiểu số ăn ở không ngồi rồi, đi hạch sách bà…” vân vân và vân vân. Việc làm và lời nói đó, đã tạo ra khoảng cách giữa bà và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản. Dư âm phiền muộn trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” vẫn còn là nỗi đau chưa tan. Thì hôm nay, với cái gọi là “Vietnamese - American Community Center” đã khiến một lần nữa CĐVN San Jose băn khoăn, xáo trộn.
Trước những tấm giấy đánh máy, hàng chữ được viết bằng tay: “We don’t trust Madison Nguyen any more”, chắc chắn đã làm bà nữ nghị viên khu vực 7 không vui. Và với dư luận xôn xao từ những ngày cuối tháng 8/09 đến giờ , chắc chắn đã làm những bửa cơm trong gia đình người Việt tại San Jose không còn được ngon miệng như trước. Đối với những sự kiện như vậy! Những người có liêm sỉ, có đạo đức, còn lương tri, không thể nào phủ nhận những rắc rối, lận đận, đã và đang chụp xuống CĐVN đầu dây, mối nhợ đều do bà nghị viên người Mỹ gốc Việt mà ra.
Trong đời sống, có vui thì phải có buồn. Đó là lẽ đương nhiên! Nhưng, bất hạnh cho CĐVN San Jose là buồn nhiều hơn vui, kể từ ngày có bà nghị viên người Mỹ gốc Việt “lọt chân” vào HĐTP.
Buồn nào rồi cũng qua! Vui nào rồi cũng hết! Nhưng làm sao hiểu được chân lý của vui, của buồn, để tìm cách gìn giữ hay vứt bỏ. Thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để nhận ra.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không nhìn ra chân lý những điều mình muốn. Chúng ta sẽ thiếu động cơ thúc đẩy để cố gắng đạt đến mục đích. Khi biết căn nhà là nơi đụt nắng, che mưa. Người ta sẽ cố gắng làm việc để có cái nhà để che thân. Trong đấu tranh khi nhận ra chính nghĩa, thì sự dấn thân mới bền bỉ lâu dài. Khi hiểu làm người ai cũng có phẩm cách và danh dự, thì người ta mới cố gắng làm những điều phải làm để bảo vệ danh dự, uy tín của mình khi bị tổn thương hay đang có mầm móng đe dọa sắp bị tổn thương.
Trong cuộc họp thăm dò ý kiến của Ban Đặc Nhiệm ngày 12/9/09 vừa qua. Với những phát giác chung quanh cái gọi là “Vietnamse - Amerian Community Center”. Người tham dự đã nhận ra lòng tin, cảm tình của người Việt trong vùng dành cho bà nghị viên khu vực 7 càng ngày càng sa sút do việc bà ta đã toa rập cùng thành phố lấy danh nghĩa cộng đồng VN xử dụng không đúng chỗ.
Nhìn vào ý kiến của người tham dự được Ban Tổ Chức tóm tắt trên bảng mới thấy rằng CĐVN là một thực thể có tư cách, biết tôn trọng quyền lợi chung của xã hội. Bảng tóm tắt là nhân chứng để minh định: “không một người Việt nào phản đối chính quyền khi họ thành lập một trung tâm đa văn hóa để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cho mọi sắc tộc”. Không có một ý kiến nào bày tỏ ý định muốn chiếm độc quyền xử dụng trung tâm, đã cho thấy CĐVN lên tiếng vì nhiều lý do khác. Trong đó có những lý do dưới đây:
1). Thành phố đặt tên là “Vietnamese-American Community Center”, nhưng mục đích là phục vụ mọi sắc dân. Đã cho thấy cái danh bên ngoài không đồng thuận với việc làm bên trong.
Một cửa tiệm với hàng chữ quảng cáo lớn và rõ ràng bên ngoài là: “Nhà hàng Việt Nam” thì không thể là nơi khi thực khách VN đến ăn thì nhân viên nhà hàng cho biết: “Hôm nay chúng tôi bán Pizza và Tacobel… Ngày mai chúng tôi bán Hamberger và Hot dog. Ngày mốt chúng tôi bán cơm Thái, cơm Đại hàn… Ngày khác chúng tôi bán thức ăn Việt Nam” . Như vậy bảng hiệu “Nhà hàng Việt Nam” bên ngoài là sự dối trá, lừa gạt trắng trợn.
2) Cộng đồng Việt Nam không chấp nhận cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” vì nó chẳng những không chính danh, mà còn ẩn tàng mầm móng bất lợi liên quan đến uy tín, danh dự cộng đồng người Việt.
- Là một trung tâm văn hóa đa sắc tộc nhưng lại tên là “Trung tâm cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Điều này sẽ tạo ra sự chia rẻ, kỳ thị với các sắc tộc khác. Trong khi chính quyền có thể chọn cái tên hợp lý chính danh hơn như: “Trung tâm Cộng Đồng Đa Sắc Tộc” để tránh sự đố kỵ của các cộng đồng khác nhìn vào cộng đồng VN.
- Là một cơ sở chung, nhưng nếu có những vấn đề như trộm cắp, đánh lộn, cướp của, giết người xảy ra trong lúc chưa biết thủ phạm là ai. Nhưng, chắc chắn mang tiếng là Cộng Đồng Việt Nam khi báo chí loan tin là đã xảy ra tại “Vietnamese-American Community Center”. Chuyện “Quít làm, Cam chịu” là một sự nhảm nhí không thể chấp nhận. Sự đặt tên này, là việc làm vô ý thức của một người mang giòng máu VN nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán uy tín, danh dự của một dân tộc. Đây là sự sai lầm tai hại nên CĐVN không đồng ý.
Hàng ngày, tổng đài phát thanh AM1430, Sở Cảnh Sát cứ một giờ, nửa tiếng, nhắc nhở dân thành phố ra đường coi chừng bị giựt bóp. Đã cho thấy thành phố đang trong tình trạng an ninh bất bất ổn.
Do đó, nếu cái tên “LittLe Sàigòn” tiêu biểu cho căn cước của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản trong một khu thương mại. Thì cái tên “Vietnamse-American Community Center” tiêu biểu cho cả một dân tộc trong lãnh vực Văn hóa, Xã hội , Chính trị lẫn Kinh tế của người Việt lưu vong. Cho nên, CĐVN đề nghị yêu cầu chính quyền đổi cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” thành một tên khác là một nguyện vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp không thể phủ nhận.
3.) Vào tháng 10 năm 2006, bà nghị viên khu vực 7 khoe thành tích là đã vận động thành phố được ngân khoản 2 triệu 800 ngàn để thành lập một trung tâm sinh hoạt dành cho người Việt Nam. Như là một tài sản riêng, bà nói thẳng đã giao cho một bác sĩ lập Ban Điều Hành để tiến hành thủ tục “tiếp thu”. Nhưng sự thật không phải vậy. Vì qua buổi hội thảo ngày 12/09/09, một lần nữa bản chất nói láo chuyên nghiệp của nữ nghị viên kia đã lộ ra. Mọi người tham dự đề nghị không muốn thấy bà xuất hiện trong những kỳ hội thảo sắp tới do sự bất tín nhiệm, cũng là ý kiến chính đáng.
Khi nói đến thành tích của bà nghị viên , ngoài các thành tích mơ hồ như đã tạo được 1.000 việc làm trong khu chợ The Plant, xây được hàng trăm căn nhà housing tại đường Senter, xây công viên chùa Đức Viên vân vân. Thì thành tích lập “Vườn Văn Hóa Việt” của bà là một sĩ nhục cho CĐVN tại San Jose khi người ta đi ngang qua cái vườn này.
Trong chương trình phát thanh của LĐCTNV/BCL ngày 18/9/09, khi các ông Hồ Vũ, Lê Lộc, Thomas Nguyễn đề cập đến thành tích hoạt động của bà nghị viên. Thính giả nghe qua đều ngao ngán. Khi nghe nhắc đến bốn chữ “Vườn Văn Hóa Việt” người nghe bổng bất giác ngậm ngùi. Tủi cho cho nền văn hoá dân tộc, đã bị bà nghị viên và ông bác sĩ bôi bác một cách thê thảm.
Khi đi ngang qua cái gọi là “Vườn Văn Hoá Việt” trên đường Robert, không một người nào tránh khỏi chua xót khi nhìn thấy cỏ vàng, cát bụi đã phủ lấp “viên đá đầu tiên” trị giá 600 ngàn đô la. Còn tấm bảng cao vừa khỏi ngọn cỏ thì đã bị kẻ phá phách vẻ bậy, bôi bẫn lên đó. Trong khi ấy, hai lá cờ Mỹ -Việt trên cao lúc thì ủ rủ, lúc thì bay bay một cách trơ trẻn. Khiến ông đi qua, bà đi lại không hiểu đó là cái vườn gì. Hình ảnh này trông còn bi thảm hơn “nấm đất” của kỷ nữ Đạm Tiên được thi hào Nguyễn Du diễn tả trong tác phẩm Kim Vân Kiều qua hai câu lục bát: “Xè xè nấm đất bên đàng- Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Thành tích văn hóa của bà nghị viên với mãnh vườn đầy cỏ dại ba năm trơ gan cùng tuế nguyệt, đã khiến hai thành viên LĐCTNV/BCL là Hồ Vũ và Lê Lộc thảng thốt kêu lên đó là vườn văn hóa thời Động Đình Hồ. Trong khi ấy thảm cảnh “ Vườn Văn Hóa Việt” được ông Thomas Nguyễn mô tả là việc làm thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm và coi người đời như cỏ rác của một nghị viên.
Rồi đây, cũng như câu chuyện tên “Little Sàigòn” cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” sẽ được các cơ quan truyền thông Mỹ, Mễ như đài KLIV, báo SJM, báo Metro cắm râu, thêm sừng để biến CĐVN thành con cú quá khích, hẹp hòi và bà nghị là con phượng hoàng của thành phố. Việc bóp méo, vo tròn, vẻ hình, thêm bóng con người và xã hội là việc của các cơ quan truyền thông coi chân lý, lẽ phải là đồng đô la. Riêng CĐVN khi đã nhận ra từ chuyện “Little Sàigòn” đến sự áp đặt tên “Vietnamese-American Community Center” là hiện thân của một chính quyền thực dân mà CĐVN đang đối diện, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, uy tín, danh dự của mình. Nếu nhận thấy việc bảo vệ sự vĩnh cửu của cộng đồng VNHN là chân lý, thì con đường chọn lựa duy nhứt của mọi người là cùng nhau đứng lên cho dù chông gai, gian khổ.
Đặng thiên Sơn (23/9/09)
>> Xem Tiếp!
Cách nay vài năm, khi người đàn bà trẻ người Mỹ gốc Việt đắc cử vào chức vụ nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose. Chẳng những người Việt trong khu vực này vui mừng, mà người Việt khắp thành phố cũng vui lây. Nhưng một năm, sau ngày đắc cử, bà nghị viên đã tạo ra sự khủng hoảng giữa Cộng Đồng Việt Nam và chính quyền vì việc đặt tên “Little Sàigòn” cho một khu thương mại. Ngày nay, thêm một lần nữa, bà lại tạo ra sự nghi kỵ giữa chính quyền và CĐVN về cái gọi là “Vietnamese-American Community Center”.
Ngày trước, bà nghị viên chống tên “ Little Sàigòn” vì tên này có “âm hưởng chống cộng”. Hành động và lời nói đầy trịch thượng của bà như: “Những người biểu tình đi vòng vòng trước City Hall giống như gánh xiệc...” Hay “Đó chỉ là thiểu số ăn ở không ngồi rồi, đi hạch sách bà…” vân vân và vân vân. Việc làm và lời nói đó, đã tạo ra khoảng cách giữa bà và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản. Dư âm phiền muộn trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” vẫn còn là nỗi đau chưa tan. Thì hôm nay, với cái gọi là “Vietnamese - American Community Center” đã khiến một lần nữa CĐVN San Jose băn khoăn, xáo trộn.
Trước những tấm giấy đánh máy, hàng chữ được viết bằng tay: “We don’t trust Madison Nguyen any more”, chắc chắn đã làm bà nữ nghị viên khu vực 7 không vui. Và với dư luận xôn xao từ những ngày cuối tháng 8/09 đến giờ , chắc chắn đã làm những bửa cơm trong gia đình người Việt tại San Jose không còn được ngon miệng như trước. Đối với những sự kiện như vậy! Những người có liêm sỉ, có đạo đức, còn lương tri, không thể nào phủ nhận những rắc rối, lận đận, đã và đang chụp xuống CĐVN đầu dây, mối nhợ đều do bà nghị viên người Mỹ gốc Việt mà ra.
Trong đời sống, có vui thì phải có buồn. Đó là lẽ đương nhiên! Nhưng, bất hạnh cho CĐVN San Jose là buồn nhiều hơn vui, kể từ ngày có bà nghị viên người Mỹ gốc Việt “lọt chân” vào HĐTP.
Buồn nào rồi cũng qua! Vui nào rồi cũng hết! Nhưng làm sao hiểu được chân lý của vui, của buồn, để tìm cách gìn giữ hay vứt bỏ. Thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để nhận ra.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không nhìn ra chân lý những điều mình muốn. Chúng ta sẽ thiếu động cơ thúc đẩy để cố gắng đạt đến mục đích. Khi biết căn nhà là nơi đụt nắng, che mưa. Người ta sẽ cố gắng làm việc để có cái nhà để che thân. Trong đấu tranh khi nhận ra chính nghĩa, thì sự dấn thân mới bền bỉ lâu dài. Khi hiểu làm người ai cũng có phẩm cách và danh dự, thì người ta mới cố gắng làm những điều phải làm để bảo vệ danh dự, uy tín của mình khi bị tổn thương hay đang có mầm móng đe dọa sắp bị tổn thương.
Trong cuộc họp thăm dò ý kiến của Ban Đặc Nhiệm ngày 12/9/09 vừa qua. Với những phát giác chung quanh cái gọi là “Vietnamse - Amerian Community Center”. Người tham dự đã nhận ra lòng tin, cảm tình của người Việt trong vùng dành cho bà nghị viên khu vực 7 càng ngày càng sa sút do việc bà ta đã toa rập cùng thành phố lấy danh nghĩa cộng đồng VN xử dụng không đúng chỗ.
Nhìn vào ý kiến của người tham dự được Ban Tổ Chức tóm tắt trên bảng mới thấy rằng CĐVN là một thực thể có tư cách, biết tôn trọng quyền lợi chung của xã hội. Bảng tóm tắt là nhân chứng để minh định: “không một người Việt nào phản đối chính quyền khi họ thành lập một trung tâm đa văn hóa để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cho mọi sắc tộc”. Không có một ý kiến nào bày tỏ ý định muốn chiếm độc quyền xử dụng trung tâm, đã cho thấy CĐVN lên tiếng vì nhiều lý do khác. Trong đó có những lý do dưới đây:
1). Thành phố đặt tên là “Vietnamese-American Community Center”, nhưng mục đích là phục vụ mọi sắc dân. Đã cho thấy cái danh bên ngoài không đồng thuận với việc làm bên trong.
