Mộng du là một bệnh lý của giấc ngủ có nguồn gốc thần kinh. Mộng du biểu hiện bằng những hành động khi đang ngủ chưa sâu. Mộng du có thể gây ra những hành động nguy hiểm cho bệnh nhân (đi khỏi nhà, nhảy qua cửa sổ), hoặc có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh(lái xe, hành vi bạo lực, thậm chí giết người khi đang cơn mộng du).
Người mộng du giống như đang thức, mở mắt, có khả năng làm theo mệnh lệnh hoặc trả lời câu hỏi có hoặc không. Người đang cơn mộng du rất khó chịu, thậm chí bực tức nếu hỏi họ nhiều quá, hoặc hỏi họ lâu. Khi đánh thức họ dậy, họ hơi lú lẫn một thời gian ngắn trước khi tỉnh lại. Khoảng 30% người mộng du phản ứng lại theo kiểu tấn công.
Người mộng du sau khi tỉnh lại họ không nhớ những gì đã làm, không nhớ là mình đã dậy trong đêm. Thời gian mộng du kéo dài từ vài phút đến 30 phút.
Sinh lý bệnh của Mộng du.
Mộng du thường xuất hiện trong suốt giai đoạn 3-4 của giấc ngủ, hay giấc ngủ sâu. Giai đoạn này tương ứng với 1/3 đầu của chu kỳ ngủ ( 2 gờ đầu sau khi ngủ).
Người mộng du có bất thường trong việc điều hoà sóng ngắn ( trên điện não đồ). Sự điều hoà này có liên quan đến hệ thống đồi thị-vỏ não, gây ra liệt cơ tự nhiên trong khi ngủ.
Vì vậy, hàng loạt sự kiện về vận động phức tạp có thể can thiệp vào mà đối tượng không hề hay biết. Mộng du không nguy hiểm, nhưng những hành vi vô thức có thể gây ra nguy hiểm.
Mộng du ở trẻ em
Thường gặp ở bé trai từ 7-12 tuổi, và thường biến mất khi trẻ dậy thì. Khi trẻ đi lại trong đêm, chúng thường đi tiểu ở những nơi không đúng qui định, nói tục mà trong trường hợp thông thường hàng ngày không có.
Mộng du ở người lớn
Có 10-20% người lớn mắc chứng mộng du, nổi bật ở một số nước (40% ở Thuỵ Điển). Người lớn, mộng du có thể có những nguyên nhân tâm lý ( nhất là ở giai đoạn stress), tâm thần hay liên quan đến việc dùng rượu. Mới đây có những nghiên cứu cho thấy, mộng du có yếu tố di truyền trên một gien đặc hiệu được phát hiện, là gien HLA BQB1*05. 50% người bị mộng du có mang gien này, đây là gien được giải thích có tham gia trong điều hoà hệ thống miễn dịch: gien này cho phép phân biệt được tế bào của cơ thể và tế bào bên ngoài.
Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu thêm nữa để xác định chính xác mối quan hệ giữa mộng du và gien này. Từ đó người ta tự hỏi, liệu mộng du có phải là một bệnh tự miễn hay không, nghĩa là gây ra do sai lệch chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể.
Triệu trứng
Mộng du đơn giản: người ta chia 2 trường hợp hành vi.
Trường hợp thứ nhất, trẻ em hoặc người lớn ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng họ lại nói. Trường hợp thứ 2, người mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Người mộng du vẫn mở mắt, và cái nhìn của họ thẫn thờ. Nếu có ai đó nói chuyện với họ họ có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh.
Nhưng người mộng du rất dễ bị kích thích, càu nhàu nếu chúng ta hỏi họ quá lâu. Đôi khi họ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống, rửa chén, hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó, người lớn có thể lái xe hơi ra đường.
Trừ trường hợp này, loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút. Mộng du có xu hướng biến mất trong vài tháng hoặc đến tuổi dậy thì. Nếu người mộng du có những hành động nguy hiểm đối với họ hoặc những người xung quanh chúng ta xếp họ vào loại 2.
Mộng du có nguy cơ: đây là dạng nặng hơn của mộng du đơn giản. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần, người mộng du có những hành động nguy hiểm. Chẳng hạn người mộng du có thể cầm dao, có những hành động bạo lực, có thể tự gây tổn thương cho chính họ và những người xung quanh, người mộng du có thể bị té ngã và họ có ý định trèo qua cửa sổ.
Loại thứ 3 của mộng du có tên là khiếp sợ: những cơn đầu tiên của người mộng du loại này có thể xuất hiện trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì. Cơn khởi phát rất sớm sau khi ngủ. Ở trẻ em nhảy qua cửa sổ cao gấp 2 lần khi trong cơn mộng du. Người mộng du trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, họ có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng. Vỏ não của họ cũng đang trong giấc ngủ chậm và sâu, mộng du có thể xảy ra nhiều lần trong đêm.
Nguyên nhân của bệnh
- Stress : lo lắng, căng thẳng, trẻ em trong tiền sử gia đình hoặc sự kiện gây sang chấn
- Thiếu ngủ : trẻ em cũng như người lớn thiếu ngủ hoặc ngủ trễ, giấc ngủ bị đảo lộn, mất ngủ có thể làm tăng số lần và tính phức tạp của mộng du. Có nhiều trường hợp mộng du xảy ra trong giấc ngủ chập chờn hơn là giấc ngủ bình thường.
- Do bệnh tật : sốt, động kinh.
- Dậy thì, do những rối loạn ở trẻ trong lúc tăng trưởng có liên quan đến dậy thì.
- Do những chất độc : thuốc giảm stress, tâm thần, an thần, rượu, ma tuý.
- Đau nửa đầu (đặc biệt ở phụ nữ)
Điều trị
Là loại bỏ nguyên nhân gây ra, thiếu ngủ, stress, tránh bạo lực vào buổi tối, ngủ đúng giờ điều độ, môi trường ngủ thích hợp. Ngủ ở tầng trệt, đóng cửa sổ khi ngủ.
Nếu xảy ra nhiều cơn trong thời gian ngắn phải đến khám bác sĩ để được dùng thuốc benzodiazépines, diazepam, lorazepam để loại bỏ cơn bằng cách loại trừ giai đoạn ngủ sâu. Nhưng hiệu quả của thuốc có giới hạn do quen thuốc.
Bs. Phùng Hoàng Đạo
Wednesday, August 26, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment