Sunday, August 9, 2009

Việt cộng âm mưu xóa di tích lịch sử tội ác của chúng tại Nam Dương

VC áp lực Nam Dương đóng cửa trại tỵ nạn Galang cũ(04.08.2009)
Sau khi gây áp lực đòi phá bỏ tấm bia tưởng niệm các thuyền nhân đã bỏ mình trên đường vượt biển tìm tự do trên đảo Galang vào năm 2005 với lý do “xúc phạm đến Việt Nam”, nhà cầm quyền Vietcong vẫn tiếp tục gây áp lực đòi chính phủ Nam Dương đóng cửa di tích lịch sử- trại tỵ nạn Galang cũ, là nơi dung thân của trên 250 ngàn người tỵ nạn cộng sản Việt Nam và hiện là một di tích thu hút nhiều khách du lịch. Việc đóng cửa trại tỵ nạn này đã gây ra một làn sóng phản đối ở địa phương. Sau đây là bài báo trên tờ Jakarta Post viết về sự việc này. Fadli, The Jakarta Post, Batam, Thứ Năm 30/7/09

Trại tỵ nạn Galang, nơi dung thân của hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản
Hiệp Hội các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam, tỉnh Riau, đã lên tiếng phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm đóng cửa trại tỵ nạn Việt Nam cũ ở đảo Galang, ASITA lý luận rằng trại tỵ nạn cũ là khu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước rất được ưa chuộng.

Ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp Hội nói với Jakarta Post ngày thứ Ba vừa qua rằng Hiệp Hội của ông rất bất bình về kế hoạch đóng cửa trại tỵ nạn cũ này. Ông Kamsa cho nói:

“Đóng cửa trại tỵ nạn cũng đồng nghĩa với việc giảm lương của nhân viên các công ty du lịch.

Chính phủ lẽ ra phải phát triển khu vực này thêm lên vì khu vực này vẫn còn là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước”.

Ông phụ thêm rằng Hiệp Hội của ông sẽ phản đối kế hoạch đóng cửa trại bởi vì việc này sẽ gây ra hậu quả là giảm thời gian khách du lịch tại Batam.

Khu vực trại tỵ nạn Việt Nam cũ là một trong những địa điểm khách thường xuyên thăm viếng nhất tại đảo, ông nói thêm.

Trong cuộc họp báo vào đợt Triển lãm Các Doanh Nghiệp Trung và Nhỏ thuộc Khối ASEAN ông Kamsa đã phát biểu : “Chúng tôi cũng phản đối việc cấm quảng bá Trại Tỵ Nạn cũ ra nước ngoài khi vấn đề quảng bá này đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách nước ngoài.

Tấm bia tưởng niệm các thuyền nhân chết trên đường vượt biển trên đảo Galang
bị CSVN gây áp lực đòi chính quyền Nam Dương đập bỏ vào năm 2005.

Bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam cho biết Phòng Thương Mại mong muốn chính phủ và tất cả các bên quan hệ nên công nhận những lợi ích quan trọng và khác nhau của Trại Tỵ Nạn cũ này.

Bà Nada cho biết, đối với các Công tỵ Du lịch tại Batam, nơi này quan trọng vì đó là một tụ điểm thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Các công ty Du lịch không có ý định khai thác quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam.

“Chúng tôi không can thiệp vào những vấn đề chính trị của quốc gia. Đối với chúng tôi, đây là một nơi hoàn toàn lợi ích để làm tụ điểm lạ nhằm thu hút du khách. Tôi tin rằng địa đểm này hoàn toàn có giá trị lịch sử và nhân đạo”, bà Nada nói thêm.

Phát Ngôn Viên Cơ Quan Phát triển Công Nghệ Batam (BIDA), ông Dwi Djoko Wiwoho đã nói với Jakarta Post ngày thứ tư rằng (biện pháp của chính quyền sẽ là) hạn chế khách thăm viếng khu trại tỵ nạn cũ và sẽ không còn quảng bá rộng rãi làm tụ điểm du lịch nữa.

Ông cho biết : “Nhà cầm quyền Việt Nam đã công kích về vấn đề này”.

Ông Dwi nói thêm, phơi bày nơi này ra công chúng là nhằm vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam.

“Bước đầu tiên phản ứng lại với lời chỉ trích này là không còn gọi tên là Trại Tỵ nạn Việt Nam cũ. Chúng ta chỉ nên gọi là Trại Tỵ nạn. Vậy thôi”.