Một cửa tiệm với hàng chữ quảng cáo lớn và rõ ràng bên ngoài là: “Nhà hàng Việt Nam” thì không thể là nơi khi thực khách VN đến ăn thì nhân viên nhà hàng cho biết: “Hôm nay chúng tôi bán Pizza và Tacobel… Ngày mai chúng tôi bán Hamberger và Hot dog. Ngày mốt chúng tôi bán cơm Thái, cơm Đại hàn… Ngày khác chúng tôi bán thức ăn Việt Nam” . Như vậy bảng hiệu “Nhà hàng Việt Nam” bên ngoài là sự dối trá, lừa gạt trắng trợn.
2) Cộng đồng Việt Nam không chấp nhận cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” vì nó chẳng những không chính danh, mà còn ẩn tàng mầm móng bất lợi liên quan đến uy tín, danh dự cộng đồng người Việt.
- Là một trung tâm văn hóa đa sắc tộc nhưng lại tên là “Trung tâm cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Điều này sẽ tạo ra sự chia rẻ, kỳ thị với các sắc tộc khác. Trong khi chính quyền có thể chọn cái tên hợp lý chính danh hơn như: “Trung tâm Cộng Đồng Đa Sắc Tộc” để tránh sự đố kỵ của các cộng đồng khác nhìn vào cộng đồng VN.
- Là một cơ sở chung, nhưng nếu có những vấn đề như trộm cắp, đánh lộn, cướp của, giết người xảy ra trong lúc chưa biết thủ phạm là ai. Nhưng, chắc chắn mang tiếng là Cộng Đồng Việt Nam khi báo chí loan tin là đã xảy ra tại “Vietnamese-American Community Center”. Chuyện “Quít làm, Cam chịu” là một sự nhảm nhí không thể chấp nhận. Sự đặt tên này, là việc làm vô ý thức của một người mang giòng máu VN nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán uy tín, danh dự của một dân tộc. Đây là sự sai lầm tai hại nên CĐVN không đồng ý.
Hàng ngày, tổng đài phát thanh AM1430, Sở Cảnh Sát cứ một giờ, nửa tiếng, nhắc nhở dân thành phố ra đường coi chừng bị giựt bóp. Đã cho thấy thành phố đang trong tình trạng an ninh bất bất ổn.
Do đó, nếu cái tên “LittLe Sàigòn” tiêu biểu cho căn cước của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản trong một khu thương mại. Thì cái tên “Vietnamse-American Community Center” tiêu biểu cho cả một dân tộc trong lãnh vực Văn hóa, Xã hội , Chính trị lẫn Kinh tế của người Việt lưu vong. Cho nên, CĐVN đề nghị yêu cầu chính quyền đổi cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” thành một tên khác là một nguyện vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp không thể phủ nhận.
3.) Vào tháng 10 năm 2006, bà nghị viên khu vực 7 khoe thành tích là đã vận động thành phố được ngân khoản 2 triệu 800 ngàn để thành lập một trung tâm sinh hoạt dành cho người Việt Nam. Như là một tài sản riêng, bà nói thẳng đã giao cho một bác sĩ lập Ban Điều Hành để tiến hành thủ tục “tiếp thu”. Nhưng sự thật không phải vậy. Vì qua buổi hội thảo ngày 12/09/09, một lần nữa bản chất nói láo chuyên nghiệp của nữ nghị viên kia đã lộ ra. Mọi người tham dự đề nghị không muốn thấy bà xuất hiện trong những kỳ hội thảo sắp tới do sự bất tín nhiệm, cũng là ý kiến chính đáng.
Khi nói đến thành tích của bà nghị viên , ngoài các thành tích mơ hồ như đã tạo được 1.000 việc làm trong khu chợ The Plant, xây được hàng trăm căn nhà housing tại đường Senter, xây công viên chùa Đức Viên vân vân. Thì thành tích lập “Vườn Văn Hóa Việt” của bà là một sĩ nhục cho CĐVN tại San Jose khi người ta đi ngang qua cái vườn này.
Trong chương trình phát thanh của LĐCTNV/BCL ngày 18/9/09, khi các ông Hồ Vũ, Lê Lộc, Thomas Nguyễn đề cập đến thành tích hoạt động của bà nghị viên. Thính giả nghe qua đều ngao ngán. Khi nghe nhắc đến bốn chữ “Vườn Văn Hóa Việt” người nghe bổng bất giác ngậm ngùi. Tủi cho cho nền văn hoá dân tộc, đã bị bà nghị viên và ông bác sĩ bôi bác một cách thê thảm.
Khi đi ngang qua cái gọi là “Vườn Văn Hoá Việt” trên đường Robert, không một người nào tránh khỏi chua xót khi nhìn thấy cỏ vàng, cát bụi đã phủ lấp “viên đá đầu tiên” trị giá 600 ngàn đô la. Còn tấm bảng cao vừa khỏi ngọn cỏ thì đã bị kẻ phá phách vẻ bậy, bôi bẫn lên đó. Trong khi ấy, hai lá cờ Mỹ -Việt trên cao lúc thì ủ rủ, lúc thì bay bay một cách trơ trẻn. Khiến ông đi qua, bà đi lại không hiểu đó là cái vườn gì. Hình ảnh này trông còn bi thảm hơn “nấm đất” của kỷ nữ Đạm Tiên được thi hào Nguyễn Du diễn tả trong tác phẩm Kim Vân Kiều qua hai câu lục bát: “Xè xè nấm đất bên đàng- Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Thành tích văn hóa của bà nghị viên với mãnh vườn đầy cỏ dại ba năm trơ gan cùng tuế nguyệt, đã khiến hai thành viên LĐCTNV/BCL là Hồ Vũ và Lê Lộc thảng thốt kêu lên đó là vườn văn hóa thời Động Đình Hồ. Trong khi ấy thảm cảnh “ Vườn Văn Hóa Việt” được ông Thomas Nguyễn mô tả là việc làm thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm và coi người đời như cỏ rác của một nghị viên.
Rồi đây, cũng như câu chuyện tên “Little Sàigòn” cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” sẽ được các cơ quan truyền thông Mỹ, Mễ như đài KLIV, báo SJM, báo Metro cắm râu, thêm sừng để biến CĐVN thành con cú quá khích, hẹp hòi và bà nghị là con phượng hoàng của thành phố. Việc bóp méo, vo tròn, vẻ hình, thêm bóng con người và xã hội là việc của các cơ quan truyền thông coi chân lý, lẽ phải là đồng đô la. Riêng CĐVN khi đã nhận ra từ chuyện “Little Sàigòn” đến sự áp đặt tên “Vietnamese-American Community Center” là hiện thân của một chính quyền thực dân mà CĐVN đang đối diện, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, uy tín, danh dự của mình. Nếu nhận thấy việc bảo vệ sự vĩnh cửu của cộng đồng VNHN là chân lý, thì con đường chọn lựa duy nhứt của mọi người là cùng nhau đứng lên cho dù chông gai, gian khổ.
Đặng thiên Sơn (23/9/09)
>> Xem Tiếp!
Tuesday, September 22, 2009
Thiền sư Nhất Hạnh là ai?
Tác giả: Echo Sàigon sưu tầm
Thiền Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc Thanh Hoá, phiá ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1942, Nguyễn Xuân Bảo đi tu ở chùa Bảo Quốc, Huế. Sau khi học xong phần Phật giáo cơ bản, được chuyễn qua chùa Từ Đàm rồi sang chùa Từ Hiếu để hoàn tất chương trình Phật học hầu trở thành Đại Đức do Hoà Thượng Thích Nhất Định chủ trì. Sau đó ông theo học bậc trung học tại Huế.
Năm 1956, Thiền Sư vào Sàigòn học tại đại học văn khoa và tốt nghiệp cử nhân năm 1959.
Năm 1961, Ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho xuất ngoại du học tại Princeton University của tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ.
Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963 thì chuyện tranh chấp nội bộ Phật giáo xảy ra giữa khối Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự do Thượng Toạ Thích Tâm Châu lảnh đạo. Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, TT Thích Trí Quang đã mời Đại Đức Thích Nhất Hạnh về nước để giúp ông thống nhất Phật giáo và tìm hướng đi cho tương lai.
Khi về nước, ông giảng dạy tại đại học Vạn Hạnh. Tại đây, đại đức đã không dạy cho đàng hoàng nhưng lại vừa giảng bài, vừa đảo mắt liếc tình, phải lòng sinh viên Cao Ngọc Phượng, người tỉnh Bến Tre. Cô sinh viên nầy bèn tâm đầu ý hợp vào chùa tu với thầy. Vì chỉ mới xảy ra lần đầu trong đời, tim đập loạn xạ bởi qúa hồi hộp, cô đã để quên đôi dép Nhật bên ngoài, phải đi vào Chân Không.
Năm 1965, Chân Không tiếp tục thọ giới tiếp hiện với Đại Đức tạo nên một đứa con trai. Từ đó, ông tự gọi mình là Thiền Sư mà không còn là Đại Đức, Thượng Tọa nữa; nhưng mới đây khi về Việt Nam vào năm 2008, tự phong mình là Hoà Thượng, có lộng trướng đưa rước đàng hoàng !
Năm 1968, Cao Ngọc Phượng đi Chân Không sang Pháp thọ giới vĩnh viễn với TS tại làng Mai, toạ lạc ở Meyrac Loubes Bernac, 47120 Duras phiá nam nước Pháp. Ngoài ra, họ còn có ba thiền viện khác là chùa Pháp Vân, chùa Từ Nghiêm và chùa Cam lộ.
Thiền Sư được mọi người biết đến từ năm 1964 khi xuất bản cuốn Phật Giáo Ngày Nay. Tên tuổi của Thầy được giới văn học Miền Nam xếp chung trong nhóm Thiền Vi của các nhân văn trong phong trào Phật Giáo đương thời; nhưng hào quang nầy đã sớm vụt tắt khi ông đã hiện nguyên hình một sư không bình thường trong những bài viết và bài giảng thuyết sau nầy.
Vào đầu năm 1966, Đại Đức Nhất Hạnh được Thượng Tọa Trí Quang phái ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh , lập chính phủ hoà giải hoà hợp mà môi trường hoạt động đầu tiên là nước Pháp. Xin nghe ông nói :” Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng 5. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hoà bình. Tôi chỉ muốn đi vài tháng thôi rồi về. Lúc đó trường đại học Cornell ở Ithaca mời tôi qua để giảng một loạt bài về tình hình ở Đông Nam Á. Người đứng ra mời là giáo sư George Kahin, giáo sư chính trị học ở tại trường Cornell. Tôi đi ra để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hoà bình và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chổ để để tranh dành ảnh hưởng nữa, đừng sữ dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé đó… Trong qúa trình vận động hoà bình nầy, tôi được báo tin rằng chính quyền Việt Nam không muốn cho tôi về nữa. Vì vậy tôi đã bị lưu đày từ tháng 5 năm 1966 đến bây giờ… Tôi bị lưu đày vì đã dám cất lên tiếng kêu gọi hoà bình…”
Qua đoạn văn trên, rõ ràng Nhất Hạnh vờ giả dạng kẻ ngây thơ bởi với kiến thức như Thiền Sư, ông đã rõ cuộc chiến nầy phát xuất từ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà Hồ Chí Minh là người thừa hành để xâm lăng miền Nam. Vậy muốn chấm dứt chiến tranh, kêu gọi hoà bình phải yêu cầu kẻ gây chiến Cộng Sản Hànội dừng tay lại. Đằng nầy ông làm ngược lại, kêu gọi người BỊ xâm lăng NGƯNG chống đở kẻ XÂM LĂNG !
Lúc bấy giờ, năm 1966, Pháp là thiên đường của nhóm Tướng Tá lưu vong chính trị của Miền Nam được Tướng Charles de Gaule gom lại để đánh phá VNCH và trợ giúp Hànội để trả thù Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi Miền Nam.
Cuối tháng 5 năm 1966 khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, một tổ chức phản chiến Mỹ, mời qua Hoa Kỳ.
Ngày 1-6-1966, ông tuyên bố một bản tuyên cáo nói lên lập trường 5 điễm của Giáo hội Phật Giáo Ấn Quang gồm: Yêu cầu chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức, quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN, ngưng oanh tạc Bắc Việt và ngưng các cuộc hành quân ở Miền Nam. Mỹ phải giúp lập chính phủ dân chủ và tái thiết Miền Nam
Rập khuôn đòi hỏi 5 điễm của Cộng sản Bắc Việt qua cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam ( MTGPMN ).
Ngày 2-6-1966 ông được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Hoa Kỳ với nội dung tố cáo Mỹ và VNCH đã gây ra thãm họa tại VN, bị nhân dân bản xứ chống đối một cách mạnh mẽ?! Đúng là Thiền Sư nầy vừa ăn cướp vừa la làng ! Đến đây mới thấy bài viết Sleeping with the enemy của đương kim Thượng nghị sĩ James Webb của tiểu bang Virginia qúa chính xác. Ông viết : cũng không hiễu được tại sao lại có những kẽ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cã Quốc Hội cũng bị nhiễm con vi khuẫn nầy. Để trả lời câu hỏi: ….không hiễu được tại sao, thì xin thưa với TNS tiểu bang Virginia rằng vì ông tăng phản Phật, phản Đạo, phản Dân Tộc nầy .
Năm 1967 ông cho xuất bản cuốn Viet Nam, lotus in a sea of fire, a Buddhist proposal for Peace- Việt Nam, hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hoà bình của Phật Giáo. Sách nầy đề cập đến cuộc đấu tranh của Phật giáo từ 1963 đến 1966 cũng như những chết chóc, tang thương do quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam gây ra ?! Ông lên án chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và Nguyễn Cao Kỳ độc tài, quân phiệt. Ông cho MTGPMN là do những người Quốc gia lập ra để chống ông Diệm, không phải do từ Hànội, nhưng vì Mỹ đổ quân vào Miền Nam nên họ nghiêng về phía Cộng sản !. Ở phần cuối để lộ sự mâu thuẩn, lắt léo khi ông trích dẫn lời Lê Duẩn tuyên bố trong đại hội đảng kỳ 3 năm 1960: Đảng ta lảnh đạo mặt trận ! Điểm đặc biệt nhất trong cuốn sách nầy ở trang 52 dòng 20,21 và 22 ông viết: In the minds of the Vietnamese people in general, Ho Chi Minh was a national hero who had led their struggle against the French- Trong đầu óc của người dân Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã lảnh đạo cuộc tranh đấu chống Pháp. Qua câu nầy, nhận thấy ông không dám trực tiêp nói HCM là vị anh hùng mà chỉ mượn từ ngử “người dân” để nói thay cho mình, nhưng ở đầu trang nầy lại chạy một tít lớn đánh máy bằng chữ hoa: HO CHI MINH, A NATIONAL HERO. Đây là TIỂU XẢO rất thường thấy của NHẤT HẠNH trong các tác phẩm của ông ! Ông có biết đấu tranh dành độc lập theo kiễu cộng sản chỉ có xảy ra ở Việt Nam đã đưa dân tộc nầy đến ngày hôm nay đi về đâu? Tất cả những chết chóc, tang thương, đau khổ tinh thần lẫn vật chất về mọi phương diện, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Để hợp thức hoá tình trạng phá giới của mình, ông đã đưa ra một phương thức tu tập mới để thanh minh hành động của mình bằng cách ra cuốn Phật Giáo Hiện Đại Hoá xuất bản tại Sàigòn vào tháng 5-1965.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập toà tháp đôi tại New York khiến trên 3000 người bị chết thảm, Nhất Hạnh phải là người cầu kinh để chia xẻ niềm đau thương nầy, trái lại, vào ngày thứ ba, 25-9-2001 lúc 7 giờ chiều, ông
đến Riverside Church ở thành phố New York kêu gọi hoà giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New York Times nguyên 2 trang A 5 và A 22 tốn hết 45,000 USD; trong đó có đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói trong vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà. Đây là đoạn văn được đưa lên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001, có cả hình ông ngồi chắp tay như đang cầu nguyện !
