Thursday, August 6, 2009

Những thao thức không nguôi

* Nguyễn Châu
“Sự thật luôn tiến bước, không có gì có thể ngăn chận nó”. Khẳng định này của Émile Zola, một nhà văn Pháp thế kỷ thứ 18, đến hôm nay vẫn còn giá trị. Ðúng vậy, tất cả những dối gian, lừa mị trong thế giới chính trị, sớm hay muộn đều bị phơi bày ra hết. Không một cái gì có thể giấu kín mãi.

Những sự thật về Hồ Chí Minh lãnh tụ của tập đoàn cộng sản Việt Nam đã lần lượt bị phơi bày một cách có hệ thống, thậm chí cả nhân vật mang tên Hồ Chí Minh cũng đã được chứng minh là một người Tàu gốc Hẹ tráo thân chứ không phải là người Việt Nam.
Ðảng Cộng sản Việt Nam đã giấu giếm, bưng bít để lừa mị nhân dân về cuộc chiến tranh giữa Trung cộng và Việt Nam năm 1979, về sự nhượng đất biên giới phía Bắc đất nước cho Trung cộng với một buổi lễ dâng đất long trọng tại ải Nam Quan vào đầu năm 2009 vân vân.
Nhưng đến vụ dâng đất cao nguyên Trung phần Việt Nam cho Trung cộng khai thác Bâu Xít thì đã bị bật mí ngay, tạo nên những phản ứng sôi sục trong mọi tầng lớp nhân dân, từ những Tướng lãnh quân đội nhân dân, đến các cán bộ cao niên và trí thức xã hội chủ nghĩa, điều đáng ghi nhận hơn hết là tầng lớp thanh niên quốc nội sinh ra và lớn lên sau chiến tranh phá hoại và xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Nhiều thanh niên trí thức, sinh viên học sinh tại quốc nội đã đứng dậy vì không thể chịu đựng được nỗi nhục Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Ðông. Thanh niên trong nước đã bị thôi thúc bởi lòng yêu nước trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, đối với thái độ hèn nhát của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước cảnh Trung Cộng ngang ngược sấm lấn chủ quyền dân tộc Việt.
Thanh niên Việt Nam tại quốc nội đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với tương lai của đất nước. Họ đã đứng lên đòi hỏi quyền làm chủ đất nước và lịch sử. Cộng sản Việt Nam đã bắt bớ tràn lan, gán ghép tội danh to lớn nghiêm trọng “âm mưu lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa” để đàn áp, đe dọa và giam cầm họ. Nhưng may mắn thay cho tương lai đất nước: các thanh niên này vẫn kiên cường không lùi bước.
Ngọn lửa chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc đã âm ỷ từ năm 1979, nay đang chờ gió để bùng lên thành ngọn! Gió uất hận đang tập trung quanh các tâm bão Dân Oan, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Ðài, Hòa Hảo, trong hàng triệu ngư dân ven biển miền Trung Việt Nam đang bị thiếu đói, cơ cực vì lệnh của Trung cộng cấm ra biển Ðông đánh cá, tất cả như đang hướng về ngọn lửa Tam Tòa vừa mới hừng lực bốc cao và đang chờ đợi một trận cuồng phong lịch sử quét sạch chế độ cộng sản bạo tàn trên quê hương Việt Nam.
Thanh niên trong nước đã tỉnh giấc mơ xã hội chủ nghĩa, đang vùng lên đòi dân chủ, tự do và quyền được yêu Tổ quốc không kèm thêm điều kiện tiên quyết “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”.
Nhiều thanh niên Việt Nam tại hải ngoại cũng đã ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng tỵ nạn cộng sản và đối với quê hương Việt Nam thân yêu. Họ quyết dấn thân vào sinh hoạt chính lưu vì nhận thức được sứ mệnh phải bào vệ “căn cước tỵ nạn” mà thế hệ cha anh đã truyền trao.
Tuy bản thân được sống trên một đất nước tự do, đầy đủ quyền sống của con người đích thực, được hưởng sự thịnh vượng và hạn phúc, nhưng thanh niên Việt Nam hải ngoại không quên mình là người gốc Việt, hậu duệ của thế hệ cha anh là những người “Cũng có quê hương, không được yêu” chỉ vì không thể “yêu được chủ nghĩa xã hội” nên phải lưu vong.
Thanh niên Việt hải ngoại biết rõ nguồn gốc của gia đình mình không phải là di dân kinh tế, mà là tỵ nạn chính trị. Họ còn nhận thức rằng nếu không bảo vệ được căn cước tỵ nạn, cộng đồng người Việt sẽ bị hòa tan ngay trong biển người “tha phương cầu thực” không còn bản sắc dân tộc và sớm muộn sẽ rơi vào cơn khủng hoảng nguồn gốc mà nhiều sắc dân di cư sống tại Hoa Kỳ đã gặp phải.
Kinh nghiệm sống và sách vở đã chứng minh rằng hầu hết những trang lịch sử dân tộc và nhân loại đều do tầng lớp thanh niên viết nên.
Trong huyền sử và lịch sử Việt Nam, chúng ta thường nghe nói đến cậu bé làng Phù Ðổng giúp vua đánh giặc nhà Ân, được phong là Phù Ðổng Thiên Vương, cậu bé Ðinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, sau dựng nên cơ nghiệp nhà Ðinh, thời nhà Trần thì thanh niên Trần Quốc Toản đã giương cờ “Phá Cường Ðịch Báo Hoàng Ân” tự chiêu một thanh thiếu niên bằng hữu lập thành đội quân đánh giặc Nguyên, góp phần bảo vệ bờ cõi Ðại Việt. vân vân.
Nhìn chung, hầu hết những cuộc dấn thân vì đại nghĩa của thanh niên đều do sự thôi thúc của ý thức trách nhiệm trước thời cuộc. Thanh niên đứng ra nhận trách nhiệm thường không do những động lực danh lợi mà chỉ vì ý chí của tuổi trẻ, của tuổi xanh, của nhu cầu giúp đời, mà cụ thể tại hải ngoại là giúp xây dựng cộng đồng tỵ nạn ngày càng vững mạnh để mong thực hiện hoài bão giải trừ ách độc tài áp bức đang phá nước hai dân tại quê nhà.
Tại San Jose nói riêng và Nam, Bắc California nói chúng, qua biến cố đòi tên Little Saigon cho khu thương mãi Việt Nam trên một đoạn đường Story, thành phố San Jose, cộng đồng người Việt khắp nơi đã ghi nhận sự dấn thân và hy sinh tài lực của thanh niên hải ngoại.
Vì mới vào chính trường, họ chưa đủ kinh nghiệm, đo đó, đã từng chịu một vài thử thách đắng cay, nhưng với chí sắt, lòng son, tập thể thanh niên này đã giữ được phong cách “Thắng không kiêu, bại không nản” và vẫn kiên cường đi tới.
Cộng đồng người Việt tỵ nạn rất vui mừng và tự hào vì đang có Ðoàn Thanh Niên Cờ Vàng nêu cao chính nghĩa quốc gia, chống lại nhưng mưu toan đen tối của cộng sản Việt Nam và tay sai, có một Liên Ðoàn Cử Tri Người gốc Việt mà thành viên ban điều hành gồm đa số là những thanh niên đã thành công trên đất nước Hoa Kỳ đứng ra đảm nhiệm.
Liên đoàn cử tri không phải là một đảng phải chính trị mà chỉ là một tổ chức vô vụ lợi có nhiệm vụ hướng dẫn cùng giúp đỡ đồng hương Việt Nam tìm hiểu các ứng cử viên, đánh giá, cân nhắc, nhằm sử dụng lá phiếu của mình một cách có hiệu quả. Bởi vì sức mạnh duy nhất mà cộng đồng tỵ nạn Việt Nam có được tại đất nước dân chủ Hoa Kỳ đó là Lá Phiều trong các cuộc bầu cử chính quyền. Lá phiếu là tiếng nói, không đi bỏ phiếu là không có tiếng nói của mình về những mục tiêu đem lại phúc lợi đích thực cho Cộng đồng hải ngoại và cho Tự do,
nhân quyền tại Việt Nam.
NGUYỄN CHÂU

No comments:

Post a Comment