Kỷ niệm của một quá khứ đau buồn: Chuà Kim Quang trên đảo Galang


Ông Dwi không cho biết khi nào thì việc đóng cửa trại sẽ xảy ra.

Được biết, đây là khu trại tỵ nạn cho người Việt Nam và Campuchia mặc dù đã trải qua 30 năm nhưng trại vẫn còn được bảo trì tốt đẹp. Trại này ngày xưa là nơi dung chứa đến 250.000 người tỵ nạn nằm cách Batam 50 cây số về phía Đông Nam. Chính phủ trung ương đã giao quyền quản trị và bảo trì trại này cho cơ quan BIDA vào tháng 01/1997.


Những thuyền nhân kém may mắn

Closure of former refugee camp stirs protest
Fadli , The Jakarta Post , Batam | Thu, 07/30/2009 12:56 PM | The Archipelago

The Association of Indonesian Tour and Travel Agencies (Asita) in Batam, Riau, has voiced protest over the government’s plan to close a former Vietnamese refugee camp on Galang Island, arguing that it is a popular tourist attraction for both domestic and foreign visitors.

Chairman of the association, Kamsa Bakri, told The Jakarta Post on Tuesday that his group was disappointed with the plan to shutdown the former Vietnamese refugee camp.

“Closing the former camp is equal to lowering the wages of Batam tour operators.

“The government should further develop the area as it is still a place of interest for both domestic and foreign visitors,” said Kamsa.

He added that his association would object to the planned closure because it would reduce the time visitors would spend holidaying in Batam.

The former Vietnamese refugee camp is one of the tourist attraction most frequently visited on the island, he said.

“We are also against the ban on promoting the former refugee camp abroad because promoting it is an important part of attracting tourists from abroad,” said Kamsa in a press conference during the ASEAN Small and Medium Scale Enterprise Expo.

Batam city’s chamber of commerce head, Nada Faza Soraya, said her office expected the government and all related parties to recognize the important and different interests of the former refugee camp.

For tour operators in Batam, the place is important as an tourist attraction, which can be marketed to both domestic and foreign visitors.

Tourists operators have no intentions of exploiting the gloomy past of the Vietnamese government, Nada said.

“We are not interfering with the country’s political issues. For us the site is quite beneficial as an unusual tourist attraction. I believe the site has quite a high historical and humanitarian value,” Nada added.

Batam Industrial Development Authority (BIDA) spokesman, Dwi Djoko Wiwoho. told the Post on Wednesday that the former camp would be restricted to public visitors and would no longer be widely promoted as a tourist attraction.

“There has been criticism from the Vietnamese government regarding the site,” he said.

Exposing the place, Dwi said, highlighted the dark history of the Vietnamese.

“An initial step *in responding to the criticism* is to no longer call the site a former Vietnamese refugee camp. It could just be called a refugee camp. That’s it,” he said.

Dwi, however, declined to say when the closure of the site would occur.

The former Vietnamese and Cambodian refugee camp is now almost 30 years old and is still well maintained.

The camp once accommodated 250,000 refugees and is located 50 km southeast of Batam.

The central government handed over the management and maintenance of the 80-hectare refugee camp to BIDA in January 1997.

Hà Nội áp lực Indonesia đóng cửa di tích trại tỵ nạn Galang
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái

Du khách chụp hình lưu niệm tại khu vực trưng bầy những chiếc ghe từng chở
thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Galang. (Hình: Ðinh Quát/Người Việt)

Di tích thuyền nhân Việt Nam tại Galang, nơi từng là trại tỵ nạn của hàng trăm ngàn thuyền
nhân Việt Nam cuối thập kỷ 1970 và thập kỷ 1980 trước khi đi tỵ nạn tại quốc gia thứ ba.
(Hình: Ðinh Quát)

Chiều ngày Thứ Bảy, 1 Tháng Tám, ông Trần Ðông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, trụ sở tại Úc, xác nhận với Người Việt, “Chính phủ Indonesia đang cân nhắc việc đóng cửa di tích thuyền nhân tại Galang, và đại diện Bộ Ngoại Giao Indonesia sẽ về tiểu bang Batam vào ngày 5 Tháng Tám để thảo luận với các quan chức địa phương về vấn đề này.” Sáng ngày Thứ Hai, 03 Tháng Tám, qua đường điện thoại, ông Trần Ðông đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây.

-ÐQAThái: Ông nhận được nguồn tin về vấn đề trại tỵ nạn Galang bị áp lực phải đóng cửa vào lúc nào và đã có phối kiểm chưa?