Sự thật thì trong vụ Mậu Thân 68, VC đã tấn công Thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre vào lúc 3 giờ sáng rạng ngày mồng 3 Tết âm lịch. Chúng đã pháo vào toà Hành Chánh tỉnh và Bản Doanh trung đoàn 10 của sư đoàn 7 bộ binh rất ác liệt nhưng không chiếm được. Đến 10 giờ sáng, 2 tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn 10 BB chiến đấu dũng cảm trong thị xã và đã đẩy lui được VC ở khu vực Toà Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực thương mãi, VC vẫn chiếm giử các cao ốc, trừ đài phát thanh. Đến chiều, 2 tiểu đoàn thuộc lử đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện. Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác và hơn 100 vũ khí đủ loại. Phía thuờng dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại. Chợ Thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Tham dự trận đánh nầy, VC đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm 2 tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân. Thế nhưng Nhất Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Trong khi đó tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế là sinh quán và nơi tu học Phật Pháp của ông, trong vụ Mậu Thân đồng bào của ông đã bị VC chôn sống, bị chém giết dã man, ông không lên án hành động bất nhân nầy cũng như chẳng có một lời phân ưu, chia buồn đến đồng hương của mình !
Trước năm 1975, Nhất Hạnh đã tuyên truyền rầm rộ khích động phản chiến, ngụy hoà Mỹ giúp Hànội thành công. Ngày nay ông kêu gọi hoà hợp để đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1981, sau khi thanh toán xong tổ chức Phật giáo Ấn Quang, Hànội một mặt huấn luyện khoảng 5000 công an được phân phối để kiểm soát hầu hết các chùa và các tổ chức Phật giáo trong nước, mặt khác cho phát triển phong trào Phật học và tập thiền. Đã có bốn học viện lớn được dùng để huấn luyện Sư quốc doanh và thiền. Đó là học viện Phật giáo Việt Nam và thiền viện Vạn hạnh ở quận Phú nhuận, thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đàlạt, thiền viện Phật giáo Huế và thiện viện Phật giáo Việt Nam ở chùa Sứ quán tại Hànội.
Trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không ngừng lên án Hànội đàn áp Phật giáo và đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Huyền Quang và Hoà Thượng Quảng Độ, thì vào năm 2002, Hồng Quang, người lảnh đạo nhóm Giao Điễm ở hải ngoại được mời về Việt Nam tham dự đại hội Phật giáo quốc doanh toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hànội vào ngày 4 và 5-12-2002. Trong bài tham luận, ông tuyên bố: Không có nhân quyền nào bằng quyền tự chủ để độc lập, tự cường để tồn tại. Không có tự do nào bằng tự do vượt ra khỏi sức ép của ngoại nhân. Với lập luận nầy, ông gián tiếp cho phong trào đấu tranh tự do tôn giáo của Phật Giáo Ấn Quang và các tổ chức khác ở hải ngoại là sai lầm, chỉ có giáo hội quốc doanh là đi đúng hướng.
Độc lập và tự cường của Hồng Quang là loại độc lập và tự cường của 2 triệu đảng viên Cộng Sản đối kháng lại ý niệm độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam vốn có trên bốn ngàn năm lịch sữ; trong đó, có một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, tám mươi năm giặc Pháp cai trị, vẫn chưa đến nổi qúa thê thảm như dưới chế độ Cộng sản ngày hôm nay. Các chế độ đó chưa đấu tố chết 178,000 người Việt Nam ở Miền Bắc, chưa chôn sống hàng trăm người như vụ Mậu Thân tại Huế, phẫm gíá phụ nử Việt Nam chưa qúa tồi tệ nhục nhả như bây giờ, chưa lấy quốc nạn tham nhủng làm lẽ sống cho đảng mình hưởng sự phè phởn trên thảm trạng nghèo đói của dân tộc và chưa có hàng triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe thuyền mỏng manh, vượt đại dương tìm cái sống trong cái chết !
Mọi người từ lâu đã thừa hiểu nhóm Giao Điễm là cộng sản trá hình, pha lẫn với những Phật tử qúa khích, thiển cận ở hải ngoại mà công tác chính là đánh phá Vatican (vốn luôn đề cao quyền làm người của mọi dân tộc trên Thế giới và bênh vực kẻ bị áp bức trong bất cứ chế độ chính trị nào) , đánh phá Công giáo Việt Nam, gây đố kỵ, chia rẽ giửa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, lôi kéo khối Ấn Quang sáp nhập vào Phật giáo quốc doanh. Mục đích tối hậu của họ là tạo thành trì bảo vệ chế độ.
Năm 2004 Hànội mời TS Nhất Hạnh về nước để tiếp nối việc làm của Hồng Quang hầu chứng minh cho thế giới biết VN có tự do tôn giáo, vừa gây chia rẽ nội bộ Phật giáo ở trong nước và hải ngoại. Nhận lời mời, ngày 12-01-2005, vừa bước xuống phi trường Nội Bài cùng với 100 đệ tử thiền sinh, Hànội cử một đội ngủ đông đảo tiếp đón sư ông, sư bà, có rắc hoa thơm trên lối đi, có phóng viên đến phỏng vấn và đưa lên mạng liền. Dịp nầy ông được đi giảng thuyết nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người. Tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sàigòn, Sư bà Chân Không được cử đến trước để thăm dò, nhưng Hoà Thượng Quảng Độ từ chối. Tại chùa Già Lam,được Trí Quang tiếp trong 40 phút, nội dung chuyện trò được giử kín. Ông đã lưu lại VN trong 3 tháng để thuyết pháp và tổ chức trai đàn( cầu nguyện cho những vong linh đã nằm xuống trong cuộc chiến) nhưng bên trong ông đã nhận sứ mệnh vận động nhóm Phật giáo Ấn quang gia nhập vào Phật giáo quốc doanh của Hànội.
Dịp nầy, Ông cũng đã hướng dẫn 100 thiền sinh lên Lâm Đồng được Thầy Đức Nghi- Phật giáo quốc doanh- đón tiếp long trọng. Thầy cao hứng tuyên bố: Rất tâm đắc với những tác phẫm của TS Nhất Hạnh. Thầy muốn khôi phục lại trường thanh niên phụng sự xã hội do TS thành lập vào năm 1964 trước đây. Pháp môn làng Mai thích hợp với đồng bào Việt Nam và Thiền sư là người yêu nước, có lòng tôn vinh đạo pháp và dân tộc ! Vì thế, thầy cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư ! Qúa đả !!!
Tháng 1 năm 2006 tại làng Mai ở Pháp, thầy Đức Nghi được Thiền Sư truyền đăng đắc pháp, trở thành thọ giáo làng Mai và là đệ tử ruột của Sư Ông Nhất Hạnh.
Đầu tháng 5-2007, Thiền Sư được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại phủ Chủ tịch ở Hànội.
Ngày 7-7-2007, Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép các tu sinh tu viện Bát Nhã được tu học theo pháp môn làng Mai. Tại đây có 250 tăng ni và 100 tập sinh xuất gia tu học và sinh hoạt thường xuyên gồm có các lớp tu học hàng tháng, hàng năm.
Ngày 18-6-2008, Thiền Sư lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài: Thầy căn dặn. Sau đó thầy Đức Nghi cắt đầu, cắt đuôi chỉ còn lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm quy chế giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh).
Ngày 29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã tố cáo: Ba lần về VN, tăng thân làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẫm mà không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa lên mạng một số tin tức sai sự thật tại VN, vi phạm luật pháp VN.
Ngày 13-11-2008, công an Lâm Đồng cưởng bách trục xuất 400 đệ tử xuất gia tu học theo môn pháp làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã bao gồm cả tu sĩ ngoại kiều và 40 ni cô tại Huế.
Sợ dư luận trong và ngoài nước lên án, ngày 19-11-2008, một hội nghị Phật giáo quốc doanh bất thường được tổ chức tại Sàigòn có sự hiện diện của ông Bùi Hữu Dược, vụ trưởng vụ PG từ Hànội vào, một đại diện PG trung ương và một đại diện PG Lâm Đồng, đã đưa ra quyết định như sau: Mọi người có thể tiếp tục tu học. Tăng thân làng Mai ai chưa có đầy đủ giấy tờ, cần bổ túc. Ai quậy phá sẽ xử lý. Về tài sản hai bên làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay nhờ pháp luật can thiệp..
Ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009, độ 200 thanh niên thuộc xã hội đen kéo đến thiền viện Bát Nhã đập phá nhà bếp và vất nồi, niêu, soong, chảo, gối ngồi thiền, mền chiếu, sách kinh ra bên ngoài . Điện, nước và điện thoại đều bị cúp.
Thiền Sư Nhất Hạnh, một con người dùng tâm địa và miệng lưởi của mình để tuyên truyền cho cộng sản ở hải ngoại hầu giựt sập chế độ VNCH, gây tang thương, đau khổ cho dân tộc VN đến ngày hôm nay. Sau năm 1975, ông chưa dừng tay lại, vẫn còn tìm cách triệt hạ GHPGVNTN bằng cách vận động cho giáo hội nầy sáp nhập vào giáo hội Phật Giáo quốc doanh. Với một con người mặc áo cà sa nhưng đã phạm qúa nhiều tội lổi với dân tộc VN, với Đức Phật, với Đạo Pháp. Tội phản Phật, phản Đạo, phản Đời, phản Dân tộc rất khó rữa sạch. Một Jane Fonda phản chiến sang Hànội kết tình đồng chí và hổ trợ tuyên truyền cho cộng sản Bắc việt trong chiến tranh Việt Nam, cô không ăn chay, không tụng kinh ngày nào, nhưng nay đã tỏ ra hối hận vì hành động khờ dại trước đây của mình. Còn Thiền Sư chưa thấy có chuyển biến rỏ rệt.
Để chuộc lại lỗi lầm tày trời trước đây trong lúc gần đất xa trời, thiết tưởng Thiền Sư cần phải đi vận động các tổ chức nhân quyền, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đòi hỏi cộng sản Hànội hảy trả quyền tự quyết dân tộc lại cho nhân dân Việt Nam và phải làm ngay tức khắc bây giờ kẻo đã qúa muộn !. Đó là luật công bằng phải trả và phải thực hiện.
Nếu coi thường luật nhân qủa và thuyết luân hồi của triết lý Nhà Phật thì sợ rằng kiếp sau sẽ không còn được ở dưới mái nhà, dù chỉ là túp lều mái tranh, vách đất đơn sơ nơi thôn dã; chừng đó, coi kỳ lắm, thưa Thiền Sư !
Giống như Thiền Sư, hai ông Phan Khắc Từ và Nguyễn Ngọc Lan quậy nát Sàigòn trước năm 1975.
Ông Lan ra tờ Đối Diện đả kích chính quyền. Mỗi lần xuống đường biểu tình, ông mặc áo dòng đen có băng vải trắng, choàng qua vai, xuống ngực đề dòng chữ: Cấm bịt miệng dân. Đi bên cạnh ông là nử phóng viên trẻ, môi đầy son phấn; khi thấy Cảnh Sát đến, cô nầy dẫn ông vào đường hẽm, mất dạng.
Ông Phan Khắc Từ ở tại họ đạo Vườn Xoài. Ông tình nguyện làm phu hốt rác của Sở Vệ Sinh Đô Thành để có môi trường quậy. Ông thường tham gia chống đối chính quyền, đòi dân sinh, dân chủ ! Sau năm 1975, hai ông đều ra ứng cử dân biểu quốc hội khoá I và đắc cử. Cả hai cũng đều phá giới, nhưng ông Lan có xin phép Cha Giám Tỉnh Dòng (dòng Chúa Cứu Thế), còn ông Từ âm thầm xé rào ! Sau nầy ông Lan biết hối hận, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước. Vào dịp đám tang ông Nguyễn Văn Trấn (một cán bộ CS giác ngộ), ông đã chở Linh Mục Chân Tín đến nơi tang lễ, nhưng
đã bị hai người đi xe đạp đạp vào xe Honda khiến ông bị té, đầu đập xuống lòng đường. Từ đó, ông sống âm thầm cho đến khi mản phần, cách đây vài năm.
Riêng ông Phan Khắc Từ, Vi Xi tặng ông một khách sạn. Hiện nay ông có nhiều quyền lực trong công giáo quốc doanh mà người ta thường gọi đùa tại Sàigòn hiện nay có hai Tòa Tổng Giám Mục, toà kia là toà tổng giám mục Vườn Xoài !
Trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng, ông là một giáo gian bán Chúa, phản Đạo, phản Đời.
Bài Học cho Thiền Sư Nhất Hạnh Bắt đầu từ thứ Bảy, 27 tháng Sáu, và kéo dài đến khuya 28, rạng sáng 29 tháng Sáu, nhân chứng nói rằng thanh niên xã hội đen, có khi lên đến 200 người, kéo vào đập phá và đòi đuổi khoảng 400 tăng sinh đang tu tập theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã, xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn thì họ quăng ra ngoài. Cả soong, nồi, chảo, gối ngồi thiền, quần áo. Một người tại đây nói rằng các tăng sinh và cả giáo thọ đang lâm vào “ngõ cụt.” “Sự việc bắt đầu vào khoảng 10 giờ sáng. Hơn 200 người phía bên kia, kéo vào.
Thái độ của họ rất hung hăng, họ đòi đập phá và đuổi các thầy ra khỏi chùa. Họ lấy lý do chúng tôi là người nước ngoài, nhưng thật ra tất cả tu sĩ ở đây đều là người Việt Nam, đến tu học theo lời kêu gọi của Thượng Tọa Đức Nghi. Chúng tôi về đây tu tập theo Pháp Môn Làng Mai. Đến hôm nay thì chúng tôi gặp khó khăn và họ muốn đuổi chúng tôi. Họ đến rất đông, có cả thanh niên xã hội đen.
Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn thì họ quăng ra ngoài. Đến trưa ngày thứ Hai, 29 tháng Sáu, thì người tu tập tại tu viện Bát Nhã lâm vào “tuyệt lộ:” không điện, không nước, không điện thoại, đặc biệt nước uống bắt đầu cạn dần trong khi các tiếp tế của Phật Tử địa phương thì bị ngăn cản. Tin tức chính thức từ Bát Nhã Tu Viện gửi đi lên liên mạng toàn cầu kêu gọi: Xin tất cả đại chúng khắp nơi cùng hỗ trợ năng lượng chánh niệm xua tan màn vô minh đen tối đang trùm khắp tu viện Bát Nhã. Chúng tôi những Phật tử trẻ không khỏi bàng hoàng khi hay tin hơn 400 quý thầy, quý sư cô đang bị cô lập hoàn toàn trong tu viện bởi một nhóm người lộng hành được bao che bởi một thế lực bên ngoài. Họ vô tâm đàn áp, quăng ném tất cả giường, chiếu, mùng mền, kinh sách.. ra sân, tịch thu tất cả thực phẩm, cắt toàn bộ điện, nước, đập phá máy phát điện, cắt đường dây điện thoại, internet, khóa tất cả cửa không cho ra ngoài…
Trong ba ngày qua, từ chủ nhật 28/6 đến hôm nay thứ ba 30/6, quý thầy quý sư cô phải sống trong cảnh không đèn, không nước, lương thực, thức uống cạn kiệt. Mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài đều vô vọng bởi vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc dẫn vào Bát Nhã đều có những thanh niên chặn xe, kiểm tra…Một số vị tăng ni, Phật tử, phụ huynh các thầy, sư cô trẻ vì nóng lòng lên Bát Nhã tiếp lương thực đều bị tấn công từ một nhóm khoảng 50 đến 200 thanh niên, phụ nữ ném đá, ném phân bò, gậy gộc vào xe…Họ thẳng tay đánh đập nếu vẫn ngoan cố vào tu viện, thực phẩm chưa kịp trao cho tu viện đã bị họ xé, quăng ném. Họ canh giữ ngày đêm xung
quanh tu viện không cho bất cứ người nào được ra hay vào. Với những gì xảy ra hôm nay, chúng tôi thật sự quá đau lòng, chỉ cầu mong sự gia trì của chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ sư và tất cả sự đồng tình ủng hộ khắp nơi đến với tăng thân Bát Nhã trong cơn nguy kịch này. Quý thầy, quý sư cô tại tu viện Bát Nhã đều là những vị có tuổi đời còn rất trẻ, đang mang trong người một trái tim phụng sự vì đạo Pháp, vì chúng sanh, vì dân tộc.
Qúy thầy, quý sư cô đã bỏ tất cả những xa hoa, cắt dứt mọi sợi dây ràng buộc chỉ với một mục đích giải thoát cho bản thân và cho mọi người. Hôm nay trong tình thế nguy cấp như thế này nhưng tăng thân Bát Nhã không dùng bạo động để chống trả bạo động. Tất cả đều ngồi yên trong Định tạo ra một năng lượng tình thương. Năng lượng tình thương này sẽ chuyển hóa được hận thù của những người có ác tâm. Mong muốn lòng từ bi dần thấm vào tâm của họ. Chúng tôi, những Phật tử trẻ mong sự ủng hộ của tất cả mọi người trên thế giới lên tiếng nói chung để giúp đỡ tăng thân Bát Nhã qua cơn nguy biến này. Xin đồng cầu nguyện để tạo nên một năng lượng tình thương chuyển hóa mọi bạo động.
Một sư cô biết rất rõ quá trình thành lập tu viện Bát Nhã, hiện đang ở Huế, nói rằng văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ban hành có thể xem là dấu chấm hết cho sự hiện diện của tăng sinh theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã. Sư cô Thoại Nghiêm cho biết: “Trong văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do thầy Thiện Nhân ký cũng có thể xem là lời khai tử sự hiện diện của mình ở đó. Nội dung có phần: các vị đã đăng ký thì cho ở tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới. Các vị chưa đăng ký nhưng tu học đàng hoàng thì cũng tạo điều kiện tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới. Vậy là rõ ràng thầy Đức Nghi không cho mình ở đó nữa. Nhưng chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới, thì chỗ mới là chỗ nào, thời gian nào thì di chuyển, không ai giải quyết. Cũng xin thưa rất rõ, mình đã đầu tư tất cả niềm tin, tiền bạc vào đó rồi bây giờ lấy đâu ra chỗ khác?” Tu viện Bát Nhã được xây dựng theo ý tưởng của thiền sư Nhất Hạnh. Theo đó, ông kêu gọi những ai muốn tu tập theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam thì xây dựng cơ sở vật chất, và phía Làng Mai sẽ cung cấp giáo thọ để giảng dạy.
Tu viện Bát Nhã là cơ sở đầu tiên ra đời theo ý tưởng này. Thầy Pháp Hội nói rằng “Thượng tọa Đức Nghi là người đầu tiên phát tâm cúng dường cơ sở có sẵn để phát triển thêm. Giờ đây đã phát triển rất nhiều lần, nhưng nay thì Thượng Tọa Đức Nghi đổi ý, muốn đuổi tất cả tu sĩ nước ngoài.” Ngoài những vấn đề rất rắc rối xung quanh yếu tố pháp lý liên quan đến cơ sở vật chất, chủ sở hữu quyền sử dụng đất đai trên đó xây dựng tu viện Bát Nhã, tiền bạc được đầu tư để xây dựng tu viện, vân vân, thì có ý kiến cho rằng tư thế của Làng Mai có thể là nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Đây quả là bài học quý giá cho các tôn giáo,những ai chủ trương mang ” Chúa Phật” ra thỏa hiệp với bọn quỷ đỏ. Một chân lý bất biến muôn thuở là thiện và ác không ” đội trời chung ” !
Hí hửng với VC Nguyễn Minh Triết
Sự phản bội của thiền sư
Thích Nhất Hạnh
Phạm Cố Quốc
Lời tác giả: Bài viết này được lược trích từ bài “Sự Thật Che Giấu Sự thật” và đổi lại tựa đề cho đúng với hoàn cảnh thực tại của Sư ông Nhất Hạnh. Sư ông Nhất Hạnh đã phản bội lý tưởng của ông ta qua hai hành động về Việt Nam để:
1) Giải độc cho CSVN trong thời điểm mà thế giới lên án CSVN đang khốc liệt đàn áp Tôn giáo, và
2) Bành trướng môn phái Tu sĩ có quyền lấy vợ.
Người viết xin được đưa ra một số sự thật như sau:
Sự thật về sự khủng bố:
1) Vào ngày 11.9.2001, đã có trên dưới 7 ngàn dân Mỹ và các dân khác trên thế giới đã bị thiệt mạng dưới những khối bê tông cốt sắt khổng lồ tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài – Đó là sự thật!
2) Qua quá trình điều tra của cơ quan FBI, chính thực rõ ràng tên trùm khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn đã trực tiếp gây ra vụ thảm sát đẫm máu này – Đó là sự thật!
3) Nếu vì lý do bất đồng chính kiến với một thể chế chính trị nào đó, Laden có thể nhắm ngay đầu não của một chính quyền, là một chuyện khác; nhưng thật sự Laden đã cố tình giết hại những người dân vô tội tại Trung tâm Mậu dịch Quốc tế. Rõ ràng Laden và đồng bọn là những tên sát nhân, mất hết lương tri, cố tình diệt chủng, không thua gì Cộng sản Việt Nam– Đó là sự thật!
4) Chính quyền Taliban đã đập nát tất cả những tượng Phật, di tích Phật giáo có tầm cỡ lịch sử, hủy diệt một nền văn hóa có tự ngàn xưa, đã chứng tỏ cho thế giới thấy được sự thật về những hành động dã man của bọn chúng. Thể chế chính quyền Taliban hiện nay đang diệt chủng, diệt tông, không thể tha thứ – Điều này không thể chối cãi!
Sự thật về Thiền sư Nhất Hạnh:
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
1) Thiền sư Nhất Hạnh đã cố tình quên đi hành động dã man của tập đoàn khủng bố, mặc nhiên trước những sinh linh vô tội, nỗi đau đớn của thân nhân và nhân dân Hoa Kỳ, nỗi lo sợ của toàn thế giới trước âm mưu tiêu diệt nhân loại của tập đoàn này qua biến cố vừa qua. Trước nỗi thống khổ của nhân loại, Thiền sư đã không thể hiện tinh thần Bồ tát đạo, cứu độ chúng sinh qua lời Phật dạy trong Lục Độ Thập Kinh: “Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu muôn dân ra khỏi chốn lầm than”. Đó là sự thật!
2) Từ ngày bọn Cộng sản áp đặt nền chuyên chính trên toàn nước Việt, chúng ra sức bóc lột nhân dân, tham nhũng cực độ, đàn áp khốc liệt, tiêu diệt tôn giáo, khủng bố chứng nhân và các nhà ái quốc yêu tự do, thủ tiêu Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Trí Thủ… giam cầm và quản chế Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ… thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội Dân lập được truyền thừa gần 2000 năm của Lịch Đại Tổ Sư, một Giáo hội đã dày công nuôi dưỡng Thiền sư Nhất Hạnh và nhờ sự trưởng dưỡng đó mới được đến ngày nay, thế mà khi Giáo hội trong cơn Pháp nạn, kêu cứu từ hơn một phần tư thế kỷ qua mà sư vẫn thiền, vẫn còn tự cho mình là “nhất hạnh”. Đó là sự thật!
3) Sư Nhất Hạnh đã chọn thành phố New York để tổ chức một buổi thuyết trình, Thiền sư đã quảng cáo 2 lần, một lần ¼ trang và sau đó quảng cáo nguyên trang. Trong quảng cáo có đăng bài thơ với phần ghi chú rằng, Bến Tre – thị xã ba trăm ngàn dân – đã bị phá hủy chỉ vì 7 du kích bắn vu vơ. Trong quảng cáo lần thứ nhì, con số “7″ bị rút đi vì gặp sự phản ứng của dư luận, nhất là qua cuộc Họp Mặt Cho Sự Thật tại miền Nam Cali vào ngày 14.10.2001 đã minh xác lời của Thiền Sư Nhất Hạnh là sai trái. Đó là sự thật!
4) Sư Nhất Hạnh đã buộc tội quân đội Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh Hoa Kỳ một cách hàm hồ như sau:
- Chỉ có “7″ hoặc “vài” du kích quân Việt Cộng vào thành phố.
- Du kích quân bắn máy bay Mỹ, không trúng.
- Du kích quân rút đi.
- Mỹ ném bom hủy diệt thành phố ba trăm ngàn dân Bến Tre.
- Viên chức Mỹ tuyên bố: hủy diệt thành phố Bến Tre để cứu nó.
… Những hành vi như đã kể ra ở trên chứng tỏ Thiền sư Nhất Hạnh đã đi ngược lại với nguyện vọng đấu tranh cho công lý của mọi người, thiết thực nhất là nguyện vọng đấu tranh đòi hỏi Cộng sản phải thực thi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam của toàn thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản ở Hải ngoại. Xin nhấn mạnh một lần nữa là Người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nghĩa là tỵ nạn chính trị, nghĩa là không chịu nỗi sự đàn áp chém giết khốc liệt của tập đoàn Cộng sản nên phải tỵ nạn, chứ không phải tỵ nạn kinh tế! Do đó, người Việt lưu vong đó đây được các chính phủ tự do nhân đạo cứu vớt đón nhận để cho ăn nhờ ở đậu, cư trú tạm thời. Nếu là tỵ nạn kinh tế, chúng tôi tin chắc rằng đã không có quốc gia nào đón nhận. Chính vì vậy, bất cứ những tuyên cáo, hoạt động nào nằm trong phương hướng bảo vệ chính nghĩa quốc gia, chống Cộng sản, đều là việc chung của mọi người Việt Tỵ nạn Cộng sản. Mặc dù họ không có nói ra, nhưng trong tâm tư của mỗi người Việt lưu vong hải ngoại sau 1975 đều mang ý nghĩ như vậy, ngoại trừ những tên đã tự đổi cốt của chính mình từ tỵ nạn Cộng sản sang tỵ nạn kinh tế để kiếm sống qua ngày, và sẵn sàng giao lưu, hiệp thông với Cộng sản. (Những tên này đã đánh mất lương tri nhân loại, đánh mất lập trường chính trị để tiếp tay với lũ côn đồ giết hại dân lành, tiêu diệt đạo pháp).
… Điều mà ai cũng biết Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ giỏi (Điều nổi bật nhất là Thiền sư Nhất Hạnh giỏi ru ngủ. Những ai đang được Thiền sư Nhất Hạnh ru ngủ rồi, thì dù bất cứ tiếng kêu la thống thiết nào, ngay cả bom nguyên tử nổ bên tai, cũng không tài nào thức tỉnh họ được), thông hiểu triết lý nhà Phật, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Nhưng GIỎI là đặc điểm cá nhân của Thiền sư Nhất Hạnh. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh không đem cái GIỎI của mình để cứu đạo, cứu đời, thì GIỎI trở nên vô dụng và không ăn thua gì đến công cuộc đấu tranh của tập thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản hiện nay. Không những thế, Thiền sư Nhất Hạnh đã nhúng tay vào làm công việc phản chiến và ngụy hòa, đã kêu gọi tha thứ cho quân khủng bố trong lúc quân khủng bố cứ liên tục phát động chiến dịch đẫm máu này (cướp máy bay lao vào World Trade Center) đến chiến dịch đẫm máu khác (vi khuẩn anthrax, giựt sập cầu, đánh rớt máy bay dân sự…) để giết hại dân vô tội, đến nỗi người Mỹ đã thay đổi hẳn tình cảm đối với người Việt Nam, cho nên bắt buộc mọi người phải gióng lên những tiếng nói cho công lý và chính nghĩa. Sống trên nước Mỹ, người dân thường thấy, khi mở radio, truyền hình, sau vụ khủng bố, không có tin gì ngoài những tin thương hại do độc khuẩn của bọn khủng bố tạo ra và những lời cảnh giác của phóng viên truyền hình, báo chí. Một con sâu làm rầu bát canh! Sau khi nghe bài thuyết trình “độc nhất vô nhị” của Thiền sư Nhất Hạnh tại Nữu Ước, dân Mỹ quá sức phẫn nộ đã phải hô to lên rằng: “Vietnamese go home!” Thái độ của người Mỹ đối với người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nay là thế đó. Từ tình cảm ưu ái, thân thiện, đã trở thành thù ghét đắng cay. Càng thù ghét người Việt quốc gia tại hải ngoại chừng nào, người Mỹ càng trở nên thân thiện gần gũi với bọn Cộng sản nhiều hơn. Và, trận chiến sẽ xoay chiều. Người Mỹ sẽ coi chúng ta là những kẻ đồng lõa, là những người bao che cho tạo tội ác nên giúp tội ác tạo tội ác. Thế rồi, công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo tại quốc nội sẽ dư thừa. Không có ai tin chúng ta cả. Người Mỹ sẽ nghĩ rằng chúng ta muốn phát động phong trào khủng bố để chống chính quyền Cộng sản ở Việt Nam, chứ không phải để đòi hỏi tự do, nhân quyền và dân chủ, vì đất nước Việt Nam có tự do thật sự, có nhân quyền hẳn hoi. Hơn nữa, dần dần những tin tức xấu xa do Thiền sư Nhất Hạnh khơi động này sẽ được loan chuyển khắp mọi nơi trên thế giới. Không những người Mỹ, mà dân chúng trên thế giới đều có một nhận định xấu xa về công cuộc vận động đấu tranh cho tự do tôn giáo của người Việt khắp nơi trên toàn cầu. Từ đó, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trên chiến trường chống Cộng và phục hưng đất nước. Chúng ta không hiểu được điều đó sao ? Thế thì, ai đã gây ra ảnh hưởng xấu ? Không phải là Thiền sư Nhất Hạnh thì còn ai vô đây ? Chúng ta không thể tiếp tục ra sức bao che cho tội ác, biện minh che cho sự phản bội của Thiền sư Nhất Hạnh!
Đó chỉ mới bàn về những ảnh hưởng tác hại của sự phản chiến của Thiền sư Nhất Hạnh mà thôi. Riêng, trong bài thuyết trình tại Nữu Ước và tại những trang quảng cáo ầm ĩ của Thiền sư Nhất Hạnh trên báo New York Times, chúng ta rất dễ tìm những luận điệu vu khống, bôi nhọ quân đội Cộng hòa, lẫn những lợi điểm cho Cộng sản, như đã liệt kê ở trên. Điều đáng buồn là Thiền sư Nhất Hạnh đã đại vọng ngữ để đưa ra những con số không thật, những tin tức láo khoét khi nói về con số tử thương tại Bến Tre với mục đích gán ghép chồng chất tội ác lên đầu quân nhân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa. Thiền sư Nhất Hạnh đã bôi nhọ lên mặt Cộng hòa và tô son trên môi Cộng sản!
… Một điều cần biết là Thiền sư Nhất Hạnh giao du tứ phương để lấy lòng dân. Thiền sư Nhất Hạnh được lòng rất nhiều người. Người theo Thiền sư Nhất Hạnh cũng không phải ít. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ biết lo cho dân tộc (quốc nạn) và đạo pháp (pháp nạn), chỉ cần Thiền sư gióng lên tiếng nói cứu độ quần sinh thôi, thì đảng Cộng sản Việt Nam đã tiêu diêu miền khói lửa lâu rồi, chứ đâu mà cảnh địa ngục trần gian còn day dưa đến hôm nay trên đất Việt? (Xin được chú thích: Nói thế không phải để đề cao Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng để buồn cho Thiền sư Nhất Hạnh có vũ khí tốt mà không biết dùng, nhất là trong tình trạng khẩn thiết của Đạo pháp hiện nay). Nhưng, tiếc thay, nhìn vào đội ngũ đông đảo “hùng hậu” của Làng Hồng, Làng Mai, người ta chỉ thấy một đám người đang ngủ gà ngủ gật…
Sở dĩ mà dân New York hô lên “Vietnamese go home” nhưng không nói “Thich Nhat Hanh go home” là vì Thiền sư Nhất Hạnh dẫn cả một đại đội tiến về New York. Nhìn vào đám đông này, người ta chỉ thấy họ là Vietnamese, không phải là Thich Nhất Hanh! “Con sâu làm rầu bát canh” ở chỗ đó! Rõ ràng Thiền sư Nhất Hạnh đã ô nhục toàn dân tỵ nạn CS ở hải ngoại, ô nhục nước Mỹ. Vụ thảm sát vào ngày 11.9.2001 đó, ít nhiều, cũng đã tạo cơ hội cho giới truyền thông báo chí của bọn Cộng sản, như ở Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba thừa nước đục thả câu, tuyên truyền với dân chúng rằng Mỹ là con cọp giấy. Chưa đủ, chúng còn thâu băng, làm phim để kinh tài và hạ nhục Mỹ Quốc. Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh không đi qua Afghanistan để “thuyết pháp” cho bọn côn đồ đừng có hủy diệt tượng Phật, đừng có tiếp tục giết người vô tội, ngưng ngay những hành động khủng bố, mà Thiền sư cố nài nỉ người Mỹ tha cho bọn chúng ? (Mặt khác, Thiền sư Nhất Hạnh cố tạo ra những con số bất thật để ghép tội người Mỹ, rồi tạo áp lực tinh thần và nhân tính để bắt buộc người Mỹ nhận thấy rằng chính người Mỹ cũng đã gây khủng bố ở Bến Tre, nên phải tha cho quân khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn). “Từ bi, Vị tha” kiểu ngược đời như thế này, không biết Thiền sư Nhất Hạnh đã tìm đâu ra ở trong Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo ? Tạo cơ hội cho kẻ ác hành hung bằng cách khuyên người hiền nên cố tâm chịu đựng! Sao mà hao hao giống luận điệu của Cộng sản vậy kìa: “Bà con ơi, nên chịu đựng đi, đừng nhúc nhích mà chết, tại vì Đảng đã lỡ nắm quyền hành rồi, cho nên bắt buộc Đảng phải bóc lột, ăn cướp, hút máu dân để cho thỏa lòng tham vô cùng vô tận của Đảng, đừng có thắc mắc hoặc khiếu nại mà bị chặt đầu, vì đó là luật Đảng. Tốt nhất là phải chịu đựng, chịu đựng và tha thứ cho Đảng thì mới được sống an thân!…” Thảm khổ!!!
Điều nổi bật hơn về Thiền sư Nhất Hạnh là Thiền sư đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội (GHPGVNTN), Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội của mình bị bức tử, đồng đạo của mình bị tù đày, quản chế, 80 triệu dân quốc nội của mình không ngừng kêu cứu, thậm chí giáo pháp của Đức Phật cũng bị bọn côn đồ đảng Cộng sản đảo lộn, bôi nhọ, bảo rằng còn thua xa với thuyết lý Mác-Lê-Hồ rồi mang vào trường học để nhồi sọ sinh viên, miệt thị Phật giáo; Thiền sư Nhất Hạnh vẫn ngậm miệng, giả câm, giả điếc. Là một trưởng tử của Như Lai, Thiền sư Nhất Hạnh đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị đảng Cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa ma quái Mác-Lê ? Sau này, thế hệ trẻ tại Việt Nam sẽ bị đầu độc rằng: Giáo pháp của Phật chẳng hơn gì lý thuyết Mác-Lê-Hồ cả, thi hành theo chủ nghĩa của Mác coi bộ thực tiễn hơn.. Khi đó, Thiền sư sẽ nghĩ gì ? Đây mới chính là thời kỳ mạt pháp! Phật pháp đang trên đường băng hoại!
Chưa hết, trong thời gian Ngài Quảng Độ bị cầm tù trong ngục, Ngài đã làm 300 bài thơ tranh đấu, Ngài tin tưởng và chuyển ra hải ngoại cho Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh đã liệng vào sọt rác. Thiền sư Nhất Hạnh tưởng rằng không ai hay biết, vì cứ đinh ninh rằng Hòa thượng Quảng Độ sẽ bị chết trong tù, hoặc ít nhất cũng sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng mặt trời. Nhưng trời cao có mắt. Kẻ ác bất khả hại hiền nhân. Nhờ sức vận động hy hữu của tất cả các hội đoàn, Cộng đồng, nhất là của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris và của Văn phòng II Viện Hóa đạo đến với các chính giới hải ngoại đã làm áp lực lớn mạnh, bắt buộc Cộng sản phải phóng thích Ngài Quảng Độ. Sau đó, qua cuộc phỏng vấn của Giáo sư Võ Văn Ái với Ngài Quảng Độ bằng điện thoại viễn liên sau những ngày tù tội, Ngài Quảng Độ có đề cập đến 300 bài thơ trong tù đã được gởi sang cho Thiền sư Nhất Hạnh để nhờ chuyển qua cho Giáo sư Ái. Gs Võ Văn Ái quá đổi ngạc nhiên, trả lời rằng là Anh không có nhận bài thơ nào của Ngài Quảng Độ do Thiền sư Nhất Hạnh chuyển đến cả. Ngài Quảng Độ chỉ phản ứng một cách rất nhẹ nhàng: “Vậy à?”. Ngài Quảng Độ còn bảo rằng Ngài còn ghi nhớ tất cả 300 bài thơ ấy ở trong trí óc của Ngài, khi rảnh rỗi, Ngài sẽ chép lại và gởi qua cho Anh Ái để in thành một tập thơ… (Xin quý vị liên lạc với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để xin bản sao của cuộc phỏng vấn này, nếu cần).
Sau khi tin tức bị tiết lộ, Thiền sư Nhất Hạnh giả vờ làm một bài thơ “ca ngợi” sự chịu đựng và tinh thần hy sinh cho Đạo pháp của Ngài Quảng Độ, với mục đích là để che đậy sự tráo trở của mình, đề phòng lòng phẩn uất và cũng để thoa dịu sự bất bình của mọi người dân khi họ biết là Thiền sư Nhất hạnh đã dẹm kín 300 bài thơ của Ngài Quảng Độ. (Người viết đã có đọc được bài thơ này của Thiền sư Nhất Hạnh trên một web site nào đó – tạm thời không nhớ rõ là đăng trên web nào.)
Tủi hổ thay, mồ cha không khóc, Thiền sư Nhất Hạnh đi khóc đống tro tàn!
Với tư cách là một trưởng tử của Như Lai, hãy lấy Phật pháp làm sinh mạng, lấy Sự thật làm nền tảng. Vì, căn bản Giáo lý của Đạo Phật là lấy Sự thật làm nền tảng cho sự tu học, hoằng hóa. Chính vì vậy mà Đạo Phật là Đạo Như Thật. Hơn nữa, trên phương diện dẫn chứng lịch sử, thời gian và con số phải được trích dẫn chính xác không sai chạy mỗi khi đề cập đến, cho hợp với câu “Lịch sử đã chứng minh…”
Với cương vị của một công dân, hãy lấy Quốc gia làm đầu, lấy Dân tộc làm gốc.
Với thân phận của một kẻ tỵ nạn lưu vong, nên lấy Tổ quốc làm trọng, phải nổ lực đấu tranh để mong có được ngày về.
Nhưng đau buồn thay, Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo mà không làm được chuyện đó! Ngược lại, Thiền sư đã vọng ngữ, bóp méo lịch sử, đưa ra những dữ kiện sai lạc nhằm vu cáo quân lực chính nghĩa Cộng hòa, làm lợi cho Cộng sản, trong lúc mà phong trào tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo đang lên cao. Thiết nghĩ, việc làm của Thiền sư Nhất Hạnh cần phải được chỉnh đốn.
Phạm Cố Quốc
Thăm anh 5 Condom Võ Nguyên Giáp
Trong vai Thừa tướng Lã Bất Vi của
vở tuồng Hát Bội “Hán Sở Tranh Hùng”.
Nhất Hạnh = Kẻ thất bại trong những ma gian toan tính, phường “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.
____________ _________ _________ _________ _________ _________ _______
Đọc thêm bản chất của Sư Ông hay Ông Sư nhiều thói hư tật xấu:
http://luyenchuong. net/forum/ archive/index. php/t-121953. html
http://www.nsvietna m.com/online/binhluan/ 081609-nhathanh. html
http://community. vietfun.com/ showthread. php?t=638800
http://www.greenspu n.com/bboard/ q-and-a-fetch- msg.tcl?msg_
http://hoilatraloi. blogspot. com/2009/ 08/thien- su-nhat-hanh- va-nghiep- chuong.html
http://www.vietquoc .org/modules. php?name= News&file=article&sid=839
http://www.saigonec ho.com/main/ doisong/tongiao/ 7976-Thi% E1%BB%81n% 20S%C6%B0% 20Nh%E1%BA% A5t%20H%E1% BA%A1nh%20l% C3%A0%20ai? .html
http://greenspun. com/bboard/ q-and-a-fetch- msg.tcl?msg_
http://www.take2tan go.com/~/ n3ws/nguyen- duy-thanh- thien-su- nhat-hanh- tau-vi-thuong- sach-7992. aspx
http://www.vietland .net/main/showthread. php?t=7606
http://www.haingoai phiemdam. com/ton-giao/ THI%E1%BB% 80N-S%C6% AF-TH%C3% 8DCH-NH%E1% BA%A4T-H% E1%BA%A0NH. php
http://www.bachdang giang.com/ 2.html
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=17780
>> Xem Tiếp!
Thiền Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc Thanh Hoá, phiá ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1942, Nguyễn Xuân Bảo đi tu ở chùa Bảo Quốc, Huế. Sau khi học xong phần Phật giáo cơ bản, được chuyễn qua chùa Từ Đàm rồi sang chùa Từ Hiếu để hoàn tất chương trình Phật học hầu trở thành Đại Đức do Hoà Thượng Thích Nhất Định chủ trì. Sau đó ông theo học bậc trung học tại Huế.
Năm 1956, Thiền Sư vào Sàigòn học tại đại học văn khoa và tốt nghiệp cử nhân năm 1959.
Năm 1961, Ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho xuất ngoại du học tại Princeton University của tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ.
Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963 thì chuyện tranh chấp nội bộ Phật giáo xảy ra giữa khối Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự do Thượng Toạ Thích Tâm Châu lảnh đạo. Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, TT Thích Trí Quang đã mời Đại Đức Thích Nhất Hạnh về nước để giúp ông thống nhất Phật giáo và tìm hướng đi cho tương lai.
Khi về nước, ông giảng dạy tại đại học Vạn Hạnh. Tại đây, đại đức đã không dạy cho đàng hoàng nhưng lại vừa giảng bài, vừa đảo mắt liếc tình, phải lòng sinh viên Cao Ngọc Phượng, người tỉnh Bến Tre. Cô sinh viên nầy bèn tâm đầu ý hợp vào chùa tu với thầy. Vì chỉ mới xảy ra lần đầu trong đời, tim đập loạn xạ bởi qúa hồi hộp, cô đã để quên đôi dép Nhật bên ngoài, phải đi vào Chân Không.
Năm 1965, Chân Không tiếp tục thọ giới tiếp hiện với Đại Đức tạo nên một đứa con trai. Từ đó, ông tự gọi mình là Thiền Sư mà không còn là Đại Đức, Thượng Tọa nữa; nhưng mới đây khi về Việt Nam vào năm 2008, tự phong mình là Hoà Thượng, có lộng trướng đưa rước đàng hoàng !
Năm 1968, Cao Ngọc Phượng đi Chân Không sang Pháp thọ giới vĩnh viễn với TS tại làng Mai, toạ lạc ở Meyrac Loubes Bernac, 47120 Duras phiá nam nước Pháp. Ngoài ra, họ còn có ba thiền viện khác là chùa Pháp Vân, chùa Từ Nghiêm và chùa Cam lộ.
Thiền Sư được mọi người biết đến từ năm 1964 khi xuất bản cuốn Phật Giáo Ngày Nay. Tên tuổi của Thầy được giới văn học Miền Nam xếp chung trong nhóm Thiền Vi của các nhân văn trong phong trào Phật Giáo đương thời; nhưng hào quang nầy đã sớm vụt tắt khi ông đã hiện nguyên hình một sư không bình thường trong những bài viết và bài giảng thuyết sau nầy.
Vào đầu năm 1966, Đại Đức Nhất Hạnh được Thượng Tọa Trí Quang phái ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh , lập chính phủ hoà giải hoà hợp mà môi trường hoạt động đầu tiên là nước Pháp. Xin nghe ông nói :” Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng 5. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hoà bình. Tôi chỉ muốn đi vài tháng thôi rồi về. Lúc đó trường đại học Cornell ở Ithaca mời tôi qua để giảng một loạt bài về tình hình ở Đông Nam Á. Người đứng ra mời là giáo sư George Kahin, giáo sư chính trị học ở tại trường Cornell. Tôi đi ra để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hoà bình và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chổ để để tranh dành ảnh hưởng nữa, đừng sữ dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé đó… Trong qúa trình vận động hoà bình nầy, tôi được báo tin rằng chính quyền Việt Nam không muốn cho tôi về nữa. Vì vậy tôi đã bị lưu đày từ tháng 5 năm 1966 đến bây giờ… Tôi bị lưu đày vì đã dám cất lên tiếng kêu gọi hoà bình…”
Qua đoạn văn trên, rõ ràng Nhất Hạnh vờ giả dạng kẻ ngây thơ bởi với kiến thức như Thiền Sư, ông đã rõ cuộc chiến nầy phát xuất từ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà Hồ Chí Minh là người thừa hành để xâm lăng miền Nam. Vậy muốn chấm dứt chiến tranh, kêu gọi hoà bình phải yêu cầu kẻ gây chiến Cộng Sản Hànội dừng tay lại. Đằng nầy ông làm ngược lại, kêu gọi người BỊ xâm lăng NGƯNG chống đở kẻ XÂM LĂNG !