-Ông Trần Ðông: Tôi nhận được nguồn tin vào tối ngày Thứ Sáu, 31 Tháng Bẩy vừa qua. Ngay sau khi nhận được bản tin bằng Anh ngữ, tôi đã vào trang nhà của Jakarta Post để xem hư thật, đồng thời cũng có điện thoại qua Batam để yêu cầu xác minh. Chỉ 30 phút sau, tôi nhận được điện thoại trả lời chính thức từ Batam về sự kiện này, xác minh là có thật, giới hữu trách và doanh nhân địa phương phản đối lệnh đóng cửa cũng như đang bàn thảo những biện pháp để giữ lại khu trại này.

-ÐQAThái: Cho tới hôm nay. ông có nhận thêm những tin nào khác hay không?

-Ông Trần Ðông: Ngày Chủ Nhật, 2 Tháng Tám, tờ Jakarta Post loan tải bản tin thứ nhì liên quan đến sự kiện này và càng làm rõ hơn những yếu tố đã nêu ra trong bản tin ngày 31 Tháng Bẩy.

-ÐQAThái: Ông vui lòng cho biết những điểm nổi bật trong hai bản tin ông vừa đề cập tới.

-Ông Trần Ðông: Những đồng hương đã có ở tại Galang có thể hiểu rõ ràng những địa danh đề cập, những đồng hương ở các nơi khác sẽ gặp khó khăn để hiểu. Trước khi trả lời thẳng câu hỏi tôi xin mạn phép trình bày về bối cảnh địa lý của khu vực.

Nước Indonesia chia thành nhiều tỉnh và một số đặc khu. Trại tỵ nạn Galang nằm trong Ðặc Khu Riau, còn gọi là tỉnh Riau. Tỉnh Riau chia thành một số khu (region), đảo Galang nằm trong khu quần đảo Batam, là đảo lớn thứ ba về phía Nam của Batam, cách Batam khoảng 50 cây số. Ðảo chính của khu Batam là đảo Batam. Batam cách nằm cách Singapore khoảng 50 cây số. Từ Singapore muốn qua Batam phải đi bằng phà (ferry). Từ Batam ngày nay người ta có thể tới Bgaloang bằng xe vì đã có cầu nối liền 6 đảo nhỏ trong khi ngày trước người ta phải đi bằng tàu.

Batam có khoảng 500,000 dân cư ngụ, gồm nhiều đảo. Thị trấn chánh nằm trong đảo Batam. Batam hiện đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên lại rất thiếu công viên và những tụ điểm du lịch trong khi lại có nhiều du khách vì từ Singapore, một hòn đảo du lịch, người ta chỉ mất 1 tiếng đồng hồ để qua Batam, có nghĩa là sang một quốc gia khác, sinh hoạt rẻ hơn, cho nên người ta cũng tò mò muốn qua xem cho biết.

-ÐQAThái: Phải chăng vì vậy khu trại Galang trở thành quan trọng?

-Ông Trần Ðông: Vâng đúng vậy. Từ khi người tỵ nạn cuối cùng rối Galang khoảng 1996, Galang được một đội ngũ khoảng 50 người chăm sóc ngày đêm, tỉa hoa, cắt cỏ, sơn phết bảo tồn di tích. Galang ngày nay là một công viên. Một Memorial Heritage Park. Cuối tuần người dân Batam vào trại nghỉ mát, viếng chùa, nhà thờ và ra biển Galang để tắm và uống nước dừa.

-ÐQAThái: Chúng tôi nghe nói ngôi chùa tại Galang rất linh, nên nhiều khách thập phương đã từ các nơi đổ về để cúng bái?

-Ông Trần Ðông: Chùa Quan Âm do người tỵ nạn xây dựng rất linh. Một bà mệnh phụ phu nhân từ Ðài Loan đến cầu tự và khi về sanh con trai, thế là nhiều bà khác cùng đến cầu xin chuyện này chuyện nọ. Chùa Quan Âm ngày nay rất đồ sộ và rất đẹp. Cả khu trại cũng được chăm sóc rất đẹp. Và chúng tôi được biết du khách vào trại ngày nào cũng có. Các đoàn du lịch Singapore đến Batam, đoàn nào cũng vào trại Galang. Ví nó là khu di tích lịch sử, là chứng tích của lòng nhân đạo thế giới đối với thuyền nhân các nước Ðông Dương khi làn sóng người vượt biển lên cao trào vào những năm cuối thập niên 70.

-ÐQAThái: Ông có thể trở lại vấn đề nổi bật trong hai bài báo của tờ Jakarta Post.

-Trần Ðông: Khi so sánh với sự kiện tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân tại Galang bị nhà cầm quyền Hà Nội áp lực phải triệt hạ vào Tháng Năm, năm 2005, chỉ 2 tháng sau ngày được long trọng khánh thành, thì lần này, sự kiện khác hẳn. Ngày trước Indonesia không nêu thẳng đích danh Việt Nam gây áp lực. Ngày nay họ nói thẳng. Ngày trước bia tưởng niệm thiếu sự hỗ trợ của chính giới và người dân địa phương, ngày nay sự kiện trại Galang được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính giới và người dân địa phương.

-ÐQAThái: Cụ thể là sao, thưa ông?

-Ông Trần Ðông: Theo bản tin của tờ Jakarta Post, ông Kamsa Bakri, chủ tịch Hiệp Hội các công ty Du Lịch (ASITA) tại Batam cho biết, rằng hiệp hội này rất bất bình về lệnh đóng cửa trại Galang vì “Ðóng cửa trại tỵ nạn cũng đồng nghĩa với việc giảm lương của nhân viên các công ty du lịch.” Ông phản đối lệnh đóng cửa trại này vì khu vực trại là một trong những địa điểm khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên thăm viếng nhất và cũng vì việc đóng cửa trại sẽ làm giảm thời gian du khách ở lại thăm viếng Batam. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ Indonesia lẽ ra “phải phát triển khu vực này thêm lên” chứ không phải làm nhỏ hẹp lại hay dẹp bỏ. Tại cuộc họp báo vào đợt triển lãm Các Doanh Nghiệp Trung và Nhỏ thuộc khối ASEAN, ông Kamsa đã mạnh dạn phát biểu, “Chúng tôi phản đối việc cấm quảng bá trại tỵ nạn cũ ra nước ngoài khi vấn đề quảng bá đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.”

Bà Nada Faza Soraya, chánh sự vụ Phòng Thương Mại Batam cho biết, Phòng Thương Mại mong muốn chính phủ và tất cả các bên liên hệ (ám chỉ nhà nước Việt Nam) nên công nhận những lợi ích khác nhau của khu vực trại tỵ nạn cũ này. Bà Nada nhấn mạnh thêm rằng “các công ty du lịch Indonesia không có ý định khai thác quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam.” Qua phát biểu này bà Nada thay mặt doanh nhân Indonesia ngầm lên tiếng cảnh cáo và phản đối chính phủ Việt Nam rằng các doanh nhân Indonesia không can thiệp vào chuyện Việt Nam, không nói xấu Việt Nam, vì vậy Việt Nam không có lý do gì để can thiệp vào chuyện làm ăn của doanh nhân Indonesia.

Nhân đây tôi xin được nói thêm rằng trại Galang ngày xưa đã tiếp nhận khoảng 200,000 thuyền nhân Việt Nam dừng chân trước khi đi định cư ở đệ tam quốc gia. Trại Galang hiện nay là di tích tỵ nạn cuối cùng của người Việt Nam và người Campuchia trong khu vực Ðông Nam Á.

Không riêng gì giới doanh nhân và cơ quan quản trị lãnh vực này của chính quyền sở tại, cơ quan BIDA (cơ quan Phát Triển Công Nghệ Batam) là cơ quan hành chánh điều hành gần như trọn vẹn mọi dịch vụ của Batam cũng lên tiếng phản đối. Nói với tờ Jakarta Post, số phát hành ngày Thứ Tư, 29 Tháng Bẩy vừa qua, phát ngôn viên của BIDA, ông Dwi Djoko Wiwoho, đã tuyên bố thẳng thừng rằng, “nhà cầm quyền Việt Nam đã công kích vấn đề này.” Tuyên bố này là một minh chứng hùng hồn từ giới hữu trách Batam, rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang can thiệp vào nội bộ doanh nghiệp của Indonesia, và Hà Nội đang áp lực chính phủ Jakarta phải dẹp bỏ trại tỵ nạn cũ của người Việt Nam và người Kampuchia tại đảo Galang. Ông Dwi cũng giải thích thêm, vì theo dụng ý chính trị của Việt Nam thì việc để lại cho mọi người thấy hình ảnh trại Galang “là vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam” và như vậy là có phương hại đến bang giao của hai nước.

-ÐQAThái: Theo ông thì tại Galang có những gì có thể minh chứng là Galang “vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam” hay không?