Lúc bấy giờ, năm 1966, Pháp là thiên đường của nhóm Tướng Tá lưu vong chính trị của Miền Nam được Tướng Charles de Gaule gom lại để đánh phá VNCH và trợ giúp Hànội để trả thù Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi Miền Nam.
Cuối tháng 5 năm 1966 khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, một tổ chức phản chiến Mỹ, mời qua Hoa Kỳ.
Ngày 1-6-1966, ông tuyên bố một bản tuyên cáo nói lên lập trường 5 điễm của Giáo hội Phật Giáo Ấn Quang gồm: Yêu cầu chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức, quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN, ngưng oanh tạc Bắc Việt và ngưng các cuộc hành quân ở Miền Nam. Mỹ phải giúp lập chính phủ dân chủ và tái thiết Miền Nam
Rập khuôn đòi hỏi 5 điễm của Cộng sản Bắc Việt qua cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam ( MTGPMN ).
Ngày 2-6-1966 ông được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Hoa Kỳ với nội dung tố cáo Mỹ và VNCH đã gây ra thãm họa tại VN, bị nhân dân bản xứ chống đối một cách mạnh mẽ?! Đúng là Thiền Sư nầy vừa ăn cướp vừa la làng ! Đến đây mới thấy bài viết Sleeping with the enemy của đương kim Thượng nghị sĩ James Webb của tiểu bang Virginia qúa chính xác. Ông viết : cũng không hiễu được tại sao lại có những kẽ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cã Quốc Hội cũng bị nhiễm con vi khuẫn nầy. Để trả lời câu hỏi: ….không hiễu được tại sao, thì xin thưa với TNS tiểu bang Virginia rằng vì ông tăng phản Phật, phản Đạo, phản Dân Tộc nầy .
Năm 1967 ông cho xuất bản cuốn Viet Nam, lotus in a sea of fire, a Buddhist proposal for Peace- Việt Nam, hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hoà bình của Phật Giáo. Sách nầy đề cập đến cuộc đấu tranh của Phật giáo từ 1963 đến 1966 cũng như những chết chóc, tang thương do quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam gây ra ?! Ông lên án chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và Nguyễn Cao Kỳ độc tài, quân phiệt. Ông cho MTGPMN là do những người Quốc gia lập ra để chống ông Diệm, không phải do từ Hànội, nhưng vì Mỹ đổ quân vào Miền Nam nên họ nghiêng về phía Cộng sản !. Ở phần cuối để lộ sự mâu thuẩn, lắt léo khi ông trích dẫn lời Lê Duẩn tuyên bố trong đại hội đảng kỳ 3 năm 1960: Đảng ta lảnh đạo mặt trận ! Điểm đặc biệt nhất trong cuốn sách nầy ở trang 52 dòng 20,21 và 22 ông viết: In the minds of the Vietnamese people in general, Ho Chi Minh was a national hero who had led their struggle against the French- Trong đầu óc của người dân Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã lảnh đạo cuộc tranh đấu chống Pháp. Qua câu nầy, nhận thấy ông không dám trực tiêp nói HCM là vị anh hùng mà chỉ mượn từ ngử “người dân” để nói thay cho mình, nhưng ở đầu trang nầy lại chạy một tít lớn đánh máy bằng chữ hoa: HO CHI MINH, A NATIONAL HERO. Đây là TIỂU XẢO rất thường thấy của NHẤT HẠNH trong các tác phẩm của ông ! Ông có biết đấu tranh dành độc lập theo kiễu cộng sản chỉ có xảy ra ở Việt Nam đã đưa dân tộc nầy đến ngày hôm nay đi về đâu? Tất cả những chết chóc, tang thương, đau khổ tinh thần lẫn vật chất về mọi phương diện, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Để hợp thức hoá tình trạng phá giới của mình, ông đã đưa ra một phương thức tu tập mới để thanh minh hành động của mình bằng cách ra cuốn Phật Giáo Hiện Đại Hoá xuất bản tại Sàigòn vào tháng 5-1965.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập toà tháp đôi tại New York khiến trên 3000 người bị chết thảm, Nhất Hạnh phải là người cầu kinh để chia xẻ niềm đau thương nầy, trái lại, vào ngày thứ ba, 25-9-2001 lúc 7 giờ chiều, ông
đến Riverside Church ở thành phố New York kêu gọi hoà giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New York Times nguyên 2 trang A 5 và A 22 tốn hết 45,000 USD; trong đó có đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói trong vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà. Đây là đoạn văn được đưa lên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001, có cả hình ông ngồi chắp tay như đang cầu nguyện !
Sự thật thì trong vụ Mậu Thân 68, VC đã tấn công Thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre vào lúc 3 giờ sáng rạng ngày mồng 3 Tết âm lịch. Chúng đã pháo vào toà Hành Chánh tỉnh và Bản Doanh trung đoàn 10 của sư đoàn 7 bộ binh rất ác liệt nhưng không chiếm được. Đến 10 giờ sáng, 2 tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn 10 BB chiến đấu dũng cảm trong thị xã và đã đẩy lui được VC ở khu vực Toà Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực thương mãi, VC vẫn chiếm giử các cao ốc, trừ đài phát thanh. Đến chiều, 2 tiểu đoàn thuộc lử đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện. Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác và hơn 100 vũ khí đủ loại. Phía thuờng dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại. Chợ Thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Tham dự trận đánh nầy, VC đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm 2 tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân. Thế nhưng Nhất Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Trong khi đó tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế là sinh quán và nơi tu học Phật Pháp của ông, trong vụ Mậu Thân đồng bào của ông đã bị VC chôn sống, bị chém giết dã man, ông không lên án hành động bất nhân nầy cũng như chẳng có một lời phân ưu, chia buồn đến đồng hương của mình !
Trước năm 1975, Nhất Hạnh đã tuyên truyền rầm rộ khích động phản chiến, ngụy hoà Mỹ giúp Hànội thành công. Ngày nay ông kêu gọi hoà hợp để đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1981, sau khi thanh toán xong tổ chức Phật giáo Ấn Quang, Hànội một mặt huấn luyện khoảng 5000 công an được phân phối để kiểm soát hầu hết các chùa và các tổ chức Phật giáo trong nước, mặt khác cho phát triển phong trào Phật học và tập thiền. Đã có bốn học viện lớn được dùng để huấn luyện Sư quốc doanh và thiền. Đó là học viện Phật giáo Việt Nam và thiền viện Vạn hạnh ở quận Phú nhuận, thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đàlạt, thiền viện Phật giáo Huế và thiện viện Phật giáo Việt Nam ở chùa Sứ quán tại Hànội.
Trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không ngừng lên án Hànội đàn áp Phật giáo và đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Huyền Quang và Hoà Thượng Quảng Độ, thì vào năm 2002, Hồng Quang, người lảnh đạo nhóm Giao Điễm ở hải ngoại được mời về Việt Nam tham dự đại hội Phật giáo quốc doanh toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hànội vào ngày 4 và 5-12-2002. Trong bài tham luận, ông tuyên bố: Không có nhân quyền nào bằng quyền tự chủ để độc lập, tự cường để tồn tại. Không có tự do nào bằng tự do vượt ra khỏi sức ép của ngoại nhân. Với lập luận nầy, ông gián tiếp cho phong trào đấu tranh tự do tôn giáo của Phật Giáo Ấn Quang và các tổ chức khác ở hải ngoại là sai lầm, chỉ có giáo hội quốc doanh là đi đúng hướng.
Độc lập và tự cường của Hồng Quang là loại độc lập và tự cường của 2 triệu đảng viên Cộng Sản đối kháng lại ý niệm độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam vốn có trên bốn ngàn năm lịch sữ; trong đó, có một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, tám mươi năm giặc Pháp cai trị, vẫn chưa đến nổi qúa thê thảm như dưới chế độ Cộng sản ngày hôm nay. Các chế độ đó chưa đấu tố chết 178,000 người Việt Nam ở Miền Bắc, chưa chôn sống hàng trăm người như vụ Mậu Thân tại Huế, phẫm gíá phụ nử Việt Nam chưa qúa tồi tệ nhục nhả như bây giờ, chưa lấy quốc nạn tham nhủng làm lẽ sống cho đảng mình hưởng sự phè phởn trên thảm trạng nghèo đói của dân tộc và chưa có hàng triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe thuyền mỏng manh, vượt đại dương tìm cái sống trong cái chết !
Mọi người từ lâu đã thừa hiểu nhóm Giao Điễm là cộng sản trá hình, pha lẫn với những Phật tử qúa khích, thiển cận ở hải ngoại mà công tác chính là đánh phá Vatican (vốn luôn đề cao quyền làm người của mọi dân tộc trên Thế giới và bênh vực kẻ bị áp bức trong bất cứ chế độ chính trị nào) , đánh phá Công giáo Việt Nam, gây đố kỵ, chia rẽ giửa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, lôi kéo khối Ấn Quang sáp nhập vào Phật giáo quốc doanh. Mục đích tối hậu của họ là tạo thành trì bảo vệ chế độ.
Năm 2004 Hànội mời TS Nhất Hạnh về nước để tiếp nối việc làm của Hồng Quang hầu chứng minh cho thế giới biết VN có tự do tôn giáo, vừa gây chia rẽ nội bộ Phật giáo ở trong nước và hải ngoại. Nhận lời mời, ngày 12-01-2005, vừa bước xuống phi trường Nội Bài cùng với 100 đệ tử thiền sinh, Hànội cử một đội ngủ đông đảo tiếp đón sư ông, sư bà, có rắc hoa thơm trên lối đi, có phóng viên đến phỏng vấn và đưa lên mạng liền. Dịp nầy ông được đi giảng thuyết nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người. Tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sàigòn, Sư bà Chân Không được cử đến trước để thăm dò, nhưng Hoà Thượng Quảng Độ từ chối. Tại chùa Già Lam,được Trí Quang tiếp trong 40 phút, nội dung chuyện trò được giử kín. Ông đã lưu lại VN trong 3 tháng để thuyết pháp và tổ chức trai đàn( cầu nguyện cho những vong linh đã nằm xuống trong cuộc chiến) nhưng bên trong ông đã nhận sứ mệnh vận động nhóm Phật giáo Ấn quang gia nhập vào Phật giáo quốc doanh của Hànội.
Dịp nầy, Ông cũng đã hướng dẫn 100 thiền sinh lên Lâm Đồng được Thầy Đức Nghi- Phật giáo quốc doanh- đón tiếp long trọng. Thầy cao hứng tuyên bố: Rất tâm đắc với những tác phẫm của TS Nhất Hạnh. Thầy muốn khôi phục lại trường thanh niên phụng sự xã hội do TS thành lập vào năm 1964 trước đây. Pháp môn làng Mai thích hợp với đồng bào Việt Nam và Thiền sư là người yêu nước, có lòng tôn vinh đạo pháp và dân tộc ! Vì thế, thầy cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư ! Qúa đả !!!
Tháng 1 năm 2006 tại làng Mai ở Pháp, thầy Đức Nghi được Thiền Sư truyền đăng đắc pháp, trở thành thọ giáo làng Mai và là đệ tử ruột của Sư Ông Nhất Hạnh.
Đầu tháng 5-2007, Thiền Sư được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại phủ Chủ tịch ở Hànội.
Ngày 7-7-2007, Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép các tu sinh tu viện Bát Nhã được tu học theo pháp môn làng Mai. Tại đây có 250 tăng ni và 100 tập sinh xuất gia tu học và sinh hoạt thường xuyên gồm có các lớp tu học hàng tháng, hàng năm.
Ngày 18-6-2008, Thiền Sư lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài: Thầy căn dặn. Sau đó thầy Đức Nghi cắt đầu, cắt đuôi chỉ còn lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm quy chế giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh).
Ngày 29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã tố cáo: Ba lần về VN, tăng thân làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẫm mà không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa lên mạng một số tin tức sai sự thật tại VN, vi phạm luật pháp VN.
Ngày 13-11-2008, công an Lâm Đồng cưởng bách trục xuất 400 đệ tử xuất gia tu học theo môn pháp làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã bao gồm cả tu sĩ ngoại kiều và 40 ni cô tại Huế.
Sợ dư luận trong và ngoài nước lên án, ngày 19-11-2008, một hội nghị Phật giáo quốc doanh bất thường được tổ chức tại Sàigòn có sự hiện diện của ông Bùi Hữu Dược, vụ trưởng vụ PG từ Hànội vào, một đại diện PG trung ương và một đại diện PG Lâm Đồng, đã đưa ra quyết định như sau: Mọi người có thể tiếp tục tu học. Tăng thân làng Mai ai chưa có đầy đủ giấy tờ, cần bổ túc. Ai quậy phá sẽ xử lý. Về tài sản hai bên làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay nhờ pháp luật can thiệp..
Ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009, độ 200 thanh niên thuộc xã hội đen kéo đến thiền viện Bát Nhã đập phá nhà bếp và vất nồi, niêu, soong, chảo, gối ngồi thiền, mền chiếu, sách kinh ra bên ngoài . Điện, nước và điện thoại đều bị cúp.
Thiền Sư Nhất Hạnh, một con người dùng tâm địa và miệng lưởi của mình để tuyên truyền cho cộng sản ở hải ngoại hầu giựt sập chế độ VNCH, gây tang thương, đau khổ cho dân tộc VN đến ngày hôm nay. Sau năm 1975, ông chưa dừng tay lại, vẫn còn tìm cách triệt hạ GHPGVNTN bằng cách vận động cho giáo hội nầy sáp nhập vào giáo hội Phật Giáo quốc doanh. Với một con người mặc áo cà sa nhưng đã phạm qúa nhiều tội lổi với dân tộc VN, với Đức Phật, với Đạo Pháp. Tội phản Phật, phản Đạo, phản Đời, phản Dân tộc rất khó rữa sạch. Một Jane Fonda phản chiến sang Hànội kết tình đồng chí và hổ trợ tuyên truyền cho cộng sản Bắc việt trong chiến tranh Việt Nam, cô không ăn chay, không tụng kinh ngày nào, nhưng nay đã tỏ ra hối hận vì hành động khờ dại trước đây của mình. Còn Thiền Sư chưa thấy có chuyển biến rỏ rệt.
Để chuộc lại lỗi lầm tày trời trước đây trong lúc gần đất xa trời, thiết tưởng Thiền Sư cần phải đi vận động các tổ chức nhân quyền, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đòi hỏi cộng sản Hànội hảy trả quyền tự quyết dân tộc lại cho nhân dân Việt Nam và phải làm ngay tức khắc bây giờ kẻo đã qúa muộn !. Đó là luật công bằng phải trả và phải thực hiện.
Nếu coi thường luật nhân qủa và thuyết luân hồi của triết lý Nhà Phật thì sợ rằng kiếp sau sẽ không còn được ở dưới mái nhà, dù chỉ là túp lều mái tranh, vách đất đơn sơ nơi thôn dã; chừng đó, coi kỳ lắm, thưa Thiền Sư !
Giống như Thiền Sư, hai ông Phan Khắc Từ và Nguyễn Ngọc Lan quậy nát Sàigòn trước năm 1975.