-Ông Trần Ðông: Hoàn toàn không có gì cả. Chỉ là những di tích. Ðiều họ muốn nói là ý nghĩa của di tích này. Khi xem di tích thì người ta liên tưởng tới quá khứ. Tuy nhiên sự thật là sự thật. Lịch sử là sự kiện có thật. Chỉ có những kẻ dối trá mới muốn nói sai sự thật lịch sử, xuyên tạc lịch sử và bóp méo lịch sử. Chế độ cộng sản, các chế độ độc tài đảng trị ở bất cứ thời đại nào, bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều bóp méo lịch sử và muốn xóa tan tội ác của họ. Và rồi theo thời gian, sự thật cũng sẽ bị phơi bày ra mà thôi. Cộng sản càng hành động phi nhân bản, càng ghi thêm tội ác vì trong thời đại tin học hiện nay, không ai có thể lấy tay che được mặt trời.

-ÐQAThái: Như vậy đến bao giờ trại sẽ bị đóng cửa?

-Trần Ðông: Bản tin ngày 2 Tháng Tám của tờ Jakarta Post đã 2 lần nhắc đi nhắc lại để khẳng định rằng lệnh đóng cửa này là do áp lực của nhà cầm quyền Việt Nam. Và ngày 5 Tháng Tám phái đoàn Bộ Ngoại Giao Indonesia sẽ đến Batam để nghiên cứu, sau đó sẽ về Jakarta và thảo luận với Tòa Ðại sứ của Cộng Sản Việt Nam. Sau đó mới quyết định cụ thể.

-ÐQAThái: Xin nghe nhận định của ông về sự kiện này?

-Ông Trần Ðông: Tôi lên án tập đoàn độc tài đảng trị tại Hà Nội. Vì đóng cửa trại Galang sẽ mang tới những hậu quả:

- Quyền lợi Batam, quyền lợi người dân và một số doanh nhân bị thiệt hại,

- Hành vi đó cho thấy Cộng Sản Việt Nam đã trắng trợn xâm phạm chủ quyền và can thiệp vào công việc doanh nghiệp của Indonesia và người dân Indonesia,

- Galang là di tích mang tính lịch sử, nhân đạo. Giữ lại di tích đồng nghĩa với việc giữ lại thành quả của lòng nhân đạo của nhân dân và chính phủ Indonesia cũng như của cộng đồng thế giới đã có; xóa bỏ đi cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ lòng nhân đạo của nhân dân và chính phủ Indonesia cũng như của cộng đồng thế giới,

- Hành động này cho thấy Hà Nội không muốn hòa giải hòa hợp với cộng đồng tỵ nạn người Việt hải ngoại.

-ÐQAThái: Theo ông, chúng ta cần phản ứng ra sao trước vấn đề này?

-Ông Trần Ðông: Ðứng trước âm mưu đen tối của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm âm thầm xóa bỏ dấu vết tội ác, âm thầm hủy hoại di tích lịch sử và nhân đạo của thế giới đối với thuyền nhân Việt Nam, tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) kêu gọi tất cả các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng người Việt hải ngoại, giới truyền thông hải ngoại và người Việt yêu tự do-dân chủ trong nước:

1- Mỗi nơi dựng lên một tượng đài (Monument) vừa bày tỏ ý nghĩa tưởng niệm đối với nửa triệu người tỵ nạn Việt Nam đã bỏ mình trên hành trình tìm tự do dân chủ, đồng thời cũng để bày tỏ lòng tri ân của mình đối với chính quyền sở tại và tấm lòng nhân đạo của thế giới đã cưu mang chúng ta tại đệ tam quốc gia.

2- Ðồng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với cơ quan BIDA, Phòng Thương Mại và Hiệp Hội các công ty du lịch tại Batam qua hình thức email, viết báo, gọi điện thoại trực tiếp để ủng hộ những tổ chức này trong việc gìn giữ và bảo tồn di tích trại tỵ nạn Galang.

3- Cộng đồng người Việt chúng ta cần nỗ lực tiếp xúc với các giới chức khác nhau của Indonesia, với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và với UNESCO để yêu cầu bảo tồn khu di tích Galang.

4- Liên kết sự kiện Hà Nội áp lực Indoensia dẹp bỏ trại Galang vào tất cả các hoạt động đấu tranh lên án Hà Nội đàn áp dân chủ tự do, tôn giáo, bắt bớ các nhà đấu tranh cho tự do, nhân quyền; liên kết vào việc vận động và đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc.

-ÐQAThái: Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn

No comments:

Post a Comment