Ông Lan ra tờ Đối Diện đả kích chính quyền. Mỗi lần xuống đường biểu tình, ông mặc áo dòng đen có băng vải trắng, choàng qua vai, xuống ngực đề dòng chữ: Cấm bịt miệng dân. Đi bên cạnh ông là nử phóng viên trẻ, môi đầy son phấn; khi thấy Cảnh Sát đến, cô nầy dẫn ông vào đường hẽm, mất dạng.
Ông Phan Khắc Từ ở tại họ đạo Vườn Xoài. Ông tình nguyện làm phu hốt rác của Sở Vệ Sinh Đô Thành để có môi trường quậy. Ông thường tham gia chống đối chính quyền, đòi dân sinh, dân chủ ! Sau năm 1975, hai ông đều ra ứng cử dân biểu quốc hội khoá I và đắc cử. Cả hai cũng đều phá giới, nhưng ông Lan có xin phép Cha Giám Tỉnh Dòng (dòng Chúa Cứu Thế), còn ông Từ âm thầm xé rào ! Sau nầy ông Lan biết hối hận, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước. Vào dịp đám tang ông Nguyễn Văn Trấn (một cán bộ CS giác ngộ), ông đã chở Linh Mục Chân Tín đến nơi tang lễ, nhưng
đã bị hai người đi xe đạp đạp vào xe Honda khiến ông bị té, đầu đập xuống lòng đường. Từ đó, ông sống âm thầm cho đến khi mản phần, cách đây vài năm.
Riêng ông Phan Khắc Từ, Vi Xi tặng ông một khách sạn. Hiện nay ông có nhiều quyền lực trong công giáo quốc doanh mà người ta thường gọi đùa tại Sàigòn hiện nay có hai Tòa Tổng Giám Mục, toà kia là toà tổng giám mục Vườn Xoài !
Trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng, ông là một giáo gian bán Chúa, phản Đạo, phản Đời.
Bài Học cho Thiền Sư Nhất Hạnh Bắt đầu từ thứ Bảy, 27 tháng Sáu, và kéo dài đến khuya 28, rạng sáng 29 tháng Sáu, nhân chứng nói rằng thanh niên xã hội đen, có khi lên đến 200 người, kéo vào đập phá và đòi đuổi khoảng 400 tăng sinh đang tu tập theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã, xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn thì họ quăng ra ngoài. Cả soong, nồi, chảo, gối ngồi thiền, quần áo. Một người tại đây nói rằng các tăng sinh và cả giáo thọ đang lâm vào “ngõ cụt.” “Sự việc bắt đầu vào khoảng 10 giờ sáng. Hơn 200 người phía bên kia, kéo vào.
Thái độ của họ rất hung hăng, họ đòi đập phá và đuổi các thầy ra khỏi chùa. Họ lấy lý do chúng tôi là người nước ngoài, nhưng thật ra tất cả tu sĩ ở đây đều là người Việt Nam, đến tu học theo lời kêu gọi của Thượng Tọa Đức Nghi. Chúng tôi về đây tu tập theo Pháp Môn Làng Mai. Đến hôm nay thì chúng tôi gặp khó khăn và họ muốn đuổi chúng tôi. Họ đến rất đông, có cả thanh niên xã hội đen.
Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn thì họ quăng ra ngoài. Đến trưa ngày thứ Hai, 29 tháng Sáu, thì người tu tập tại tu viện Bát Nhã lâm vào “tuyệt lộ:” không điện, không nước, không điện thoại, đặc biệt nước uống bắt đầu cạn dần trong khi các tiếp tế của Phật Tử địa phương thì bị ngăn cản. Tin tức chính thức từ Bát Nhã Tu Viện gửi đi lên liên mạng toàn cầu kêu gọi: Xin tất cả đại chúng khắp nơi cùng hỗ trợ năng lượng chánh niệm xua tan màn vô minh đen tối đang trùm khắp tu viện Bát Nhã. Chúng tôi những Phật tử trẻ không khỏi bàng hoàng khi hay tin hơn 400 quý thầy, quý sư cô đang bị cô lập hoàn toàn trong tu viện bởi một nhóm người lộng hành được bao che bởi một thế lực bên ngoài. Họ vô tâm đàn áp, quăng ném tất cả giường, chiếu, mùng mền, kinh sách.. ra sân, tịch thu tất cả thực phẩm, cắt toàn bộ điện, nước, đập phá máy phát điện, cắt đường dây điện thoại, internet, khóa tất cả cửa không cho ra ngoài…
Trong ba ngày qua, từ chủ nhật 28/6 đến hôm nay thứ ba 30/6, quý thầy quý sư cô phải sống trong cảnh không đèn, không nước, lương thực, thức uống cạn kiệt. Mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài đều vô vọng bởi vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc dẫn vào Bát Nhã đều có những thanh niên chặn xe, kiểm tra…Một số vị tăng ni, Phật tử, phụ huynh các thầy, sư cô trẻ vì nóng lòng lên Bát Nhã tiếp lương thực đều bị tấn công từ một nhóm khoảng 50 đến 200 thanh niên, phụ nữ ném đá, ném phân bò, gậy gộc vào xe…Họ thẳng tay đánh đập nếu vẫn ngoan cố vào tu viện, thực phẩm chưa kịp trao cho tu viện đã bị họ xé, quăng ném. Họ canh giữ ngày đêm xung
quanh tu viện không cho bất cứ người nào được ra hay vào. Với những gì xảy ra hôm nay, chúng tôi thật sự quá đau lòng, chỉ cầu mong sự gia trì của chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ sư và tất cả sự đồng tình ủng hộ khắp nơi đến với tăng thân Bát Nhã trong cơn nguy kịch này. Quý thầy, quý sư cô tại tu viện Bát Nhã đều là những vị có tuổi đời còn rất trẻ, đang mang trong người một trái tim phụng sự vì đạo Pháp, vì chúng sanh, vì dân tộc.
Qúy thầy, quý sư cô đã bỏ tất cả những xa hoa, cắt dứt mọi sợi dây ràng buộc chỉ với một mục đích giải thoát cho bản thân và cho mọi người. Hôm nay trong tình thế nguy cấp như thế này nhưng tăng thân Bát Nhã không dùng bạo động để chống trả bạo động. Tất cả đều ngồi yên trong Định tạo ra một năng lượng tình thương. Năng lượng tình thương này sẽ chuyển hóa được hận thù của những người có ác tâm. Mong muốn lòng từ bi dần thấm vào tâm của họ. Chúng tôi, những Phật tử trẻ mong sự ủng hộ của tất cả mọi người trên thế giới lên tiếng nói chung để giúp đỡ tăng thân Bát Nhã qua cơn nguy biến này. Xin đồng cầu nguyện để tạo nên một năng lượng tình thương chuyển hóa mọi bạo động.
Một sư cô biết rất rõ quá trình thành lập tu viện Bát Nhã, hiện đang ở Huế, nói rằng văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ban hành có thể xem là dấu chấm hết cho sự hiện diện của tăng sinh theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã. Sư cô Thoại Nghiêm cho biết: “Trong văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do thầy Thiện Nhân ký cũng có thể xem là lời khai tử sự hiện diện của mình ở đó. Nội dung có phần: các vị đã đăng ký thì cho ở tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới. Các vị chưa đăng ký nhưng tu học đàng hoàng thì cũng tạo điều kiện tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới. Vậy là rõ ràng thầy Đức Nghi không cho mình ở đó nữa. Nhưng chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới, thì chỗ mới là chỗ nào, thời gian nào thì di chuyển, không ai giải quyết. Cũng xin thưa rất rõ, mình đã đầu tư tất cả niềm tin, tiền bạc vào đó rồi bây giờ lấy đâu ra chỗ khác?” Tu viện Bát Nhã được xây dựng theo ý tưởng của thiền sư Nhất Hạnh. Theo đó, ông kêu gọi những ai muốn tu tập theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam thì xây dựng cơ sở vật chất, và phía Làng Mai sẽ cung cấp giáo thọ để giảng dạy.
Tu viện Bát Nhã là cơ sở đầu tiên ra đời theo ý tưởng này. Thầy Pháp Hội nói rằng “Thượng tọa Đức Nghi là người đầu tiên phát tâm cúng dường cơ sở có sẵn để phát triển thêm. Giờ đây đã phát triển rất nhiều lần, nhưng nay thì Thượng Tọa Đức Nghi đổi ý, muốn đuổi tất cả tu sĩ nước ngoài.” Ngoài những vấn đề rất rắc rối xung quanh yếu tố pháp lý liên quan đến cơ sở vật chất, chủ sở hữu quyền sử dụng đất đai trên đó xây dựng tu viện Bát Nhã, tiền bạc được đầu tư để xây dựng tu viện, vân vân, thì có ý kiến cho rằng tư thế của Làng Mai có thể là nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Đây quả là bài học quý giá cho các tôn giáo,những ai chủ trương mang ” Chúa Phật” ra thỏa hiệp với bọn quỷ đỏ. Một chân lý bất biến muôn thuở là thiện và ác không ” đội trời chung ” !
Hí hửng với VC Nguyễn Minh Triết
Sự phản bội của thiền sư
Thích Nhất Hạnh
Phạm Cố Quốc
Lời tác giả: Bài viết này được lược trích từ bài “Sự Thật Che Giấu Sự thật” và đổi lại tựa đề cho đúng với hoàn cảnh thực tại của Sư ông Nhất Hạnh. Sư ông Nhất Hạnh đã phản bội lý tưởng của ông ta qua hai hành động về Việt Nam để:
1) Giải độc cho CSVN trong thời điểm mà thế giới lên án CSVN đang khốc liệt đàn áp Tôn giáo, và
2) Bành trướng môn phái Tu sĩ có quyền lấy vợ.
Người viết xin được đưa ra một số sự thật như sau:
Sự thật về sự khủng bố:
1) Vào ngày 11.9.2001, đã có trên dưới 7 ngàn dân Mỹ và các dân khác trên thế giới đã bị thiệt mạng dưới những khối bê tông cốt sắt khổng lồ tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài – Đó là sự thật!
2) Qua quá trình điều tra của cơ quan FBI, chính thực rõ ràng tên trùm khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn đã trực tiếp gây ra vụ thảm sát đẫm máu này – Đó là sự thật!
3) Nếu vì lý do bất đồng chính kiến với một thể chế chính trị nào đó, Laden có thể nhắm ngay đầu não của một chính quyền, là một chuyện khác; nhưng thật sự Laden đã cố tình giết hại những người dân vô tội tại Trung tâm Mậu dịch Quốc tế. Rõ ràng Laden và đồng bọn là những tên sát nhân, mất hết lương tri, cố tình diệt chủng, không thua gì Cộng sản Việt Nam– Đó là sự thật!
4) Chính quyền Taliban đã đập nát tất cả những tượng Phật, di tích Phật giáo có tầm cỡ lịch sử, hủy diệt một nền văn hóa có tự ngàn xưa, đã chứng tỏ cho thế giới thấy được sự thật về những hành động dã man của bọn chúng. Thể chế chính quyền Taliban hiện nay đang diệt chủng, diệt tông, không thể tha thứ – Điều này không thể chối cãi!
Sự thật về Thiền sư Nhất Hạnh:
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
1) Thiền sư Nhất Hạnh đã cố tình quên đi hành động dã man của tập đoàn khủng bố, mặc nhiên trước những sinh linh vô tội, nỗi đau đớn của thân nhân và nhân dân Hoa Kỳ, nỗi lo sợ của toàn thế giới trước âm mưu tiêu diệt nhân loại của tập đoàn này qua biến cố vừa qua. Trước nỗi thống khổ của nhân loại, Thiền sư đã không thể hiện tinh thần Bồ tát đạo, cứu độ chúng sinh qua lời Phật dạy trong Lục Độ Thập Kinh: “Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu muôn dân ra khỏi chốn lầm than”. Đó là sự thật!
2) Từ ngày bọn Cộng sản áp đặt nền chuyên chính trên toàn nước Việt, chúng ra sức bóc lột nhân dân, tham nhũng cực độ, đàn áp khốc liệt, tiêu diệt tôn giáo, khủng bố chứng nhân và các nhà ái quốc yêu tự do, thủ tiêu Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Trí Thủ… giam cầm và quản chế Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ… thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội Dân lập được truyền thừa gần 2000 năm của Lịch Đại Tổ Sư, một Giáo hội đã dày công nuôi dưỡng Thiền sư Nhất Hạnh và nhờ sự trưởng dưỡng đó mới được đến ngày nay, thế mà khi Giáo hội trong cơn Pháp nạn, kêu cứu từ hơn một phần tư thế kỷ qua mà sư vẫn thiền, vẫn còn tự cho mình là “nhất hạnh”. Đó là sự thật!
3) Sư Nhất Hạnh đã chọn thành phố New York để tổ chức một buổi thuyết trình, Thiền sư đã quảng cáo 2 lần, một lần ¼ trang và sau đó quảng cáo nguyên trang. Trong quảng cáo có đăng bài thơ với phần ghi chú rằng, Bến Tre – thị xã ba trăm ngàn dân – đã bị phá hủy chỉ vì 7 du kích bắn vu vơ. Trong quảng cáo lần thứ nhì, con số “7″ bị rút đi vì gặp sự phản ứng của dư luận, nhất là qua cuộc Họp Mặt Cho Sự Thật tại miền Nam Cali vào ngày 14.10.2001 đã minh xác lời của Thiền Sư Nhất Hạnh là sai trái. Đó là sự thật!
4) Sư Nhất Hạnh đã buộc tội quân đội Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh Hoa Kỳ một cách hàm hồ như sau:
- Chỉ có “7″ hoặc “vài” du kích quân Việt Cộng vào thành phố.
- Du kích quân bắn máy bay Mỹ, không trúng.
- Du kích quân rút đi.
- Mỹ ném bom hủy diệt thành phố ba trăm ngàn dân Bến Tre.
- Viên chức Mỹ tuyên bố: hủy diệt thành phố Bến Tre để cứu nó.
… Những hành vi như đã kể ra ở trên chứng tỏ Thiền sư Nhất Hạnh đã đi ngược lại với nguyện vọng đấu tranh cho công lý của mọi người, thiết thực nhất là nguyện vọng đấu tranh đòi hỏi Cộng sản phải thực thi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam của toàn thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản ở Hải ngoại. Xin nhấn mạnh một lần nữa là Người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nghĩa là tỵ nạn chính trị, nghĩa là không chịu nỗi sự đàn áp chém giết khốc liệt của tập đoàn Cộng sản nên phải tỵ nạn, chứ không phải tỵ nạn kinh tế! Do đó, người Việt lưu vong đó đây được các chính phủ tự do nhân đạo cứu vớt đón nhận để cho ăn nhờ ở đậu, cư trú tạm thời. Nếu là tỵ nạn kinh tế, chúng tôi tin chắc rằng đã không có quốc gia nào đón nhận. Chính vì vậy, bất cứ những tuyên cáo, hoạt động nào nằm trong phương hướng bảo vệ chính nghĩa quốc gia, chống Cộng sản, đều là việc chung của mọi người Việt Tỵ nạn Cộng sản. Mặc dù họ không có nói ra, nhưng trong tâm tư của mỗi người Việt lưu vong hải ngoại sau 1975 đều mang ý nghĩ như vậy, ngoại trừ những tên đã tự đổi cốt của chính mình từ tỵ nạn Cộng sản sang tỵ nạn kinh tế để kiếm sống qua ngày, và sẵn sàng giao lưu, hiệp thông với Cộng sản. (Những tên này đã đánh mất lương tri nhân loại, đánh mất lập trường chính trị để tiếp tay với lũ côn đồ giết hại dân lành, tiêu diệt đạo pháp).
… Điều mà ai cũng biết Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ giỏi (Điều nổi bật nhất là Thiền sư Nhất Hạnh giỏi ru ngủ. Những ai đang được Thiền sư Nhất Hạnh ru ngủ rồi, thì dù bất cứ tiếng kêu la thống thiết nào, ngay cả bom nguyên tử nổ bên tai, cũng không tài nào thức tỉnh họ được), thông hiểu triết lý nhà Phật, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Nhưng GIỎI là đặc điểm cá nhân của Thiền sư Nhất Hạnh. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh không đem cái GIỎI của mình để cứu đạo, cứu đời, thì GIỎI trở nên vô dụng và không ăn thua gì đến công cuộc đấu tranh của tập thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản hiện nay. Không những thế, Thiền sư Nhất Hạnh đã nhúng tay vào làm công việc phản chiến và ngụy hòa, đã kêu gọi tha thứ cho quân khủng bố trong lúc quân khủng bố cứ liên tục phát động chiến dịch đẫm máu này (cướp máy bay lao vào World Trade Center) đến chiến dịch đẫm máu khác (vi khuẩn anthrax, giựt sập cầu, đánh rớt máy bay dân sự…) để giết hại dân vô tội, đến nỗi người Mỹ đã thay đổi hẳn tình cảm đối với người Việt Nam, cho nên bắt buộc mọi người phải gióng lên những tiếng nói cho công lý và chính nghĩa. Sống trên nước Mỹ, người dân thường thấy, khi mở radio, truyền hình, sau vụ khủng bố, không có tin gì ngoài những tin thương hại do độc khuẩn của bọn khủng bố tạo ra và những lời cảnh giác của phóng viên truyền hình, báo chí. Một con sâu làm rầu bát canh! Sau khi nghe bài thuyết trình “độc nhất vô nhị” của Thiền sư Nhất Hạnh tại Nữu Ước, dân Mỹ quá sức phẫn nộ đã phải hô to lên rằng: “Vietnamese go home!” Thái độ của người Mỹ đối với người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nay là thế đó. Từ tình cảm ưu ái, thân thiện, đã trở thành thù ghét đắng cay. Càng thù ghét người Việt quốc gia tại hải ngoại chừng nào, người Mỹ càng trở nên thân thiện gần gũi với bọn Cộng sản nhiều hơn. Và, trận chiến sẽ xoay chiều. Người Mỹ sẽ coi chúng ta là những kẻ đồng lõa, là những người bao che cho tạo tội ác nên giúp tội ác tạo tội ác. Thế rồi, công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo tại quốc nội sẽ dư thừa. Không có ai tin chúng ta cả. Người Mỹ sẽ nghĩ rằng chúng ta muốn phát động phong trào khủng bố để chống chính quyền Cộng sản ở Việt Nam, chứ không phải để đòi hỏi tự do, nhân quyền và dân chủ, vì đất nước Việt Nam có tự do thật sự, có nhân quyền hẳn hoi. Hơn nữa, dần dần những tin tức xấu xa do Thiền sư Nhất Hạnh khơi động này sẽ được loan chuyển khắp mọi nơi trên thế giới. Không những người Mỹ, mà dân chúng trên thế giới đều có một nhận định xấu xa về công cuộc vận động đấu tranh cho tự do tôn giáo của người Việt khắp nơi trên toàn cầu. Từ đó, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trên chiến trường chống Cộng và phục hưng đất nước. Chúng ta không hiểu được điều đó sao ? Thế thì, ai đã gây ra ảnh hưởng xấu ? Không phải là Thiền sư Nhất Hạnh thì còn ai vô đây ? Chúng ta không thể tiếp tục ra sức bao che cho tội ác, biện minh che cho sự phản bội của Thiền sư Nhất Hạnh!
Đó chỉ mới bàn về những ảnh hưởng tác hại của sự phản chiến của Thiền sư Nhất Hạnh mà thôi. Riêng, trong bài thuyết trình tại Nữu Ước và tại những trang quảng cáo ầm ĩ của Thiền sư Nhất Hạnh trên báo New York Times, chúng ta rất dễ tìm những luận điệu vu khống, bôi nhọ quân đội Cộng hòa, lẫn những lợi điểm cho Cộng sản, như đã liệt kê ở trên. Điều đáng buồn là Thiền sư Nhất Hạnh đã đại vọng ngữ để đưa ra những con số không thật, những tin tức láo khoét khi nói về con số tử thương tại Bến Tre với mục đích gán ghép chồng chất tội ác lên đầu quân nhân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa. Thiền sư Nhất Hạnh đã bôi nhọ lên mặt Cộng hòa và tô son trên môi Cộng sản!
… Một điều cần biết là Thiền sư Nhất Hạnh giao du tứ phương để lấy lòng dân. Thiền sư Nhất Hạnh được lòng rất nhiều người. Người theo Thiền sư Nhất Hạnh cũng không phải ít. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ biết lo cho dân tộc (quốc nạn) và đạo pháp (pháp nạn), chỉ cần Thiền sư gióng lên tiếng nói cứu độ quần sinh thôi, thì đảng Cộng sản Việt Nam đã tiêu diêu miền khói lửa lâu rồi, chứ đâu mà cảnh địa ngục trần gian còn day dưa đến hôm nay trên đất Việt? (Xin được chú thích: Nói thế không phải để đề cao Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng để buồn cho Thiền sư Nhất Hạnh có vũ khí tốt mà không biết dùng, nhất là trong tình trạng khẩn thiết của Đạo pháp hiện nay). Nhưng, tiếc thay, nhìn vào đội ngũ đông đảo “hùng hậu” của Làng Hồng, Làng Mai, người ta chỉ thấy một đám người đang ngủ gà ngủ gật…
Sở dĩ mà dân New York hô lên “Vietnamese go home” nhưng không nói “Thich Nhat Hanh go home” là vì Thiền sư Nhất Hạnh dẫn cả một đại đội tiến về New York. Nhìn vào đám đông này, người ta chỉ thấy họ là Vietnamese, không phải là Thich Nhất Hanh! “Con sâu làm rầu bát canh” ở chỗ đó! Rõ ràng Thiền sư Nhất Hạnh đã ô nhục toàn dân tỵ nạn CS ở hải ngoại, ô nhục nước Mỹ. Vụ thảm sát vào ngày 11.9.2001 đó, ít nhiều, cũng đã tạo cơ hội cho giới truyền thông báo chí của bọn Cộng sản, như ở Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba thừa nước đục thả câu, tuyên truyền với dân chúng rằng Mỹ là con cọp giấy. Chưa đủ, chúng còn thâu băng, làm phim để kinh tài và hạ nhục Mỹ Quốc. Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh không đi qua Afghanistan để “thuyết pháp” cho bọn côn đồ đừng có hủy diệt tượng Phật, đừng có tiếp tục giết người vô tội, ngưng ngay những hành động khủng bố, mà Thiền sư cố nài nỉ người Mỹ tha cho bọn chúng ? (Mặt khác, Thiền sư Nhất Hạnh cố tạo ra những con số bất thật để ghép tội người Mỹ, rồi tạo áp lực tinh thần và nhân tính để bắt buộc người Mỹ nhận thấy rằng chính người Mỹ cũng đã gây khủng bố ở Bến Tre, nên phải tha cho quân khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn). “Từ bi, Vị tha” kiểu ngược đời như thế này, không biết Thiền sư Nhất Hạnh đã tìm đâu ra ở trong Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo ? Tạo cơ hội cho kẻ ác hành hung bằng cách khuyên người hiền nên cố tâm chịu đựng! Sao mà hao hao giống luận điệu của Cộng sản vậy kìa: “Bà con ơi, nên chịu đựng đi, đừng nhúc nhích mà chết, tại vì Đảng đã lỡ nắm quyền hành rồi, cho nên bắt buộc Đảng phải bóc lột, ăn cướp, hút máu dân để cho thỏa lòng tham vô cùng vô tận của Đảng, đừng có thắc mắc hoặc khiếu nại mà bị chặt đầu, vì đó là luật Đảng. Tốt nhất là phải chịu đựng, chịu đựng và tha thứ cho Đảng thì mới được sống an thân!…” Thảm khổ!!!
Điều nổi bật hơn về Thiền sư Nhất Hạnh là Thiền sư đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội (GHPGVNTN), Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội của mình bị bức tử, đồng đạo của mình bị tù đày, quản chế, 80 triệu dân quốc nội của mình không ngừng kêu cứu, thậm chí giáo pháp của Đức Phật cũng bị bọn côn đồ đảng Cộng sản đảo lộn, bôi nhọ, bảo rằng còn thua xa với thuyết lý Mác-Lê-Hồ rồi mang vào trường học để nhồi sọ sinh viên, miệt thị Phật giáo; Thiền sư Nhất Hạnh vẫn ngậm miệng, giả câm, giả điếc. Là một trưởng tử của Như Lai, Thiền sư Nhất Hạnh đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị đảng Cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa ma quái Mác-Lê ? Sau này, thế hệ trẻ tại Việt Nam sẽ bị đầu độc rằng: Giáo pháp của Phật chẳng hơn gì lý thuyết Mác-Lê-Hồ cả, thi hành theo chủ nghĩa của Mác coi bộ thực tiễn hơn.. Khi đó, Thiền sư sẽ nghĩ gì ? Đây mới chính là thời kỳ mạt pháp! Phật pháp đang trên đường băng hoại!
Chưa hết, trong thời gian Ngài Quảng Độ bị cầm tù trong ngục, Ngài đã làm 300 bài thơ tranh đấu, Ngài tin tưởng và chuyển ra hải ngoại cho Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh đã liệng vào sọt rác. Thiền sư Nhất Hạnh tưởng rằng không ai hay biết, vì cứ đinh ninh rằng Hòa thượng Quảng Độ sẽ bị chết trong tù, hoặc ít nhất cũng sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng mặt trời. Nhưng trời cao có mắt. Kẻ ác bất khả hại hiền nhân. Nhờ sức vận động hy hữu của tất cả các hội đoàn, Cộng đồng, nhất là của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris và của Văn phòng II Viện Hóa đạo đến với các chính giới hải ngoại đã làm áp lực lớn mạnh, bắt buộc Cộng sản phải phóng thích Ngài Quảng Độ. Sau đó, qua cuộc phỏng vấn của Giáo sư Võ Văn Ái với Ngài Quảng Độ bằng điện thoại viễn liên sau những ngày tù tội, Ngài Quảng Độ có đề cập đến 300 bài thơ trong tù đã được gởi sang cho Thiền sư Nhất Hạnh để nhờ chuyển qua cho Giáo sư Ái. Gs Võ Văn Ái quá đổi ngạc nhiên, trả lời rằng là Anh không có nhận bài thơ nào của Ngài Quảng Độ do Thiền sư Nhất Hạnh chuyển đến cả. Ngài Quảng Độ chỉ phản ứng một cách rất nhẹ nhàng: “Vậy à?”. Ngài Quảng Độ còn bảo rằng Ngài còn ghi nhớ tất cả 300 bài thơ ấy ở trong trí óc của Ngài, khi rảnh rỗi, Ngài sẽ chép lại và gởi qua cho Anh Ái để in thành một tập thơ… (Xin quý vị liên lạc với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để xin bản sao của cuộc phỏng vấn này, nếu cần).
Sau khi tin tức bị tiết lộ, Thiền sư Nhất Hạnh giả vờ làm một bài thơ “ca ngợi” sự chịu đựng và tinh thần hy sinh cho Đạo pháp của Ngài Quảng Độ, với mục đích là để che đậy sự tráo trở của mình, đề phòng lòng phẩn uất và cũng để thoa dịu sự bất bình của mọi người dân khi họ biết là Thiền sư Nhất hạnh đã dẹm kín 300 bài thơ của Ngài Quảng Độ. (Người viết đã có đọc được bài thơ này của Thiền sư Nhất Hạnh trên một web site nào đó – tạm thời không nhớ rõ là đăng trên web nào.)
Tủi hổ thay, mồ cha không khóc, Thiền sư Nhất Hạnh đi khóc đống tro tàn!
Với tư cách là một trưởng tử của Như Lai, hãy lấy Phật pháp làm sinh mạng, lấy Sự thật làm nền tảng. Vì, căn bản Giáo lý của Đạo Phật là lấy Sự thật làm nền tảng cho sự tu học, hoằng hóa. Chính vì vậy mà Đạo Phật là Đạo Như Thật. Hơn nữa, trên phương diện dẫn chứng lịch sử, thời gian và con số phải được trích dẫn chính xác không sai chạy mỗi khi đề cập đến, cho hợp với câu “Lịch sử đã chứng minh…”
Với cương vị của một công dân, hãy lấy Quốc gia làm đầu, lấy Dân tộc làm gốc.
Với thân phận của một kẻ tỵ nạn lưu vong, nên lấy Tổ quốc làm trọng, phải nổ lực đấu tranh để mong có được ngày về.
Nhưng đau buồn thay, Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo mà không làm được chuyện đó! Ngược lại, Thiền sư đã vọng ngữ, bóp méo lịch sử, đưa ra những dữ kiện sai lạc nhằm vu cáo quân lực chính nghĩa Cộng hòa, làm lợi cho Cộng sản, trong lúc mà phong trào tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo đang lên cao. Thiết nghĩ, việc làm của Thiền sư Nhất Hạnh cần phải được chỉnh đốn.
Phạm Cố Quốc
Thăm anh 5 Condom Võ Nguyên Giáp
Trong vai Thừa tướng Lã Bất Vi của
vở tuồng Hát Bội “Hán Sở Tranh Hùng”.
Nhất Hạnh = Kẻ thất bại trong những ma gian toan tính, phường “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.
____________ _________ _________ _________ _________ _________ _______
Đọc thêm bản chất của Sư Ông hay Ông Sư nhiều thói hư tật xấu:
http://luyenchuong. net/forum/ archive/index. php/t-121953. html
http://www.nsvietna m.com/online/binhluan/ 081609-nhathanh. html
http://community. vietfun.com/ showthread. php?t=638800
http://www.greenspu n.com/bboard/ q-and-a-fetch- msg.tcl?msg_
http://hoilatraloi. blogspot. com/2009/ 08/thien- su-nhat-hanh- va-nghiep- chuong.html
http://www.vietquoc .org/modules. php?name= News&file=article&sid=839
http://www.saigonec ho.com/main/ doisong/tongiao/ 7976-Thi% E1%BB%81n% 20S%C6%B0% 20Nh%E1%BA% A5t%20H%E1% BA%A1nh%20l% C3%A0%20ai? .html
http://greenspun. com/bboard/ q-and-a-fetch- msg.tcl?msg_
http://www.take2tan go.com/~/ n3ws/nguyen- duy-thanh- thien-su- nhat-hanh- tau-vi-thuong- sach-7992. aspx
http://www.vietland .net/main/showthread. php?t=7606
http://www.haingoai phiemdam. com/ton-giao/ THI%E1%BB% 80N-S%C6% AF-TH%C3% 8DCH-NH%E1% BA%A4T-H% E1%BA%A0NH. php
http://www.bachdang giang.com/ 2.html
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=17780
>> Xem Tiếp!
Subscribe to:
Posts (Atom)